Sunday, December 22, 2024
Trang chủPháp luật biểnVăn bản pháp lý quốc tếGiới Thiệu Quy Chế Pháp Lý Một Số Vùng Biển VN Phù...

Giới Thiệu Quy Chế Pháp Lý Một Số Vùng Biển VN Phù Hợp với Công Ước của Liên Hợp Quốc về Luật Biển

1. Giới thiệu sơ lược về hàng hải
(maritime)

Như chúng ta đã biết, công nghiệp hàng hải là ngành công
nghiệp liên quan tới vận tải hàng hóa bằng đường biển (shipping). Nghiệp vụ chủ
yếu của một công ty vận tải biển (shipping company) là chuyên chở hàng hóa từ cảng
A đến cảng B bằng đường biển, lợi nhuận của họ là cước phí vận tải (freight).

Một trong những nghiệp vụ quan trọng nhất của ngành hàng hải
là nghiệp vụ dẫn đường (navigation). Để dẫn tàu an toàn (safe navigation),
người sĩ quan hành hải (navigation officer) cần phải tích lũy một số kiến thức nhất
định, trong đó các kiến thức về qui tắc phòng ngừa va chạm tàu thuyền trên biển[1]
(regulations for preventing collision at sea) và luật biển[2] (the
law of the sea) cũng rất cần thiết.

2. Công Ước của Liên Hợp Quốc về Luật Biển 1982 – United
Nations Convention on the Law of the Sea 1982

Công ước về luật biển được Liên hợp quốc thông qua ngày 10
tháng Mười Hai năm 1982, và đến ngày 16 tháng Mười Một năm 1994 đã bắt đầu có
hiệu lực khi được 60 quốc gia phê chuẩn. Do đó công ước này được gọi tắt là
Luật Biển 1982 (UNCLOS82 – United Nations Convention on the Law of the Sea 1982
– Công Ước của Liên Hợp Quốc về Luật Biển 1982). Luật Biển 1982 không chỉ được
áp dụng riêng cho ngành hàng hải. Luật Biển 1982 còn có vai trò rất quan trọng
đối với chủ quyền của các quốc gia ven biển. Đồng thời luật biển này cũng quy
định về quyền lợi của những quốc gia không có biển.

h1

Hình 1. Lô-gô của công ước của Liên hợp quốc về luật biển

Bài viết này sẽ giới thiệu sơ lược về một số vùng biển Việt
Nam cùng một số quy chế pháp lý chủ yếu của các vùng biển ấy, phù hợp với công
ước của Liên hợp quốc về luật biển 1982.

3. Đường cơ sở (baseline)

“Đường cơ sở”[3] (baseline) là một đường mà căn
cứ vào nó chính phủ quốc gia ven biển sẽ tuyên bố bề rộng của “lãnh hải”[4]
hướng về phía biển cả[5] được tính từ đường cơ sở. Đường cơ sở cũng
được dùng làm căn cứ gốc để xác định các vùng biển khác phía ngoài lãnh hải.
Thông thường, đường cơ sở là đường ngấn nước thủy triều thấp nhất. Tuy nhiên,
khi bờ biển có sự lồi lõm đáng kể, khi biển khoét xâu vào đất liền, hoặc khi có
những đảo ven bờ, quốc gia ven biển có quyền áp dụng đường cơ sở thẳng[6].

Ngày 12 tháng Mười Một năm 1982, Chính phủ Việt Nam đã ra
tuyên bố về đường cơ sở và vùng hải phận quốc gia (lãnh hải) cho vùng bờ biển
từ cửa Vịnh Bắc Bộ cho tới vùng biển trong vịnh Thái Lan. Việt Nam tuyên bố
đường cơ sở thẳng với 11 đoạn được nối qua 12 điểm men theo bờ biển[7].
Chi tiết về tọa độ của các điểm nối và hình vẽ được nêu ra trong bảng 1 và hình
3.

h2

Hình
2. Khái quát về các vùng biển theo UNCLOS82

Tọa độ và tên điểm trong bảng 1 được sao chép từ tuyên bố 12
tháng Mười Một năm 1982 bởi Chính phủ nước Cộng hòa XHCN Việt Nam về đường cơ
sở xác định lãnh hải của Việt Nam (tuyên bố VN1982). Tuy nhiên, tên địa danh đã
được người viết điều chỉnh cho phù hợp với sự thay đổi của cơ quan quản lý hành
chính hiện thời. Ký hiệu N (north) có nghĩa là “vĩ độ bắc”, ký hiệu E (east) có
nghĩa là “kinh độ đông”.

