Tuesday, November 19, 2024
Trang chủSự thật Trung HoaTQ chưa đủ lực để cạnh tranh vị trí siêu cường quân...

TQ chưa đủ lực để cạnh tranh vị trí siêu cường quân sự của Mỹ

Sự thiếu hụt quân nhân trình độ cao khiến quân đội Trung Quốc không đủ người vận hành vũ khí hiện đại để thực hiện tham vọng tăng sức mạnh. Theo khảo sát năm 2010 cho thấy gần một nửa trong 2,3 triệu quân thường trực của nước này chỉ đạt trình độ trung học cơ sở, cùng gần 25% tốt nghiệp đại học.

Trung Quốc tăng cường mạnh mẽ tiềm lực quân sự

Nhờ kinh tế liên tục tăng trưởng từ khi cải cách, mở cửa bốn thập kỷ qua, ngân sách quốc phòng cũng tăng lên. Từ năm 1996, Trung Quốc tăng chi phí quân sự trung bình 11%/năm. Mấy năm gần đây, ngân sách quân sự của Trung Quốc tăng 7,6%.

Tổ chức quân đội Trung Quốc chuyển sang cơ bản giống mô hình quân đội Mỹ. Hệ thống chỉ huy gồm Quân ủy Trung ương, đứng đầu là Chủ tịch Quân ủy (cũng chính là Tổng Bí thư, Chủ tịch nước đảm nhiệm) có quyền chỉ huy tối cao và tuyệt đối, thông qua Bộ Tổng tham mưu liên hợp (như mô hình Hội đồng Tham mưu trưởng liên quân Mỹ) và các Bộ Tư lệnh liên hợp chiến khu, các Tổng bộ. Lãnh đạo Trung Quốc nắm toàn quyền kiểm soát các lực lượng vũ trang. Quân đội Trung Quốc đặt công tác xây dựng chính trị, tư tưởng lên hàng đầu, chú trọng sáng tạo phát triển lý luận quân sự mới, loại bỏ quan niệm “một khẩu súng, một đôi chân, ba bát cơm, bốn quả lựu đạn”.

Lục quân chuyển từ “phòng ngự khu vực” sang cơ động liên khu vực và toàn cầu, nâng cao khả năng tác chiến liên chiến trường. Hải quân giữ nguyên ba hạm đội và một Sư đoàn thủy quân lục chiến, nhưng tăng lên ba chi đội hộ vệ khu trục cho mỗi hạm đội. Hải quân chuyển trọng tâm từ “phòng thủ ngoài khơi” sang kết hợp với “bảo vệ vùng biển mở”; tăng cường khả năng cơ động và tác chiến liên hợp trên biển. Không quân Trung Quốc chuyển trọng tâm từ phòng thủ lãnh thổ sang tiến công và phòng thủ. Quân chủng hỗ trợ chiến lượcđược thành lập, trên cơ sở sáp nhập Lực lượng pháo binh II (tên lửa chiến lược), bộ đội tác chiến điện tử (mạng) và bộ đội phát triển vũ khí chiến tranh không gian,3 tăng cường khả năng đánh đòn trả đũa hạt nhân, tiến công tầm trung và tầm xa.

Trung Quốc cũng cắt giảm quân số, tiến tới đưa tỉ lệ lục quân so với hải quân, không quân tiếp cận tỉ lệ 4/6 như các nước Mỹ, Anh, Pháp. Nét nổi bật là Trung Quốc cắt giảm quân số lục quân, nhưng tăng quân số hải quân, không quân và tên lửa chiến lược, tức tăng quân số ở các đơn vị được trang bị vũ khí công nghệ cao. Trung Quốc còn chú trọng đầu tư trang bị, hiện đại hóa, bổ sung trang bị mới, tăng cường đáng kể sức mạnh của quân đội. Ngoài lực lượng đã có, năm 2017, hải quân Trung Quốc có thêm 1 tàu sân bay, dẫn đầu công nghệ đẩy cho tàu ngầm. Tháng 3/2017, Trung Quốc bắt đầu đóng tàu đổ bộ tấn công loại lớn. Tháng 6/2017, Trung Quốc hạ thuỷ tàu chiến tân tiến nhất châu Á, tạo bước chuyển lớn trong quá trình hiện đại hóa trang bị hải quân.

