Tuesday, November 26, 2024
Trang chủSự thật Trung HoaTQ tìm mọi cách ve vãn, mua chuộc và lôi kéo Malaysia...

TQ tìm mọi cách ve vãn, mua chuộc và lôi kéo Malaysia trong vấn đề Biển Đông

Mới đây, Trung Quốc đề xuất thiết lập cơ chế tham vấn song phương nhằm thảo luận tranh chấp Biển Đông với Malaysia, song đã bị Malaysia từ chối thẳng thừng.

Theo đó, chính quyền Bắc Kinh đề xuất thiết lập cơ chế tham vấn song phương nhằm thảo luận tranh chấp Biển Đông với Malaysia. Tuy nhiên, Malaysia đã từ chối thẳng thừng và giữ vững cách tiếp cận lấy ASEAN làm trọng tâm trong đối phó Trung Quốc xung quanh vấn đề Biển Đông. Ngoại trưởng Saifuddin Abdullah cho biết: “Trung Quốc thực sự tìm đến mỗi thành viên ASEAN (ngoại trừ vài đối tượng như Myanmar) hòng thúc đẩy giải quyết tranh chấp trên cơ sở song phương. Nhưng Malaysia luôn kiên định. Chúng tôi nói với phía Bắc Kinh rằng Kuala Lumpur sẽ chỉ thảo luận thông qua ASEAN”. Như vậy, Sau Philippines, Malaysia là mục tiêu thứ hai của Trung Quốc trong chiến thuật bẻ gãy từng thành viên Đông Nam Á để thống trị Biển Đông. Nhưng Mahathir không phải là Duterte.

Trước đó, Ngoại trưởng Malaysia Saifuddin Abdullah (24/4) cho biết, Chính phủ Trung Quốc đang muốn bàn về các vấn đề an toàn và an ninh ở Biển Đông trong các cuộc gặp chính thức với Malaysia. Tuy nhiên, Malaysia ủng hộ vai trò trung tâm của ASEAN khi thảo luận với Trung Quốc. Ông Saifuddin Abdullah nhấn mạnh rằng Thủ tướng Mahathir đã nói rõ quan điểm về vai trò trung tâm của ASEAN trong việc giải quyết tranh chấp Biển Đông với Trung Quốc

Giới chuyên gia cho rằng, việc Trung Quốc cố tình ve vãn Malaysia thiết lập cơ chế tham vấn song phương nhằm thảo luận tranh chấp Biển Đông như đã làm với Philippines là chiến thuật “chia để trị” của giới chức Bắc Kinh chuyên dùng đối phó láng giềng. Như vậy lúc các nước nhóm họp thì chẳng còn gì thảo luận ngoài chấp thuận những gì Trung Quốc đặt lên bàn đàm phán. Giáo sư Trương Minh Lượng thuộc đại học Tế Nam nhận định chính nhu cầu giữ ổn định khu vực, tránh cho các nước láng giềng chỉ trích khi phải chịu áp lực cạnh tranh từ Mỹ khiến Trung Quốc đẩy mạnh thực hiện chiến thuật “chia để trị”. Tuy vậy, chính quyền Kuala Lumpur do Thủ tướng Mahathir Mohamad dẫn dắt hiểu rất rõ tình hình lẫn bất lợi khi đàm phán riêng với Trung Quốc nên quyết phản đối cơ chế tham vấn song phương.

Từ khi lên cầm quyền cho đến nay, Thủ tướng Mohamad được cho là người theo chủ nghĩa dân tộc, có quan điểm, chủ trương bảo vệ chủ quyền và lợi ích quốc gia. Liên quan vấn đề Biển Đông, ông Mahathir Mohamad cho rằng Biển Đông nên là một vùng biển hợp tác, kết nối và xây dựng cộng đồng, không phải là nơi đối đầu hay xung đột. Malaysia cũng đã thể hiện thái độ dứt khoát trong việc giải quyết tranh chấp chủ quyền Biển Đông dựa trên các quy định của luật pháp quốc tế và đàm phán đa phương giữa các bên liên quan và không chấp nhận chủ trương đàm phán song phương của Trung Quốc. Theo ông Mahathir Mohamad, Biển Đông nên là một vùng biển hợp tác, kết nối và xây dựng cộng đồng, không phải là nơi đối đầu hay xung đột; Không phải đe dọa quân sự mà tham vấn ngoại giao mới là chìa khóa để xử lý và giải quyết bất cứ tranh chấp liên quốc gia nào ở Đông Á cũng như những nơi khác; Tất cả các nước, dù lớn hay nhỏ, đều được hoan nghênh đóng vai trò xây dựng trong một cộng đồng Đông Á rộng mở thông qua sự hội nhập và tạo thành thị trường lớn hơn, nhưng lợi ích của các nước yếu hơn phải được tôn trọng, bảo vệ và hoàn thiện.

Thời gian tới, Malaysia sẽ thực thi chính sách mang tính cứng rắn, cương quyết hơn trong vấn đề Biển Đông. Qua đó, tăng cường hợp tác với các nước nhằm bảo vệ chủ quyền và lợi ích ở Biển Đông. Mặt khác, Malaysia sẽ giảm bớt sự lệ thuộc vào Trung Quốc về kinh tế và từng bước ngăn chặn, lên án những hành động phi pháp của Bắc Kinh trong khu vực. Ngoài ra, Malaysia sẽ thúc đẩy phối hợp với các nước liên quan tranh chấp chủ quyền trong khu vực và kêu gọi ASEAN đóng vai trò dẫn dắt và chủ động trong việc xử lý mọi tình huống trên Biển Đông; tìm cách thúc đẩy sự cạnh tranh giữa các nước lớn trong cả lĩnh vực chiến lược và kinh tế. Điều này được thể hiện bằng việc Malaysia cam kết duy trì sự trung lập và kêu gọi sự tham gia của tất cả các tác nhân, đồng thời nhấn mạnh vai trò của việc tham vấn, củng cố vai trò trung tâm của ASEAN cũng như mở rộng chủ nghĩa đa phương của tổ chức khu vực này trên nhiều tầng nấc; tăng cường hợp tác, giao lưu hải quân với các nước trong khu vực và trên thế giới nhằm thúc đẩy sự tin cậy chính trị, nâng cao năng lực hải quân và khả năng ứng phó với những tình huống đột xuất trên biển; tìm cách ngăn chặn các hoạt động phi pháp của Trung Quốc trên Biển Đông.

Nhìn chung, Malaysia đã thể hiện thái độ dứt khoát trong việc giải quyết tranh chấp chủ quyền Biển Đông dựa trên các quy định của luật pháp quốc tế và đàm phán đa phương giữa các bên liên quan và không chấp nhận chủ trương đàm phán song phương của Trung Quốc.

RELATED ARTICLES

Tin mới