Tuesday, November 26, 2024
Trang chủSự thật Trung HoaMục đích chuyến thăm châu Á của Quyền Bộ trưởng Quốc phòng...

Mục đích chuyến thăm châu Á của Quyền Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ

Diễn ra ngay sau chuyến thăm Nhật Bản của Tổng thống Mỹ Donald Trump, chuyến thăm châu Á của Quyền Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ được giới quan sát cho là nhằm tăng cường sự hiện diện của Mỹ tại khu vực, cũng như tìm kiếm sự ủng hộ cho “giai đoạn mới” trong chiến lược Ấn Độ-Thái Bình Dương của Mỹ.

Quyền Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Patrick Shanahan có chuyến thăm các nước châu Á kéo dài một tuần bao gồm Indonesia, Singapore, Nhật Bản và Hàn Quốc với bài phát biểu chính sách quan trọng tại Diễn đàn an ninh lớn nhất châu Á thứ 18 (Đối thoại Shangri-La) tại Singapore.

Tăng cường quan hệ với đồng minh, đối tác

Trong chặng dừng chân đầu tiên tại Indonesia của chuyến thăm châu Á hôm 30/5, phát biểu tại cuộc gặp với Bộ trưởng Quốc phòng Indonesia Ryamizard Ryacudu, Quyền Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ cho biết mong muốn cải thiện quan hệ với lực lượng đặc nhiệm Indonesia đã bị giới hạn hoạt động gần đây, cũng như các lĩnh vực khác mà hai bên cùng chia sẻ lợi ích. “Có nhiều lĩnh vực mà chúng ta chia sẻ lợi ích chung. Trong đó có khả năng hợp tác đối phó với chủ nghĩa khủng bố, hợp tác về vấn đề an ninh hàng hải. Bộ trưởng Indonesia cũng nhấn mạnh những thách thức gia tăng tại Biển Đông. Tôi nghĩ Tuyên bố chung hai nước đã đưa ra sẽ là cơ sở cho sự hợp tác song phương thời gian tới”, ông Ryacudu nói. Mỹ đã dừng hợp tác với quân đội Indonesia, bao gồm các lực lượng đặc nhiệm có tên là KOPASSUS, vào năm 1998 sau các báo cáo về nhân quyền. Tuy nhiên Mỹ đã nối lại hoạt động hợp tác giới hạn với KOPASSUS vào năm 2010.

Chuyến thăm đến châu Á lần này cũng đưa Quyền Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ đến với hai quốc gia đồng minh là Nhật Bản và Hàn Quốc. Diễn ra ngay sau khi Tổng thống Mỹ Trump đến Nhật Bản, chuyến thăm lần này cũng nhằm “xốc lại” mối quan hệ đồng minh trong bối cảnh chiến lược chính trị và thương mại của Mỹ đang lung lay. Với sự gia tăng ảnh hưởng của Trung Quốc trong khu vực, mối lo ngại về Triều Tiên vẫn hiện hữu thì việc thắt chặt mối quan hệ với 2 đồng minh sẽ đóng vai trò quan trọng trong việc giải quyết thách thức của Mỹ trong khu vực. Theo một quan chức Mỹ, đây là một “chuyến thăm để lắng nghe” và quyền Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ cũng tìm cách trấn an các đồng minh về cam kết an ninh của Mỹ đối với khu vực.

Mở rộng sự hiện diện quân sự của Mỹ ở khu vực

Với mong muốn tiếp tục mở rộng hoạt động với lực lượng đặc nhiệm Indonesia, Mỹ đang cố gắng thúc đẩy mối quan hệ hợp tác quốc phòng chặt chẽ với Indonesia, trong bối cảnh quốc gia Đông Nam Á này đang phải đối mặt với nguy cơ khủng bố gia tăng thời gian gần đây. Là một quốc gia có đông người Hồi giáo nhất thế giới và có vị trí chiến lược an ninh quan trọng, Indonesia cũng đóng vai trò lớn trong việc thúc đẩytầm nhìn Ấn Độ – Thái Bình Dương của Mỹ.