Tại Thái Bình Dương, Trung Quốc hoàn tất bồi đắp đảo quy mô lớn trên 7 thực thể; nối liền các đảo nhân tạo, phát triển cơ sở hạ tầng, xây dựng 3 đường băng dài 3.300 m, cho phép các máy bay chiến đấu hiện đại hạ cánh, biến chúng thành những “căn cứ dân sự – quân sự” nhằm tăng cường sự hiện diện lâu dài trên Biển Đông. Trung Quốc đạt được thỏa thuận xây dựng cảng nước sâu ở Campuchia, thời hạn sử dụng là 99 năm, cách Biển Đông vài trăm cây số, có thể trú đậu tàu thuyền có lượng giãn nước đến hàng vạn tấn; tuần dương hạm và tàu sân bay Trung Quốc có thể ghé cảng, từ đây nhanh chóng vươn ra Biển Đông hoặc vươn tới Ấn Độ Dương.

Ngoài Quân chủng Hải quân, Trung Quốc chú trọng xây dựng lực lượng Dân quân biển từ ngư dân, sử dụng tàu đánh cá để tập trận trong vùng tranh chấp. Ngư dân được huấn luyện quân sự, trợ cấp về nhiên liệu và đá trong các chuyến đánh bắt cá, có nhiệm vụ thu thập thông tin về các tàu nước ngoài đi qua Biển Đông, tham gia tìm kiếm cứu hộ, vận chuyển nguyên vật liệu để xây dựng, cải tạo đảo đá hay ngăn chặn tàu nước ngoài trong trường hợp hải quân không tiện can thiệp. Đây là chiến lược “đánh cá, bảo vệ, chiếm giữ và quản lý” – một phần trong chiến lược tổng thể nhằm làm chủ vùng Tây Thái Bình Dương.

Tại Ấn Độ Dương, Trung Quốc mở rộng sự hiện diện quân sự trên đại dương này. Lần đầu tiên, Trung Quốc có căn cứ quân sự ở nước ngoài, trong chủ trương thiết lập chuỗi các căn cứ quân sự ven biển dọc các tuyến đường vận tải từ Trung Quốc sang châu Phi, Trung Đông. Căn cứ quân sự đầu tiên đặt tại Dijibouti, nối Biển Đỏ và Vịnh Aden, gia tăng ảnh hưởng của Trung Quốc tại châu Phi và Ấn Độ Dương, đồng thời còn nhằm ngăn Mỹ hỗ trợ lực lượng cướp biển vùng Sừng châu Phi hoạt động trên tuyến đường giao thông hàng hải quan trọng của Trung Quốc. Trung Quốc hiện đang tham gia vào các dự án cơ sở hạ tầng tại Pakistan, Nepan, Srilanka, Myanmar và madiver, thực chất là nhằm mở rộng hoạt động ở Ấn Độ Dương và khống chế Ấn Độ.

Về không quân: Tháng 12/2016, Trung Quốc đưa vào biên chế máy bay chiến đấu tàng hình FC-3 thế hệ thứ 5, chấm dứt độc quyền của phương Tây sản xuất loại máy bay này. Tháng 3/2017 Trung Quốc đưa vào sử dụng máy bay chiến đấu tàng hình loại mới nhất J-20, tương đương máy bay tàng hình F-35 của Mỹ.

Lực lượng tên lửa: Trung Quốc liên tục hiện đại hóa tên lửa, tăng cường khả năng răn đe chiến lược. Năm 2017, Trung Quốc đưa vào sử dụng tên lửa mới DF-31AG, cải tiến tên lửa phòng không tầm trung DF-16G với độ chính xác hơn. Năm 1996, Trung Quốc mới bắt đầu nghiên cứu phát triển tên lửa đạn đạo thông thường, nhưng tiến bộ nhanh, đến năm 2015, Trung Quốc đã triển khai hơn 1.200 tên lửa đạn đạo (tầm bắn của tên lửa DF-21C bao phủ toàn bộ Đông Nam Á) với độ lệch mục tiêu chỉ vài mét. Tháng 2/2017, Trung Quốc đưa vào biên chế tên lửa đạn đạo có độ chính xác cao, có thể đặt trên các bệ phóng di động và tấn công tất cả tàu chiến, tàu ngầm, căn cứ không quân cách biên giới Trung Quốc 2.000 km, đe doạ các căn cứ quân sự của Mỹ đóng ở Nhật Bản, đe dọa Nhật Bản, Đài Loan, Philippines. Như vậy, khả năng giành quyền kiểm soát trên không, trên biển và mục tiêu tấn công tầm xa của Trung Quốc nâng lên rõ rệt, có thể phòng ngự biển gần hiệu quả.