Bảng 1. Tọa độ các điểm nối đường cơ sở của Việt Nam

Tên
điểm

Tọa
độ

Địa
danh

O


 


 

Điểm nối giữa hai đường cơ sở của Việt Nam và Cam-pu-chia,
nằm giữa biển, trên đường nối từ Thổ Chu

A1

N09015’0

E103027’0

Hòn Nhạn, quần đảo Thổ Chu, tỉnh Kiên Giang

A2

N08022’8

E104052’4

Hòn Đá Lẻ, phía cực nam của Hòn Khoai, tỉnh Cà Mau

A3

N08037’8

E106037’5

Hòn Tài Lớn, Côn Đảo, tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu

A4

N08038’9

E106040’3

Hòn Bông Lang, Côn Đảo, tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu

A5

N08039’7

E106042’1

Hòn Bảy Cạnh, Côn Đảo, tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu

A6

N09058’0

E109005’0

Hòn Hai, nhóm đảo Phú Quí, tỉnh Bình Thuận

A7

N12039’0

E109028’0

Hòn Đôi, tỉnh Khánh Hòa

A8

N12053’8

E109027’2

Mũi Đại Lãnh, tỉnh Phú Yên

A9

N13054’0

E109021’0

Hòn Ông Căn, tỉnh Bình Định

A10

N15023’1

E109009’0

Đảo Lý Sơn, tỉnh Quảng Ngãi

A11

N17010’0

E107020’6

Đảo Cồn Cỏ, tỉnh Quảng Trị

Cũng theo Tuyên bố VN1982, nước ta đã bảo lưu quyền bổ xung
tuyên bố về đường cơ sở và lãnh hải cho hai vùng quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa[8].

4. Nội thủy (internal waters)

Theo công ước UNCLOS82, “nội thủy”[9] là vùng
nước tính từ đường cơ sở về phía đất liền của quốc gia ven biển.

h3

Hình
3. Đường cơ sở của Việt Nam theo tuyên bố VN1982

Căn cứ theo tuyên bố VN1982, vùng nội thủy của Việt Nam là
các vùng biển phía trong đường cơ sở (vẽ trong hình 3) và các vùng nước nối
liền với các vùng biển ấy.

Cũng theo tuyên bố VN1982, nước ta đã khẳng định vùng biển
phía tây kinh tuyến 108 độ trong Vịnh Bắc Bộ là vùng nội thủy của Việt Nam theo
tính chất của vùng nước lịch sử[10].

Việt Nam có chủ
quyền toàn vẹn đầy đủ và tuyệt đối
trong vùng nội thủy của
mình. Có thể hiểu một cách đơn giản rằng “vùng nội thủy được coi như một phần
lãnh thổ kéo dài ra phía biển của tổ quốc”. Ở đó ta có thể áp đặt mọi luật lệ
của nhà nước lên mọi đối tượng có hoạt động trong vùng nội thủy đó. Bất cứ sự
vi phạm nào đối với vùng nội thủy của Việt Nam của tổ chức hay cá nhân nước
ngoài, khi chưa được sự cho phép của cơ quan quản lý hành chính đại diện cho
chính phủ Việt Nam, hành vi đó dù vô tình hay cố ý đều bị coi là vi phạm chủ
quyền và luật pháp Việt Nam. Đối với hàng hải, các tàu biển treo cờ quốc tịch
nước ngoài khi muốn đi vào vùng nội thủy của Việt Nam đều phải làm thủ tục xin
phép tại cơ quan biên phòng Việt Nam theo pháp luật hiện hành.

5. Lãnh hải (territorial sea)

“Lãnh hải” (territorial sea) là vùng biển liền kề với nội
thủy, bề rộng của lãnh hải[11] (một số tài liệu dùng từ “hải phận
quốc gia”) tùy thuộc vào sự lựa chọn của chính phủ quốc gia ven biển. Tuy nhiền
theo công ước UNCLOS82, bề rộng của lãnh hải không vượt quá 12 hải lý[12]
tính từ đường cơ sở. Việt Nam đã tuyên bố trong VN1982 về bề rộng lãnh hải là
12 hải lý.

