Tuesday, November 26, 2024
Trang chủNhìn ra thế giớiThương chiến giằng co, doanh nghiệp TQ rơi vào cuộc chiến sinh...

Thương chiến giằng co, doanh nghiệp TQ rơi vào cuộc chiến sinh tồn: Đi thì cũng dở, ở không xong

NYT cho biết, chính các doanh nghiệp Trung Quốc cũng muốn “tháo chạy” khỏi đất nước này nhưng mọi việc không thuận lợi như họ tưởng tượng.

Công nhân nhà máy giày Yongdu Shoes. Ảnh: NYT

Cục diện thương chiến bế tắc

Nhà máy của Bruce Xu nằm ở miền Nam Trung Quốc, sản xuất những đôi giày mang đặc trưng phong cách Mỹ nhất: Giày da cao bồi với gót cao thô và đường chỉ may nổi bật ở hai bên.

Tuy nhiên, Xu cho biết cuộc chiến thương mại gần đây đã khiến công việc kinh doanh mang đặc trưng phong cách Mỹ của ông ở Trung Quốc trở thành “việc rất nhức đầu và rắc rối”; ông cũng thừa nhận khó khăn sẽ ngày càng tăng lên.

Trong tháng thứ 14 của cuộc chiến thương mại, Mỹ và Trung Quốc – cùng với công nhân, người tiêu dùng, chủ nhà máy và nhiều nhà đầu tư dựa vào thỏa thuận kinh doanh giữa hai nước – sắp phải đối mặt với thử thách lớn nhất của họ, The New York Times (NYT-Mỹ) cho biết.

Ngày Chủ nhật 1/9 vừa qua, mức thuế mới 15% của Mỹ bắt đầu có hiệu lực đối với 100 tỷ USD hàng hóa Trung Quốc, mặt hàng của Xu cũng nằm trong danh sách tăng thuế đợt này.

Bắc Kinh cũng tăng thuế vào ngày Chủ nhật để trả đũa. Cả hai chính phủ đã đặt kế hoạch tăng mức thuế mới vào tháng 12.

Nói cách khác, hai bên đã sẵn sàng đối mặt với một trận chiến có thể kéo dài cho đến khi cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ kết thúc vào năm tới, bất kể hậu quả nghiêm trọng như thế nào.

Theo NYT, Tổng thống Donald Trump tin rằng nền kinh tế Mỹ mạnh hơn nền kinh tế Trung Quốc – mặc dù có những dấu hiệu cho thấy nền kinh tế Mỹ sắp bước vào suy thoái – vì thế Bắc Kinh phải nhượng bộ.

Trong khi đó, quyết định của nhà lãnh đạo Trung Quốc là mặc dù tăng trưởng đang chậm lại nhưng nền kinh tế Trung Quốc đủ khỏe mạnh để tồn tại trong nhiệm kỳ của Tổng thống Trump. “Bắc Kinh cho rằng, [nguyên nhân] cản trở sự phát triển kinh tế chính đến từ các biện pháp hạn chế các khoản vay quá mức chứ không phải chiến tranh thương mại, và nếu cần thiết, họ có thể tạm dừng thực hiện các hạn chế nợ gần đây để vực dậy nền kinh tế”, NYT nhận định.

Báo Mỹ cho hay, hiện nay Bắc Kinh không có dấu hiệu nhượng bộ: “Trung Quốc đã thực hiện các bước đi để làm suy yếu tác động của các cuộc chiến thương mại đối với người tiêu dùng và doanh nghiệp trong nước, ám chỉ rằng giá trị của đồng Nhân dân tệ có thể được sử dụng làm vũ khí phản công và nếu kế hoạch được thực hiện, điều này có thể làm rung chuyển thị trường”.

Tuy nhiên, tờ này cũng cho rằng, nếu cuộc chiến thương mại gây thiệt hại nghiêm trọng cho nền kinh tế Trung Quốc, thế giới sẽ mất đi động cơ tăng trưởng kinh tế đầu tiên trong những năm gần đây bởi xung đột thuế quan dài hạn cũng có thể buộc nhiều công ty Mỹ phải tìm địa điểm khác để xây dựng nhà máy. Đây có thể là một quá trình phức tạp và tốn kém sẽ làm giảm năng suất của họ trong những năm tới.

Doanh nghiệp Trung Quốc rơi vào cuộc chiến sinh tồn

Cả hai chính phủ đang xem xét các cách thức nhằm giúp các công ty của mình vượt qua cửa ải này. Tổng thống Trump tăng hỗ trợ cho nông dân và xem xét cắt giảm thuế. Nhưng vì chính phủ Trung Quốc kiểm soát chặt chẽ nền kinh tế nên Bắc Kinh có nhiều lựa chọn hơn, như bơm nguồn vốn khổng lồ vào hệ thống tài chính hoặc tăng chi tiêu của chính phủ.