Năng lực quốc phòng của Trung Quốc còn nhiều hạn chế

Giới chuyên gia cho rằng vũ khí của Trung Quốc hiện đại song sự cồng kềnh và lạc hậu cộng thêm việc thiếu kinh nghiệm chiến đấu trong quân đội Trung Quốc là điều không thể tránh khỏi. Theo tờ Economist, chi tiêu quân sự thực tế của Trung Quốc đã tăng 83% trong khoảng thời gian 2009-2018, nhanh hơn rất nhiều so với các cường quốc khác. Đây là một phần trong kế hoạch xây dựng một quân đội “đẳng cấp thế giới” của Trung Quốc trong vòng hơn một thập kỷ tới. Bên cạnh việc phát triển các loại vũ khí mới, quân đội Trung Quốc hướng tới tăng cường năng lực “hiệp đồng”. Theo Economist, đây là thuật ngữ vay mượn từ phương Tây, đề cập đến khả năng các lực lượng khác nhau, như lục quân, hải quân và không quân, có thể hợp tác trên chiến trường một cách nhanh chóng và liên tục. Theo đó, hình mẫu của Trung Quốc chính là Mỹ, quốc gia đã chia thế giới thành các bộ tư lệnh tác chiến. Các lực lượng không còn tranh cãi với nhau mà thay vào đó tất cả các binh sĩ, thủy thủ và phi công trong một khu vực nhất định, như vùng Vịnh hoặc Thái Bình Dương, sẽ nhận lệnh từ một sĩ quan duy nhất.

Trước đây, Trung Quốc có 7 quân khu. Chỉ huy lực lượng lục quân và hải quân báo cáo lên cơ quan đầu não theo ngành dọc mà hầu như không có sự phối hợp với nhau. Tháng 2/2016, Trung Quốc đã chia lại 7 quân khu thành 5 vùng tác chiến, mỗi vùng tác chiến nằm dưới sự chỉ đạo của một người duy nhất. Theo đó, Vùng tác chiến phía Đông có trụ sở tại Nam Kinh sẽ lo đối phó với Đài Loan và Nhật Bản; Vùng tác chiến phía Tây, trụ sở chính ở Thành Đô, sẽ đối phó với Ấn Độ; Vùng tác chiến phía Nam tại Quảng Châu sẽ phụ trách hướng Biển Đông. Ngoài ra, 2 bộ tư lệnh khác được thành lập vào năm 2015 cũng nhắm mục tiêu vào 2 điểm yếu khác nhau của Mỹ. Các lực lượng Mỹ phụ thuộc vào thông tin liên lạc thông qua các vệ tinh, mạng máy tính và các kênh công nghệ cao khác. Vì vậy, Trung Quốc đã thành lập Lực lượng hỗ trợ chiến lược để nhắm vào các hệ thống này.

Trong quá trình hiện đại hóa, quân đội Trung Quốc đã cắt giảm đáng kể lực lượng thường trực. Kể từ năm 2015, PLA đã cắt giảm 300.000 người, hầu hết trong số đó là lực lượng trên bộ, làm cho số sĩ quan chính thức của lực lượng lục quân giảm đi 1/3 và giảm từ 70% tổng lực lượng của PLA xuống còn chưa đến một nửa. Ngược lại, lực lượng lính thủy đánh bộ lại tăng gấp ba về quy mô. Các sĩ quan hải quân và không quân đã giành được nhiều vị trí cao hơn, trong đó có vị trí lãnh đạo của 2 vùng tác chiến. Điều này cho thấy PLA đang ưu tiên các vùng biển và vùng trời trên biển.

