Monday, October 7, 2024
Trang chủGóc nhìn mớiQuan hệ kinh tế Nga – TQ không thật sự ‘nồng ấm’...

Quan hệ kinh tế Nga – TQ không thật sự ‘nồng ấm’ như họ thể hiện

Diễn đàn kinh tế quốc tế St. Petersburg năm nay có sự xuất hiện đông đảo đáng chú ý của phái đoàn Trung Quốc do Chủ tịch Tập Cận Bình dẫn đầu, theo Nikkei.

Sự hiện diện của các quan chức cao cấp của Trung Quốc đã nói lên nhiều điều về mối quan hệ kinh tế đang mở rộng nhanh chóng giữa Moscow và Bắc Kinh. Ngược lại, sự kiện này hầu như không được người Mỹ chú ý, phản ánh sự đối đầu kéo dài giữa phương Tây và Nga trong bối cảnh các lệnh trừng phạt kinh tế vẫn được giữ vững.

Ông Tập rõ ràng là khách danh dự và xuất hiện trên một số bức ảnh quảng bá sự kiện cùng với nhà tổ chức. Trong phiên họp toàn thể, cả ông Tập và Tổng thống Nga Vladimir Putin đều nói rõ về liên minh chiến lược đang phát triển của họ.

“Nga không chỉ là láng giềng lớn nhất của chúng tôi mà còn là đối tác chiến lược toàn diện, quan trọng nhất và được ưu tiên nhất trong tất cả các lĩnh vực hợp tác”, ông Tập nói.

Putin cũng bộc lộ quan điểm tương tự: “Hiện nay, chúng tôi duy trì mối quan hệ rất sâu rộng và toàn diện với Trung Quốc. Chúng tôi không có quan hệ như vậy với bất kỳ quốc gia nào khác. Thật vậy, chúng tôi có thể nói không quá rằng chúng tôi đúng là đối tác chiến lược theo nghĩa đầy đủ nhất”.

Nga đang trở thành nhà cung cấp phụ thuộc cho Trung Quốc

Nhưng từ một góc nhìn cận cảnh về thương mại thực tế giữa hai nước, đã vẽ nên một bức tranh ít màu hồng hơn.

Trong một cuộc thảo luận về hợp tác kinh tế giữa hai nước, tỷ phú người Nga Viktor Vekselberg – ông trùm kinh doanh nhôm, sinh ra ở Ukraine, đã chủ trì phiên họp. Ông bắt đầu bằng câu hỏi nên làm gì để mở rộng quan hệ kinh tế song phương, hiện đang được thúc đẩy bởi thương mại dầu mỏ.

Năm 2018, lần đầu tiên tổng giá trị thương mại giữa Nga và Trung Quốc vượt 100 tỷ USD. Trong khi các quan chức chính phủ ở cả hai phía mô tả quyết liệt về những gì được gọi là quan hệ kinh tế “mẫu mực”, thì thật ra môi trường thương mại không tuyệt vời lắm, ít nhất là không dành cho Nga.

Dầu và các khoáng sản khác chiếm 76% tổng lượng xuất khẩu của Nga sang Trung Quốc, còn các sản phẩm từ gỗ và giấy chỉ chiếm 8%. Sau khi một đường ống dẫn dầu mới từ Đông Siberia đến khu vực châu Á – Thái Bình Dương được hòa vào mạng lưới vận chuyển dầu năm 2009, xuất khẩu tài nguyên của Nga sang Trung Quốc đã tăng vọt. Năm 2018, giá dầu cao hơn đã làm gia tăng giá trị của các mặt hàng xuất khẩu này.

Trung Quốc hiện là thị trường nước ngoài lớn nhất đối với dầu của Nga, chiếm một phần tư trong số tổng lượng xuất khẩu dầu. Tỷ trọng tài nguyên khoáng sản trong xuất khẩu của Nga sẽ tăng hơn nữa khi một đường ống khí đốt tự nhiên mới chuyên để cung cấp cho Trung Quốc sẽ được hoàn thành vào cuối năm nay.

Mặt khác, hơn một nửa lượng nhập khẩu của Nga từ Trung Quốc là các máy móc và ô tô. Mặt hàng tiêu dùng như quần áo và giày dép cũng chiếm một phần lớn trong những hàng nhập khẩu này.

Tóm lại, Nga cung cấp tài nguyên cho Trung Quốc, sau đó Trung Quốc lại bán các sản phẩm giá trị gia tăng cho Nga.

RELATED ARTICLES

Tin mới