Điều được chờ đợi nhất trong chuyến thăm lần này có lẽ là bài phát biểu của Quyền Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ tại Diễn đàn an ninh lớn nhất châu Á ở Singapore. Dự kiến Đối thoại Shangrila sẽ là cơ hội để Mỹ một lần nữa khẳng định sự hiện diện của mình trong khu vực, với tuyên bố chi tiết về “giai đoạn mới” trong chiến lược Ấn Độ-Thái Bình Dương. Theo một quan chức Mỹ, chiến lược chủ yếu nhằm ngăn chặn sự gia tăng của Trung Quốc tại Biển Đông, Ấn Độ Dương và sự thay đổi cách tiếp cận trong “Chiến lược Ấn Độ-Thái Bình Dương mở và tự do mới” của Mỹ.

Ấn Độ Dương và Biển Đông là các khu vực hải phận quan trọng đối với nền kinh tế toàn cầu và đều nằm trong lợi ích của các nước khi đảm bảo sự ổn định và an ninh tại những khu vực này. Đang có một cuộc chạy đua giữa các cường quốc, với hàng loạt các chính sách và tầm nhìn được công bố thời gian gần đây nhằm gia tăng tầm ảnh hưởng tại khu vực quan trọng này. Với 4 điểm dừng quan trọng về kinh tế, an ninh, quốc phòng, chuyến thăm châu Á của Quyền Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ tái khẳng định sự hiện diện cũng như vai trò đi đầu của Mỹ trong cuộc chạy đua maraton tới khu vực chiến lược này.

Công bố chiến lược Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương

Tại Diễn đàn Shangri-La lần thứ 18, Quyền Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ đã chính thức công bố bản Báo cáo về Chiến lược Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương mới, trong đó xác định khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương là ưu tiên của Bộ Quốc phòng Mỹ. Mỹ là một quốc gia Thái Bình Dương; Mỹ được liên kết với các nước láng giềng Ấn Độ – Thái Bình Dương thông qua các trụ cột không thể phá vỡ của lịch sử, văn hóa, thương mại và giá trị chung. Mỹ có một cam kết lâu dài để duy trì một Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương tự do và rộng mở, trong đó tất cả các quốc gia, lớn và nhỏ, được bảo đảm chủ quyền và có thể theo đuổi tăng trưởng kinh tế phù hợp với các quy tắc, chuẩn mực quốc tế và nguyên tắc cạnh tranh công bằng được chấp nhận.

Báo cáo nêu rõ Trung Quốc, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản, tìm cách sắp xếp lại khu vực này thành lợi thế của mình bằng cách tận dụng hiện đại hóa quân sự, hoạt động ảnh hưởng và kinh tế săn mồi để ép buộc các quốc gia khác. Bộ Quốc phòng Mỹ ủng hộ các lựa chọn thúc đẩy hòa bình và thịnh vượng lâu dài cho tất cả mọi người ở Ấn Độ-Thái Bình Dương. Mỹ sẽ không chấp nhận các chính sách hoặc hành động đe dọa hoặc làm suy yếu trật tự quốc tế dựa trên quy tắc – một trật tự có lợi cho tất cả các quốc gia và cam kết bảo vệ và nâng cao các giá trị được chia sẻ này. Chiến lược An ninh Quốc gia và Chiến lược Quốc phòng Quốc gia nêu rõ tầm nhìn của Mỹ để cạnh tranh, răn đe và giành chiến thắng trong môi trường này. Để đạt được tầm nhìn này đòi hỏi phải kết hợp một Lực lượng Liên quân với đồng minh và đối tác mạnh mẽ hơn.

Bản báo cáo Mỹ cho rằng những thách thức ở Ấn Độ – Thái Bình Dương vượt ra ngoài những gì mà bất kỳ quốc gia nào cũng có thể giải quyết một mình. Bộ tìm cách hợp tác với các đồng minh và đối tác cùng chí hướng để giải quyết các thách thức chung. Mỹ thừa nhận rằng các đồng minh và đối tác là một hệ số nhân cho hòa bình và khả năng tương tác, đại diện cho một lợi thế bền vững, không đối xứng và vô song mà không đối thủ hay đối thủ nào có thể sánh được. Mỹ tìm cách cung cấp cấu trúc cho phép các quân đội tương ứng của chúng tôi làm việc cùng nhau – tận dụng các lực lượng bổ sung, quan điểm độc đáo, mối quan hệ khu vực và khả năng thông tin. Thực hiện các bước có chủ ý trong các lĩnh vực này sẽ cho phép Mỹ và các nước cải thiện khả năng cạnh tranh, ngăn chặn và nếu cần thiết, chiến đấu và giành chiến thắng cùng nhau.

RELATED ARTICLES

Tin mới