Chiến hạm USS Gabrielle Giffords đã rời TP San Diego, bang California hồi đầu tháng 9. Chiến hạm này chở theo tên lửa tấn công mới của Hải quân Mỹ và một máy bay trực thăng không người lái. Đây là thông tin được phát đi hôm 11/9 của Đài CNN.
Loại tên lửa tấn công mới này rất khó phát hiện trên radar. Nó còn có khả năng cơ động để tránh hệ thống phòng thủ của đối phương. Công ty Raytheon mô tả nó được tích hợp với máy bay MQ-8B Fire Scout, sử dụng trong trinh sát tìm kiếm mục tiêu.Tên lửa do Cơ quan Vũ trụ và Phòng thủ Kongsberg (Na Uy) phát triển, thử nghiệm thành công trên chiến hạm USS Coronado vào năm 2014. Đến năm 2018, nhà thầu Raytheon của Mỹ chịu trách nhiệm cung cấp tên lửa cho lực lượng hải quân. Nó có tầm bắn hơn 160 km, xa hơn 30% so với tên lửa Harpoon mà Hải quân Mỹ đang sử dụng.
Như vậy, với sự xuất hiện loại tên lửa hiện đại này, cán cân sức mạnh ở các khu vực tranh chấp như biển Đông sẽ nghiêng hẳn về phía Mỹ.
Để vận chuyển loại tên lửa hiện đại cần phải có chiến hạm đặc biệt. Và USS Gabrielle Giffords đã đảm nhậ sứ mệnh này. Đây là chiến hạm cận duyên (LCS) đầu tiên được triển khai cùng với tên lửa tấn công mới của Hải quân Mỹ.
Đô đốc John Fage, phát ngôn viên Hạm đội 3 của Hải quân Mỹ, nói rằng cặp đôi máy bay – tên lửa mới kể trên sẽ làm tăng tính sát thương cho lực lượng này.
Theo nhà phân tích quốc phòng Timothy Heath đến từ Tập đoàn Rand: “Lầu Năm Góc đang xây dựng một lực lượng quân sự có thể hoạt động dựa vào nền tảng bền vững hơn cũng như có cơ hội chiến đấu và sống sót tốt hơn khi hoạt động trong khu vực chống tiếp cận/chống xâm nhập của Quân đội Trung Quốc (PLA)”.
Giới chuyên gia kỳ vọng có thể làm thay đổi cuộc chơi ở vùng biển Tây Thái Bình Dương, nơi Trung Nam Hải đang huênh hoang về sự áp đảo Mỹ của tên lửa hành trình Trung Quốc.
Tên lửa tấn công mới cũng như các loại vũ khí mới của Mỹkhông chỉ là lời cảnh báo nghiêm khắc đến Trung Quốc, mà còn cho các đối tác của Mỹ ở khu vực Châu Á – Thái Bình Dương, bao gồm các nước thuộc Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) như Việt Nam, Singapore – những nước đang có mối quan hệ ngày càng trở nên căng thẳng với Bắc Kinh về những vấn đề liên quan đến chủ quyền biển đảo và quyền khai thác khoáng sản ở các khu vực như Biển Đông.
Mỹ đã nhiều lần cáo buộc Trung Quốc quân sự hoá biển Đông bằng cách xây đảo nhân tạo phi pháp và triển khai vũ khí ở đó. Song Bắc Kinh cho rằng hành động của mình chỉ cốt để phòng vệ trước các cuộc tập trận quân sự trong khu vực mà kẻ đầu têu chính là Mỹ. “Đối mặt với các tàu vũ trang và máy bay quân sự hạng nặng, làm sao chúng tôi không xây dựng các căn cứ quốc phòng được?”. Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc Nguỵ Phượng Hoà đã phát biểu cứng rắn tại Diễn đàn Đối thoại Shangi-la hồi tháng 6.
Dù cứng rắn đến đâu thì những giao tranh trên chiến trường mới là yếu tố quyết định. Và lần này khi loại tên lửa của Mỹ có khả năng “bịt mắt” ra đa, lại có thể biết “trú ẩn” khi bị đối phương tấn công, chắc chắn sẽ khiến cho hệ thống phòng không Trung Quóc choáng váng!