Friday, December 27, 2024
Trang chủSự thật Trung HoaVai trò, nghĩa của cuộc tập trận ba bên đầu tiên giữa...

Vai trò, nghĩa của cuộc tập trận ba bên đầu tiên giữa Singapore, Ấn Độ và Thái Lan đối với tình hình khu vực và Biển Đông

Ý tưởng về cuộc tập trận ba bên đầu tiên giữa Ấn Độ, Singapore và Thái Lan (SITMEX) lần đầu tiên được Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi đưa vào bài phát biểu quan trọng tại Đối thoại Shangri-La năm 2018. Sau nhiều lần trĩ hoãn, , Ấn Độ đã bắt đầu cuộc tập trận SITMEX lần đầu tiên với Thái Lan và Singapore tại căn cứ Port Blair thuộc quần đảo Adaman và Nicobar từ ngày 16-20/9. Cuộc tập trận đã củng cố niềm tin giữa hải quân 3 nước về khả năng tương tác và tăng cường sự hiểu biết lẫn nhau, qua đó củng cố mối quan hệ hàng hải giữa 3 quốc gia và tăng cường an ninh trong khu vực.

Tham gia cuộc tập trận có tàu khu trục tàng hình mang tên lửa dẫn đường Tenility của hải quân Singapore và tàu khu trục tên lửa dẫn đường Kraburi của hải quân Thái Lan, trong khi phía Ấn Độ có tàu khu trục tên lửa dẫn đường Ranvir, tàu hộ vệ tên lửa Kora, tàu tuần tra xa bờ Sukanya cùng máy bay trinh sát hàng hải tầm xa P8I.

Về ý tưởng tổ chức SITMEX

Ấn Độ dưới thời Thủ tướng Narendra Modi đã mở rộng mối quan hệ với Đông Nam Á thông qua cái gọi là chính sách “Hành động hướng Đông”, do đó chúng ta cũng có thể thấy một số phát triển trong lĩnh vực quốc phòng. Trong vài năm qua, Ấn Độ đã nỗ lực tăng cường quan hệ an ninh song phương với một số quốc gia Đông Nam Á riêng lẻ cũng như đa phương hóa một số thỏa thuận trong bối cảnh sự chú ý ngày càng tăng dành cho khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương với tư cách một không gian chiến lược. Mặc dù tiến độ không đồng đều và chậm, nhưng dễ nhận thấy sự gia tăng này, chẳng hạn như các cuộc tập trận mới với Malaysia và Myanmar, một thỏa thuận về hỗ trợ hậu cần với Singapore, và hạn mức tín dụng quốc phòng mở rộng cho Việt Nam.

Một trong những trường hợp này là ý tưởng về cuộc tập trận ba bên đầu tiên giữa Singapore, Ấn Độ và Thái Lan. Ý tưởng này lần đầu tiên nhận được sự chú ý của công chúng khi Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi đưa vào bài phát biểu quan trọng năm 2018 tại Đối thoại Shangri-La, hội nghị thượng đỉnh an ninh hàng đầu ở châu Á. Trong bài phát biểu đó, Modi đã đề cập việc thúc đẩy các thỏa thuận hợp tác quốc phòng đa phương giữa Ấn Độ với các quốc gia Đông Nam Á và cả các sáng kiến quốc phòng của Ấn Độ ở Ấn Độ Dương.

Nội dung, kết quả và ý nghĩa của SITMEX

Theo tờ “The Diplomat”, cuộc tập trận hải quân ba bên Ấn Độ – Singapore – Thái Lan do Ấn Độ tổ chức, bắt đầu từ hôm 16/9 và dự kiến kéo dài đến ngày 20/9, với sự tham gia của 5 tàu thuộc lực lượng hải quân 3 quốc gia và khoảng hơn 500 binh lính. Cuộc tập trận được chia làm nhiều giai đoạn khác nhau gồm: một giai đoạn trên bờ được tổ chức tại căn cứ Port Blair thuộc quần đảo Adaman và Nicobar, sẽ bao gồm lập kế hoạch tập trận và trao đổi chuyên môn và một giai đoạn trên biển với một loạt cuộc diễn tập, điều hướng các hoạt động phòng không và không quân liên quan đến pháo, các biện pháp bảo vệ lực lượng và diễn tập bắn súng, cùng với các hoạt động trên tàu ở Biển Andaman. SITMEX đã có ý nghĩa quan trọng đối với cả ba nước và phần nào cũng có ý nghĩa đối với tình hình khu vực. Ở cấp độ chung, đây là một minh chứng rõ ràng về mạng lưới an ninh nội Á đang hoạt động ở khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương. Cụ thể hơn, cuộc tập trận cho thấy rằng bất chấp những thách thức còn tồn tại, Ấn Độ cùng với các quốc gia Đông Nam Á quan trọng khác đang tiếp tục đóng một vai trò quan trọng trong việc hiện thực hóa các thỏa thuận hợp tác biển mới, bao gồm cả ở Biển Andaman.

Đúng là như vậy, một đánh giá về tầm quan trọng đầy đủ của SITMEX có thể sẽ phải chờ các bước tiếp theo trong tương lai mà Ấn Độ và những quốc gia khác sẽ thực hiện. Một chỉ số sẽ là liệu SITMEX có trở thành một cuộc tập trận thường niên hay không, điều này sẽ biến nó thành một sự kiện đặc biệt diễn ra thường xuyên trong lịch tập trận ở khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương. Một vấn đề khác là liệu SITMEX có thúc đẩy mở rộng tiềm năng hay không – trong khi báo chí đưa ra giả thiết rằng cuộc tập trận này có thể được mở rộng cho các quốc gia khác tham gia, chẳng hạn như Malaysia. Việc mở rộng các cuộc tập trận đa phương này có thể tạo ra những thách thức riêng bao gồm cả sự phối hợp và tính bền vững, điều có thể khó quản lý. Điều đó không làm mất đi tầm quan trọng của việc tổ chức SITMEX. Thật vậy, khi chúng ta tiếp tục thấy mạng lưới an ninh nội Á diễn ra ở khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương, những trường hợp như vậy đáng được chú ý như những biểu hiện hữu hình của một xu hướng chung.

RELATED ARTICLES

Tin mới