Với việc vẽ và công bố Đường chín đoạn (Đường lưỡi bò) Trung Quốc đã bất chấp các quy định Quốc tế, coi phần lớn diện tích Biển Đông là của Trung Quốc. Việc Nam phản đối yếu ớt trước các hành động Trung Quốc xâm chiếm biển đảo của Việt Nam. Philippines kiện Trung Quốc ra Tòa Trọng tài Quốc tế, Trung Quốc phớt lờ kết luận của Tòa.
Tháng 7/2019 Trung Quốc ngang ngược đưa tàu Hải Dương 8 và tàu hải cảnh xâm phạm vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) của Việt Nam. Người phát ngôn của Bộ Ngoại giao Việt Nam lên tiếng phản đối hành động xâm phạm chủ quyền của Việt Nam.
Hành động trên của Trung Quốc là vi phạm luật pháp Quốc tế, khởi đầu cho việc vô hiệu hóa Công ước Liên hợp quốc về Luật biển, tạo sự bất ổn về an ninh, an toàn biển đảo trên phạm vi toàn cầu.
Trong những ngày qua nhiều nhà chính trị, nhà nghiên cứu ở nhiều nước đã liên tục lên tiếng về hành động vi phạm luật pháp Quốc tế của Trung Quốc. Ngày 29/7, bốn Thượng nghị sĩ đảng Dân chủ (Mỹ) đã gửi thư tới Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo hối thúc Washington hành động nhiều hơn nữa để ngăn chặn hành vi gây hấn của Trung Quốc trên Biển Đông. Bức thư lên án mạnh mẽ Trung Quốc: “Việc Trung Quốc hăm dọa, cưỡng ép, phản đối giải quyến tranh chấp bằng ngoại giap hòa bình, và đe dọa sử dụng vũ lực trong những năm qua trở thành thách thức nghiêm trọng với các lợi ích của Mỹ.. Trung Quốc đang tìm cách giành được sự kiểm soát hiệu quả đối với các vùng biển mà họ tuyên bố chủ quyền bằng một chiến lược toàn chính phủ, buộc các nước Đông Nam Á khác cùng có tuyên bố chủ quyền phải chấp nhận yêu sách của Trung Quốc, hoặc ít nhất là phải ngầm chấp nhận..”.
Còn giáo sư James Holmes. chủ nhiệm khoa Chiến lược Hàng hải tại Đại học Chiến tranh Hải quân Mỹ, đã đề cập tới vụ việc căng thằng giữa các tàu Trung Quốc và Việt Nam tại bãi Tư Chính gần đây trong bài đăng trên báo The Hill của Mỹ ngày 28/7 đã chỉ rõ tham vọng của Trung Quốc tại khu vực này. Bài báo có đoạn: “Trung Quốc đang tìm cách củng cố quyền kiểm soát từ 80-90% Biển Đông, bao gồm các vùng biển đã được quy định thuộc chủ quyền của các nước láng giềng Đông Nam Á theo ‘Hiến pháp của các đại dương’ – Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển (UNCLOS)”.
Ngày 30/7, Bộ trưởng Quốc phòng Philippines, Delfin Lorenzana phát biểu cho rằng: “Cam kết của Trung Quốc về hòa bình và ổn định và tuyên bố bảo đảm rằng họ tuân thủ luật lệ Quốc tế về Biển Đông là không đồng nhất với hành động thực tế của Bắc Kinh”, nghĩa là Trung Quốc nói một đằng, làm một nẻo.
Ông Kentara Nishimoto, Phó Giáo sư, Tiến sĩ ngành Luật Quốc tế thuộc Đại học Tohoku (Nhật Bản) khi trao đổi với phóng viên báo Dân Trí (Việt Nam), đã khẳng định: “Việc tàu Hải Dương 8 của Trung Quốc tiến hành các hoạt động trong vùng EEZ của Việt Nam là sự vi phạm rõ ràng các quy định của Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển. Những hành động như vậy nên bị lên án như một sự vi phạm trắng trợn quy tắc rất cơ bản của luật pháp Quốc tế. Những hành động bất hợp pháp này sẽ chỉ làm gia tăng căng thẳng, vốn đã dâng cao, tại Biển Đông”.
Cộng đồng Quốc tế đã đến lúc cần lên án mạnh mẽ và có hành động cụ thể để Trung Quốc không chà đạp lên luật pháp Quốc tế, đe dọa an ninh toàn cầu.