Tuesday, April 30, 2024
Trang chủQuân sựMỹ đe dọa nhưng... Nga không sợ

Mỹ đe dọa nhưng… Nga không sợ

Mỹ vừa đưa ra tuyên bố mạnh mẽ về sự hiện diện quân sự của nước này tại Biển Đen, tuy nhiên động thái này có khiến Nga sợ?

Tàu khu trục tên lửa USS Donald Cook (DDG 75) của Mỹ đã cập cảng Odessa, Ukraine trên Biển Đen hôm 1/9.

Ngày 1/9, Phó Đô đốc James Foggo của Hạm đội 6 của Hải quân Mỹ cho biết, nước này có kế hoạch sẽ duy trì sự hiện diện hải quân liên tục tại vùng biển quan chiến lược này.

Tuyên bố này được Phó Đô đốc James Foggo đưa ra một ngày sau khi cuộc diễn tập hải quân Breeze 2015 do Mỹ đứng đầu khai mạc tại Biển Đen: “Hải quân Mỹ có ý định bình thường hóa sự hiện diện tại Biển Đen bằng việc tiến hành thường xuyên các chuyến thăm tới vùng biển này”.

“Trong năm qua, Hải quân Mỹ đã duy trì sự hiện diện tại Biển Đen, ngay cả khi hoạt động liên tục tại Địa Trung Hải. Chúng tôi sẽ coi sự hiện diện tại khu vực này là ‘bình thường’, và đang tiến hành các cuộc diễn tập và giao lưu thường xuyên và định kỳ với các lực lượng hải quân trong khu vực”, vị Phó Đô đốc này cho biết đồng thời nhấn mạnh thêm:

“Mỹ đã cố gắng duy trì sự hiện diện gần như liên tục ở Biển Đen, bởi vì đây là một khu vực quan trọng”. Trước đó, các lực lượng thuộc hạm đội do ông chỉ huy nhiều lần vào vùng biển này tham gia các cuộc diễn tập: “Breeze”, “Sea Shield” trong tháng 7 và trước đó là diễn tập “Trident Poseidon” hồi tháng 5.

 Tuyên bố của Phó Đô đốc James Foggo về sự hiện diện quân sự của Mỹ tại Biển Đen không thực sự khiến Nga bận tâm bởi trong suốt hơn 1 năm qua, Mỹ vẫn thường xuyên duy trì sự có mặt của chiến hạm hạng nặng tại vùng biển này nhưng sự hiện diện đó không làm thay đổi điều gì trong những kế hoạch và hành động của Nga.

Tuy nhiên, sau tuyên bố của Mỹ, chắc chắn Nga sẽ tăng cường siết chặt công tác quản lý việc chiến hạm của Mỹ và NATO từ Địa Trung Hải có thể vi phạm các quy định ra vào và lưu trú trong Biển Đen, thông qua eo biển Bosphorus của Thổ Nhĩ Kỳ, theo tinh thần và những điều khoản quy định của Công ước Montreux 1936.

Theo quy định trong Công ước này, tàu thuyền có lượng giãn nước quá 45.000 tấn sẽ không được phép đi qua eo biển Bosphorus. Một vấn đề khác là các tàu chiến không thuộc các nước khu vực biển Đen sẽ không được lưu trú quá 21 ngày.

Ngoại trưởng Nga Sergey Lavrov nhiều lần cáo buộc tàu chiến Mỹ và NATO từng vi phạm quy định về thời gian lưu lại Biển Đen hoặc “chống đối” bằng cách ra lấy lệ rồi lại vào ngay. Trước đây, các quan chức quốc phòng Nga đã từng tuyên bố, nếu tàu chiến phương Tây vi phạm, nước này có quyền bắn chìm.

RELATED ARTICLES

Tin mới