Trong vùng lãnh hải quốc gia ven biển có chủ quyền toàn vẹn
và đầy đủ[13]. Quốc gia ven biển có quyền thực thi mọi biện pháp để
bảo vệ chủ quyền trên vùng lãnh hải. Tuy nhiên, trên vùng lãnh hải của một quốc
gia, tàu thuyền dân sự được hưởng quyền “đi qua không gây hại” (innocent
passage)[14]. Như vậy chủ quyền của quốc gia ven biển đối với vùng
lãnh hải là chủ quyền toàn vẹn đầy đủ
nhưng không tuyệt đối
. Quy định về hành động đi qua không gây
hại[15] được giải thích rất chi tiết trong công ước UNCLOS82.

6. Vùng tiếp giáp lãnh hải (contiguous zone)

Vùng tiếp giáp lãnh hải[16] là vùng biển liền kề
với vùng lãnh hải. Vùng tiếp giáp lãnh hải được tính bắt đầu từ mép ngoài của
lãnh hải và mở rộng cho tới khoảng cách 24 hải lý từ đường cơ sở.

Trong tuyên bố VN1982, Việt Nam tuyên bố bề rộng vùng lãnh hải là 12 hải lývùng tiếp giáp lãnh hải là 24 hải lý từ
đường cơ sở.

Trên vùng tiếp giáp lãnh hải, quốc gia bờ biển được quyền
cưỡng chế pháp lý đối với các đối tượng nước ngoài khi họ có hành động phương
hại đến các luật lệ về thuế khóa, tài chính, biên phòng và y tế của vùng lãnh
thổ và lãnh hải.

h4

7. Vùng đặc quyền kinh tế (exclusive economic zone)

Vùng đặc quyền kinh tế[17] là vùng biển phía
ngoài và liền kề với vùng lãnh hải của quốc gia ven biển. Quốc gia ven biển có
quyền tuyên bố quyền lợi vùng đặc quyền kinh tế tới giới hạn phía ngoài cùng
không quá 200 hải lý từ đường cơ sở. Quốc gia ven biển có quyền thăm dò, khai thác,
bảo tồn và quản lý tài nguyên tự nhiên trong vùng đặc quyền kinh tế. Quốc gia
ven biển có quyền thực hiện quyền khai thác quản lý tài nguyên đó trong lòng
biển, đáy biển và lòng đất dưới đáy biển. Nội dung chi tiết về qui chế pháp lý
của vùng đặc quyền kinh tế được ghi rõ trong công ước UNCLOS82 phần 5 (part V).

Trên thực tế khu vực Biển Đông, vùng đặc quyền kinh tế của
các nước lân cận lại trùm lẫn lên nhau. Nội dung này sẽ được nói đến ở những
phần sau.

8. Thềm lục địa (continental shelf)

Thềm lục địa[18] của quốc gia bờ biển là phần đáy
biển và lòng đất dưới đáy biển, bắt đầu tính từ mép ngoài của lãnh hải tới mép
ngoài của thềm lục địa địa lý hoặc 200 hải lý (NM) từ đường cơ sở. Trong trường
hợp thềm lục địa địa lý tiếp tục kéo dài thoai thoải vượt qua giới hạn 200 hải
lý thì quốc gia ven biển có quyền mở rộng vùng thềm lục địa vượt ra ngoài 200
hải lý (NM) nhưng không vượt quá 350 hải lý (NM) từ đường cơ sở.

Quốc gia ven biển có quyền khảo sát và khai thác tài nguyên
trong vùng thềm lục địa.