Thứ Ba tuần trước, chính quyền trung ương Trung Quốc đã công bố các biện pháp nhằm tăng sức mua quốc gia, bao gồm giảm giá khi mua thiết bị gia dụng và hạn chế bán xe mới liên quan đến thỏa thuận tự do hóa thuế quan. Chính phủ Trung Quốc cũng đang cố gắng tìm thị trường mới cho các nhà máy nước này, bao gồm việc tìm cách đạt được thỏa thuận thương mại với hầu hết các nước Đông Á và Nam Á vào trước tháng 11.

Trung Nam Hải còn cố gắng trực tiếp hỗ trợ các doanh nghiệp nhỏ xuất khẩu sang Mỹ bị ảnh hưởng bởi cuộc chiến thương mại v.v.. Vào tháng 5, tỉnh Chiết Giang ở miền đông Trung Quốc đã đưa ra kế hoạch trị giá 30 tỷ USD để giảm thuế và vốn cho các doanh nghiệp nhỏ.

Nhưng những dấu hiệu căng thẳng vẫn rất rõ rệt. Tại thành phố Hồ Châu, tỉnh Chiết Giang, trong một cuộc điều tra về ảnh hưởng của cuộc chiến thương mại, các quan chức địa phương đã ghi nhận trường hợp công ty Tianzhen Bamboo đang sa thải nhân công và cố gắng mở thị trường mới ở châu Âu và Canada nhưng việc này cũng không hề thuận lợi.

Liệu chiến lược của Trung Quốc có hiệu quả hay không sẽ phụ thuộc vào cách các thương nhân như Bruce Xu giải quyết khó khăn trong vài tháng tới, NYT cho biết.

Bruce Xu, 50 tuổi, là Tổng giám đốc của doanh nghiệp Yongdu Shoes, công ty sản xuất từ ​​800.000 đến 1 triệu đôi giày cao bồi mỗi năm. Về cơ bản tất cả các sản phẩm đều được bán sang Mỹ.

Công ty này có khoảng 700 công nhân tại Đông Quản, một thành phố công nghiệp gần Thâm Quyến và Hồng Kông. Thuế quan của Tổng thống Trump khiến nhiều chi phí của công ty không ngừng gia tăng

“Mỗi năm, mỗi năm, mỗi năm, mỗi năm, lợi nhuận [của công ty] ngày ngày càng mỏng”, Phillip Lee, một chuyên gia tư vấn Yongdu Shoes nói.

Lee cho biết, ngay cả sự suy yếu của đồng Nhân dân tệ chỉ là một sự an ủi tạm thời. Đồng đô la Mỹ kiếm được từ các đối tác Mỹ hiện nay có giá trị cao hơn trước đây. Tuy nhiên, ông này tiết lộ, khi tỷ giá thay đổi, khách hàng nước ngoài sẽ sớm yêu cầu đàm phán thỏa thuận lại giá.

“Khách hàng rất nhanh”, ông nói, “Rất nhanh nhận ra điều này”.

Điều này khiến Yongdu Shoes chỉ có một vài lựa chọn khó khăn.

Sa thải hoặc cắt giảm lương có thể hữu ích nhưng Philip Lee nói rằng vì lạm phát của Trung Quốc đã làm xói mòn lợi nhuận nên ông không thể làm điều đó trong thời điểm hiện tại.

“Các công ty có thể thử nghiệm bán ủng ở châu Âu nhưng ai sẽ mua nó? Những đôi giày cao bồi, các quốc gia khác không có văn hóa này”, Xu nói.

Yongdu Shoes có thể cố gắng sản xuất nhiều giày hơn bên ngoài Trung Quốc, chẳng hạn như Đông Nam Á nhưng rào cản ngôn ngữ đã gây nên nhiều vấn đề lớn.

Lee cho biết rất khó để tìm đủ công nhân phù hợp yêu cầu với công ty này ở Đông Nam Á. Ông nói rằng nhiều nhân viên của công ty tại Đông Quản có hơn 10 năm kinh nghiệm trong việc sản xuất giày.

Do đó, Yongdu Shoes đang phải cân nhắc các bước đi tiếp theo.

Xu cho biết, ông đến Mỹ hàng năm để thăm khách hàng. Điều này cho phép ông tìm thấy cảm nhận về một nền văn hóa cao bồi của Mỹ mặc dù nó vẫn khiến ông bối rối.

“Thật kỳ lạ”, Xu nói, “Họ sẽ có các cuộc thi cưỡi ngựa, cũng như các cuộc thi đua ngựa. Suy nghĩ của người nước ngoài thật kỳ lạ”.

RELATED ARTICLES

Tin mới