Wednesday, November 27, 2024
Trang chủGóc nhìn mớiĐông Nam Á đón đầu làn sóng đầu tư

Đông Nam Á đón đầu làn sóng đầu tư

Nhiều nước Đông Nam Á và khu vực lân cận đang cạnh tranh gắt gao nhằm lôi kéo nguồn đầu tư đang rời khỏi Trung Quốc do tác động từ cuộc chiến tranh thương mại Mỹ – Trung.

Nhiều ưu đãi, cải cách

Đứng trước thời cơ về làn sóng dịch chuyển của các công ty nhằm tránh tác động tiêu cực của chiến tranh thương mại Mỹ – Trung, nhiều nước Đông Nam Á đã có những biện pháp cạnh tranh để thu hút đầu tư. Indonesia hồi đầu tháng 9 thông báo kế hoạch giảm thuế doanh nghiệp từ 25% xuống 20% từ năm 2021 cùng nhiều kế hoạch cải cách thuế khác. Tại Thái Lan, mức thuế thu nhập doanh nghiệp hiện nay là 20% và nước này có chính sách miễn thuế trong 13 năm cho các doanh nghiệp mới tại Hành lang kinh tế phía đông và giảm 50% trong 5 năm tiếp theo. Bên cạnh đó, chính phủ nước này hồi tháng 9 thông qua gói hỗ trợ giảm 50% thuế thêm 5 năm nữa đối với những dự án đầu tư từ 1 tỉ baht (762 tỉ đồng) trở lên với điều kiện khoản đầu tư được giải ngân trước tháng 12.2021, đồng thời cam kết đào tạo nâng cao tay nghề cho lao động.
Theo Reuters, Malaysia cũng mới thành lập Ủy ban Quốc gia về đầu tư (NCI) do các bộ trưởng tài chính, thương mại và công nghiệp lãnh đạo nhằm đẩy nhanh thủ tục xem xét và phê chuẩn các dự án đầu tư từ nước ngoài. Thứ trưởng Bộ Thương mại quốc tế và công nghiệp Malaysia Ong Kian Ming giải thích: “Trước đây, việc thông qua các dự án đầu tư mất 3 tháng thì nay chỉ cần 1 tháng. Chỉ trong buổi họp đầu tiên, NCI đã bật đèn xanh cho các dự án đầu tư có tổng trị giá 2,2 tỉ ringgit (12.198 tỉ đồng)”. Ông Ong cho biết thêm nguồn đầu tư nước ngoài trực tiếp (FDI) vào Malaysia trong nửa đầu năm 2019 đạt 50 tỉ ringgit, gần gấp đôi so với cùng giai đoạn năm ngoái và dự kiến sẽ còn tăng hơn nữa trong nửa cuối năm.

Ngoài ra, Đài Loan hay Ấn Độ cũng có các chính sách ưu đãi về thuế, giá cho thuê đất, điện, nước nhằm thu hút đầu tư. Trong khi đó, một số nước khác như Bangladesh, Myanmar hay Campuchia cạnh tranh bằng nguồn nhân công giá rẻ để bù cho những bất lợi về cơ sở hạ tầng

RELATED ARTICLES

Tin mới