9. Biển cả (high sea)

Biển cả[19] là vùng biển phía ngoài vùng đặc
quyền kinh tế của các quốc gia ven biển. Các quốc gia có biển và quốc gia không
có biển đều được chung hưởng nguồn lợi tài nguyên từ khu vực biển cả.

h5

10. Phân chia vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa ở khu vực
Biển Đông.

Phương án phân chia vùng đặc quyền kinh tế và vùng thềm lục
địa tại Biển Đông theo đường trung tuyến[20].

h6

Hình
6. Chia Biển Đông theo đường trung tuyến

Như chúng ta đã biết, khoảng cách bờ biển giữa các nước có
quyền lợi kinh tế liên quan đến Biển Đông không đủ lớn để các nước tuyên bố
vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa tách biệt với nhau. Năm 1999 nhóm Valencia,
Mark J. va Jon M. Van Dyk (University of Hawaii Press) đã đề nghị phương án
phân chia theo đường trung tuyến như trong hình 6.

Phương án chia Biển Đông (vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục
địa) theo đường trung tuyến là phương pháp khá công bằng. Vùng diện tích biển
mà quốc gia ven biển được quyền khai thác tài nguyên tỉ lệ thuận với chiều dài bờ
biển quốc gia. Quốc gia nào có đường bờ biển dài thì phần diện tích vùng đặc
quyền kinh tế và thềm lục địa cũng lớn.

Tuy nhiên các quốc gia trong vùng đều không áp dụng phương
án phân chia như vậy. Mỗi một quốc gia đều có những tuyên bố riêng biệt về vùng
đặc quyền kinh tế và thềm lục địa. Hình 7 chỉ ra sự tranh chấp giữa các quốc
gia liên quan tới khu vực Biển Đông.

h7

Hình
7. Các quốc gia tuyên bố quyền lợi tại Biển Đông

Trong những tuyên bố liên quan tới Biển Đông, tuyên bố của
Trung Quốc là một tuyên bố bất công bằng nhất. Ranh giới do Trung Quốc vạch ra
cách xa bờ biển tỉnh Hải Nam của họ tới hơn 900 hải lý (NM), và khoảng cách gần
nhất tới các nước khu vực Đông Nam Á chỉ là 50 hải lý. Tuyên bố này của Trung
Quốc hoàn toàn trái ngược với cơ sở của công ước UNCLOS82.

11. Mối quan hệ Việt-Trung liên quan tới Biển Đông.

Người Tàu tham lam thành cái bệnh di truyền cả ngàn năm.
Chúng không những sử dụng sức mạnh quân sự để cướp giết, ngay cả khi chưa cướp
được trong tay thì cũng cứ cướp bằng mồm cái đã. Trong sử Trung Quốc còn chép
lại việc Hán cao tổ (202TCN) cướp bằng mồm đất của Triệu Đà[21]. Đến
khi nhà Hán thôn tính Nam Việt của họ Triệu (111TCN), vua Hán lại cướp bằng mồm
Giao Chỉ, Cửu Chân, Nhật Nam của các vua Hùng[22]. Cứ cướp bằng mồm
trước đã, để đó, đến 144 năm sau (năm 43) thì cho Mã Viện sang cướp thật. Dã
tâm bành chướng[23] của người Tàu chưa bao giờ dừng lại qua hai
nghìn năm, cái kịch bản xưa cứ diễn đi diễn lại cho đến tận ngày nay.

Hai quần đảo trên Biển Đông là Hoàng Sa và Trường Sa vốn đã
thuộc chủ quyền của Việt Nam từ thế kỷ 17. Vậy mà trong suốt thời gian mấy trăm
năm qua, khi thì dùng quân sự, khi thì ngang nhiên cướp khống bằng mồm, bọn
bành chướng lân bang liên tục gặm nhấm đất đai của tổ tiên[24].

Thời gian đây, cuộc hải chiến Hoàng Sa[25] ngày
19 tháng 1 năm 1974, sau khi tiêu diệt 54 lính Việt Nam Cộng hòa. Quần đảo
Hoàng Sa bị Trung Quốc cưỡng chiếm từ đó đến nay.  Mười bốn năm sau, ngày
14 tháng 3 năm 1988 hải chiến Trường Sa[26]. Chiến sự diễn ra tại
khu vực các đảo Gạc Ma, Cô Lin, và Len Đao. Trong trận chiến ngày 14 tháng 3 năm
1988, Việt Nam bị bị bắn cháy chìm 3 tàu, 3 người tử trận, 11 người khác bị
thương, 70 người bị mất tích. Sau này Trung Quốc đã trao trả cho phía Việt Nam
9 người bị bắt, 61 người vẫn mất tích và được xem là đã tử trận. Việt Nam bảo
vệ được chủ quyền tại các đảo Cô Lin và Len Đao. Trung Quốc chiếm đảo Gạc Ma từ
ngày 16 tháng 3 năm 1988 và vẫn giữ cho đến nay. Hành động dùng quân sự để chiếm
đoạt biển đảo năm 1974 và 1988 của Trung Quốc là hành động vi phạm nghiêm trọng
luật pháp quốc tế, ảnh hưởng đến hòa bình thế giới, đi ngược lại lợi ích chung
hưởng hòa bình của nhân loại.