Sau khi cắt giảm lực lượng, quân đội Trung Quốc vẫn còn tới trên 2 triệu quân. Cho tới nay, việc kết hợp những loại vũ khí “viễn tưởng” với một lực lượng lỗi thời tiếp tục là một thách thức đối với quân đội Trung Quốc. Bên cạnh đó, việc cải cách chưa hẳn đã giúp quân đội Trung Quốc trở nên “thiện chiến” hơn. Lý do lớn nhất là thiếu kinh nghiệm chiến đấu thực tế bởi trong 4 thập kỷ qua, PLA đã không tham chiến. Trung Quốc đang cố gắng “lấp chỗ trống” này bằng cách tăng cường khả năng tác chiến hiệp đồng, trong đó có các hoạt động thử nghiệm bên ngoài biên giới như những chuyến bay của máy bay ném bom nhằm nâng cao năng lực phối hợp giữa lực lượng không quân và hải quân. Tuy nhiên, Economist cho rằng quân đội Trung Quốc có thể vẫn chưa sẵn sàng cho một cuộc chiến phức tạp. Ở Mỹ, sự thăng tiến phụ thuộc vào khả năng của các sĩ quan trong việc phối hợp công tác với các lực lượng khác. Các sĩ quan Trung Quốc thường dành cả đời làm việc trong một lực lượng, một khu vực và thậm chí là làm cùng một công việc.

Trung Quốc thiệt hại nặng vì vội vàng quân sự hóa Biển Đông

Giới chuyên gia nhận định Bắc Kinh đang phải đối mặt với nhiều thách thức nhằm ngăn chặn sự xuống cấp của trang thiết bị vũ khí khi triển khai tới các đảo, đá đang chiếm đóng phi pháp ở Biển Đông. Theo đó, Trung Quốc đang loay hoay tìm kiếm một lớp phủ vật liệu mới cho các vũ khí và công trình xây dựng trái phép trên các đảo nhân tạo phi pháp ở Biển Đông. Tờ Bưu điện Hoa Nam buổi sáng cho biết, các khẩu pháo không thể sử dụng được nữa chỉ sau 3 tháng vì bị ăn mòn, rỉ sét, trong khi đó, radar và hệ thống phóng tên lửa, hạ tầng và đường băng sân bay, đường ống, thậm chí cả phần nền mà Trung Quốc sử dụng để xây dựng trái phép các đảo nhân tạo ở Biển Đông đều có nguy cơ bị hủy hoại nhanh chóng.

Giáo sư Hu Qigao, Đại học công nghệ quốc phòng Trung Quốc ở tỉnh Hồ Nam nhận định các công trình trên đảo nhân tạo phi pháp ở Biển đông hoàn thành trong giai đoạn năm 2013-2015 đã bắt đầu có vấn đề. Vì những lý do lịch sử, Trung Quốc đã không nghiên cứu đầy đủ môi trường tự nhiên ở Biển Đông cũng như tác động của nó đến các cấu trúc kỹ thuật trên những đảo đá. Theo Giáo sư Hu Qigao, các thách thức được nêu ra bao gồm nhiệt độ cao, độ ẩm lớn, sương mù, nông độ muối trong không khí và bức xạ nhiệt lớn. Việc các khí tài quân sự và vật liệu xuống cấp nhanh chóng là điều khiến quân đội Trung Quốc bất ngờ. Các cấu trúc bê tông bắt đầu bị tan ra sau chưa đầy 3 năm và các trang bị kim loại bị hỏng sau khoảng 1 năm do ăn mòn. Sự ăn mòn nhanh chóng không chỉ tác động nghiêm trọng đến hoạt động mà còn làm gia tăng đáng kể chi phí vận hành, bảo trì.

