Trong phiên điều trần trước Ủy ban đối ngoại Thượng viện Mỹ ngày 18/9, ông Stilwell – Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ phụ trách khu vực Đông Á và Thái Bình Dương David Stilwell đã lên án Bắc Kinh liên tiếp có những hành động phi pháp và chưa dừng việc quân sự hóa trên các đảo, đá ở biển Đông.
Những hành động bắt nạt các nước “nhỏ” của Trung Quốc trên biển Đông là hành động hèn hạ trong một thế giới văn minh, đặt luật pháp quốc tế lên trên hết. Bởi vậy hên lúc nào hết, ASEAN và Trung Quốc cần khẩn trương hoàn thành Bộ quy tắc ứng xử của các bên ở biển Đông (COC). Bộ quy tắc này phải phù hợp với Công ước Liên hợp quốc về Luật biển (UNCLOS).
Trong quá trình điều trần trước Thượng viện Mỹ, Trợ ngoại trưởng Stilwell nhắc lại rằng, đã gần ba tháng qua, các tàu Trung Quốc đã tiến hành hoạt động khảo sát biển ở gần bãi Tư Chính, thuộc vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) của Việt Nam. Tàu HD 8 với sự hộ tống của các tàu hải cảnh có vũ trang và lực lượng “dân quân biển” đã liên tục gây rối trên biển. Những hành động này nhằm dọa nạt, ngăn chặn các hoạt động thăm dò, khai thác dầu khí của Việt Nam, cùng các nước trong khu vực.
Ông Stilwell nhấn mạnh: “Thông qua những hành vi trái phép lặp đi lặp lại và việc quân sự hóa trên các thực thể tranh chấp, Bắc Kinh đã và đang có những hành động trắng trợn hòng cản trở các thành viên ASEAN tiếp cận với nguồn dự trữ năng lượng trị giá hơn 2.500 tỉ USD”.
Về phía Việt Nam, trong buổi họp báo thường kỳ hôm 12/9, Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng khẳng định, Việt Nam kiên quyết phản đối việc nhóm tàu Hải dương địa chất 8 của Trung Quốc tiếp tục vi phạm nghiêm trọng chủ quyền và quyền chủ quyền, quyền tài phán của Việt Nam đối với vùng biển thuộc chủ quyền của Việt Nam, được quy định theo UNCLOS.
Việt Nam cũng nêu rõ quan điểm về ảnh hưởng của hoạt động vi phạm của nhóm tàu này đối với quan hệ giữa giữa hai nước và với hòa bình, hữu nghị của khu vực. Việt Nam yêu cầu Trung Quốc chấm dứt ngay vi phạm nghiêm trọng này và rút toàn bộ nhóm tàu nói trên ra khỏi vùng biển của Việt Nam.
Phải khẳng định dứt khoát rằng, UNCLOS 1982 đã xác định rõ phạm vi và là cơ sở pháp lý duy nhất để các nước xác định phạm vi quyền hưởng các vùng biển của mình. Các quốc gia đều tuân thủ, thừa nhận và được sự đồng tình rộng rãi của cộng đồng luật sư quốc tế. Do đó, không nước nào có thể đưa ra các yêu sách phi lý về các vùng biển, trong đó có biển Đông. Những yêu sách bất hợp pháp không phù hợp với UNCLOS 1982, không thể là cơ sở để khẳng định rằng có tồn tại các vùng biển tranh chấp hoặc chồng lấn.
Liên minh châu Âu (EU), nhóm E3 – gồm Anh, Pháp, Đức – cùng các nước khác như Ấn Độ, Australia,… thời gian cũng lên tiếng cảnh báo những hành động gây hấn đơn phương ở khu vực biển Đông làm leo thang căng thẳng, ảnh hưởng đến hòa bình ổn định và trật tự khu vực.
Từ lâu, quan điểm nhất quán của Hà Nội là: Mọi hoạt động kinh tế biển của Việt Nam, trong đó có hoạt động dầu khí được triển khai trong vùng EEZ và thềm lục địa của mình. Điều đó được xác định từ lãnh thổ đất liền, theo đúng quy định của UNCLOS 1982, mà Việt Nam và Trung Quốc đều là thành viên. Trong khi đó các phương tiện truyền thông của Trung Quốc ra rả xuyên tạc,bịa đặt trắng trợn về cía gọi là chủ quyền của nước này trên biển Đông, cụ thể là “chủ quyền đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam. Bắc Kinh cũng nhận vơ rạn Tư Chính của Việt Nam là bãi Vạn An của Trung Quốc (!).
Bộ máy tuyên truyền khổng lồ này đã nhồi nhét vào đầu người dân Trung Quốc những thông tin sai trái,khiến cho không ít người dân Trung Quốc cũng lầm tưởng khu vực “đường lưỡi bò” trên biển Đông thuộc chủ quyền của họ. Nhưng chính nhiều học giả Trung Quốc có lương tâm đã thẳng thắn, kiên quyết bác bỏ quan điểm diều hâu của nhà cầm quyền Bắc Kinh.