Không nhưng thế, bọn bành chướng tham lam còn dùng các chiêu
thức chiếm đóng bằng mồm như tổ tiên ngàn năm của chúng. Đó là cuối năm
2005, Trung Quốc công bố một tấm bản đồ cực kỳ phi lý. Đó là tấm bản đồ vùng
đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Trung Quốc tại biển Đông (hình 8). Theo
Công ước UNCLOS82, một quốc gia ven biển chỉ được phép tuyên bố vùng thềm lục
địa đến giới hạn xa nhất là 350 hải lý tính từ đường cơ sở. Vậy mà, với tấm bản
đồ ấy, nơi xa nhất cách đường cơ sở của chúng hơn 900 hải lý. Nơi gần bờ biển
Việt Nam nhất chỉ có 50 hải lý (khoảng 90km). Tiếp tục kiên trì mưu đồ bành
chướng, chỉ hai năm sau tuyên bố ngang ngược đó, Quốc vụ viện Trung Quốc tuyên
bố thành lập thành phố cấp huyện Tam Sa[27] (Hình 9) trực thuộc tỉnh
Hải Nam để “quản lý” Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam.

Rất nhiều người Việt đã phẫn nộ trước tuyên bố thành lập Tam
Sa của Trung Quốc. Những cuộc biểu tình[28] của người Việt phản đối
dã tâm của người Tàu đã nổ ở Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, ở Mỹ, ở Pháp… và một số nơi
khác. Trong khi đó một cựu quan chức ngoại giao[29] của Trung Quốc
lấy lý do hội nhập quốc tế để chống chủ nghĩa dân tộc, chủ nghĩa yêu nước của
người Việt Nam. Người Tàu thật thâm hiểm, trong khi họ đề cao chủ nghĩa dân tộc
cho nhân dân của họ, ngược lại họ mưu đồ chống chủ nghĩa dân tộc của chúng ta.
Trung ương Đảng ta đã rất sáng suốt khi đề ra đường lối “hội nhập nhưng không hòa tan”, người
Việt sẽ mãi là người Việt. Việt Nam muốn làm bạn với tất cả nhưng chủ quyền của
Việt Nam là bất khả xâm phạm.

12. Lời kết.

Nghị quyết Trung ương 4 khoá X về “Chiến lược kinh tế biến
Việt Nam đến năm 2020” đã nêu rõ đến năm 2020 đưa nước ta trở thành quốc gia
mạnh về biển, làm giàu từ biển, kinh tế trên biển và ven biển đóng góp khoảng 53-55%
tổng GDP của cả nước.

Tuy nhiên, còn khá nhiều người chưa hiểu về nguồn lợi từ
biển và những vấn đề liên quan đến chủ quyền của Việt Nam ở Biển Đông. Bởi vậy
để có thể thực hiện NQTW4 khóa X “Chiến lược kinh tế biến Việt Nam đến năm
2020”, đã rất cấp bách, bằng nhiều phương pháp và phương tiện phổ biến cho mọi người
dân những kiến thức liên quan tới quyền lợi của nước ta tại Biển Đông. Người ta
cần biết nhiều hơn nữa về những người như nhà sử học Dương Trung Quốc, tiến sỹ
Nguyễn Nhã, giáo sư Hoàng Xuân Hãn,… Quĩ nghiên cứu Biển Đông (SEAS Foundation)
cũng tập hợp được các học giả yêu nước để cùng tìm đến một giải pháp hòa bình
cho Biển Đông.