Trong khi đó, Bộ Quốc phòng Mỹ đánh giá rỉ sét khí tài là vấn đề lớn đối với quân đội các nước trên thế giới. Mỹ đã chi tới 21 tỷ USD/năm để đối phó với tình trạng rỉ sét trên các chiến đấu cơ, tàu chiến, tên lửa và vũ khí hạt nhân. Số liệu của quân đội Trung Quốc không được công bố, nhưng Viện khoa học Trung Quốc (CAS) năm 2017 nói hiện tượng ăn mòn đã tiêu tốn của Trung Quốc khoảng 300 tỉ USD vào năm 2014, tương đương 3% GDP. Để bảo vệ các khí tài, quân đội Trung Quốc đã lên kế hoạch phủ một lớp bảo vệ graphene. Đây là vật liệu siêu mỏng, có độ dày chỉ bằng một nguyên tử nhưng lại cứng hơn thép gấp 100 lần.

Nhân sự là yếu tố tác động lớn đến năng lực quốc phòng của Trung Quốc

Theo đánh giá, sự thiếu hụt quân nhân trình độ cao khiến quân đội Trung Quốc không đủ người vận hành vũ khí hiện đại để thực hiện tham vọng tăng sức mạnh. Quân đội Trung Quốc không công bố thông tin chi tiết về binh sĩ. Tuy nhiên, khảo sát năm 2010 cho thấy gần một nửa trong 2,3 triệu quân thường trực của nước này chỉ đạt trình độ trung học cơ sở, cùng gần 25% tốt nghiệp đại học. Trong khi đó, thống kê năm 2008 của Tổ chức Heritage cho thấy gần như toàn bộ lính Mỹ đạt trình độ tối thiểu là trung học phổ thông. Tình trạng học vấn thấp được phản ánh trong một bản tin của PLA Daily, cơ quan ngôn luận quân đội Trung Quốc, hồi tháng 8/2018. Theo đó, trong 15 sĩ quan chỉ huy tại một đơn vị điểm của nước này, chỉ có hai người tốt nghiệp đại học, còn lại chỉ đạt trình độ cấp hai và cấp ba.

Timothy Heath, nhà nghiên cứu quốc phòng thuộc tổ chức RAND có trụ sở tại Mỹ, cho rằng thách thức lớn nhất với Bắc Kinh hiện nay là nguồn nhân lực có trình độ cao, được huấn luyện kỹ lưỡng nhằm đáp ứng yêu cầu trong chiến tranh hiện đại. Theo Timothy Heath, việc quân đội Trung Quốc theo đuổi hình thức tác chiến hiệp đồng liên quân chủng đòi hỏi binh sĩ nắm rõ sức mạnh của từng lực lượng, cũng như tính năng vũ khí trang bị. Việc thiếu hụt nhân lực có trình độ cao sẽ khiến mục tiêu này không thể hoàn thành. Cùng quan điểm trên, Bates Gill, chuyên gia quốc phòng ở đại học Macquarie tại Australia, cho rằng trình độ giáo dục là trở ngại then chốt trong tham vọng hiện đại hóa quân đội của ông Tập Cận Bình. Quân đội Trung Quốc sẽ ngày càng phụ thuộc vào các vũ khí hiện đại, nhất là trên mặt trận điện tử và không gian. Tất cả đều đòi hỏi nhân lực chất lượng cao.

Trong khi đó, một cựu chỉ huy giấu tên trong quân đội Trung Quốc thừa nhận đây là vấn đề khiến Bắc Kinh lo ngại. Theo quan chức trên, tiêu chuẩn binh sĩ đã cải thiện trong những năm gần đây, nhưng Trung Quốc vẫn bị các nước tiên tiến bỏ xa. Trình độ giáo dục thấp đã dẫn tới tình trạng này.

Bộ Quốc phòng Trung Quốc đã nhận ra sự thiếu hụt binh sĩ có học vấn và đang tìm cách giải quyết như tăng cường nỗ lực tuyển quân có trình độ đại học từ năm 2001, nhưng chưa đạt được nhiều thành công. Tới năm 2014, gần 150.000 trong số 400.000 tân binh Trung Quốc là sinh viên hoặc cử nhân, nhưng việc giữ chân họ phục vụ lâu dài trong lực lượng vũ trang vẫn là thử thách lớn. Ngoài ra, hệ thống đào tạo đặt nặng về lý thuyết và giáo dục chính trị của PLA cũng là một rào cản trong quá trình hiện đại hóa và huấn luyện sát thực tế chiến đấu.

RELATED ARTICLES

Tin mới