Song song với việc củng cố kiến thức về Biển Đông, chúng ta
cũng cần phải nâng cao tinh thần dân tộc đặc biệt là giới thanh niên trí thức –
chủ nhân tương lai của đất nước. Điều này cũng đã được Trung ương đưa vào nghị
quyết[30] để thực hiện.

h8

Chú thích

[1] Công Ước về Luật Quốc Tế cho Phòng Ngừa Va Chạm Tàu
Thuyền Trên Biển 1972 – Convention on
the International Regulations for Preventing Collisions at Sea, 1972

(COLREGs). Công ước này do Tổ chức Hàng hải Quốc tế ban hành. Một số URL tham
khảo nội dung bằng tiếng Anh:
http://www.imo.org/Conventions/contents.asp?doc_id=649&topic_id=257
http://www.sailtrain.co.uk/Irpcs/
Trang web của Tổ chức Hàng hải Quốc tế – International Maritime Organization
(IMO): http://www.imo.org/

[2] Công Ước của Liên Hợp Quốc về Luật Biển 1982 – United Nations Convention on the Law of the Sea 1982
(UNCLOS82). Một số URL tham khảo nội dung bằng tiếng Anh:
http://www.un.org/Depts/los/convention_agreements/texts/unclos/closindx.htm
http://www.globelaw.com/LawSea/lsconts.htm

[3] Đường cơ sở – UNCLOS82, Part II,
Article 5, “baseline”

[4] Lãnh hải – hải phận – UNCLOS82, Part II, “territorial
sea”
Legal status of the territorial sea, of the
air space over the territorial sea and of its bed and subsoil

1. The sovereignty of a coastal State extends, beyond its land territory
and internal waters and, in the case of an archipelagic State, its archipelagic
waters, to an adjacent belt of sea, described as the territorial sea.
2. This sovereignty extends to the air space over the territorial sea as well
as to its bed and subsoil.
3. The sovereignty over the territorial sea is exercised subject to this
Convention and to other rules of international law.

[5] Biển cả – UNCLOS82, Part III, “high sea”

[6] Đường cơ sở thẳng – UNCLOS82, Part II, Article 7,
“straight baseline”

[7] Tuyên bố 12 tháng Mười Một năm 1982 bởi Chính phủ nước
Cộng hòa XHCN Việt Nam về đường cơ sở xác định lãnh hải của Việt Nam – Statement of 12 November 1982 by the Government of
the Socialist Republic of Vietnam on the Territorial Sea Baseline of Vietnam

(Tuyên bố VN1982).

[8] (Tuyên bố VN1982) – Đường cơ sở cho Hoàng Sa và Trường
Sa – (4) The baseline for measuring the breadth of the territorial sea of the
Hoang Sa and Truong Sa Archipelagos will be determined in a coming instrument
in conformity with paragraph 5 of the 12 May 1977 statement of the Government
of the Socialist Republic of Viet Nam.

[9] Nội thủy – UNCLOS82, Part II, Article 8 “internal waters”

[10] Vịnh Bắc Bộ là vùng nước nội thủy theo qui chế vùng
nước lịch sử – (Tuyên bố VN1982) (3) The Gulf of Bac Bo (Tonkin Gulf) is a gulf
situated between the Socialist Republic of Viet Nam and the People’s Republic
of China; the maritime frontier in the gulf between Viet Nam and China is
delineated according to the 26 June 1887 Convention of frontier boundary signed
between France and the Qing Dynasty of China.
The part of the gulf appertaining to Viet Nam constitutes the historic waters
and is subjected to the juridical régime of internal waters of the Socialist
Republic of Viet Nam.
The baseline from Con Co Island to the mouth of the gulf will be defined
following the settlement of the problem relating to the closing line of the
gulf.

[11] Bề rộng lãnh hải – UNCLOS82, Part II, Article 3
“breadth of territorial sea”
Breadth of the territorial sea
Every State has the right to establish the breadth of its territorial sea
up to a limit not exceeding 12 nautical miles, measured from baselines
determined in accordance with this Convention.

[12] Hải lý – Nautical mile – là chiều dài của 1 phút cung
kinh tuyến, (1 hải lý) 1NM = 1852 m.

[13] Qui chế pháp lý vùng lãnh hải –
UNCLOS82, Part II, Article 2

[14] Quyền đi qua không gây hại – “Innocent passage in the
territorial sea” – UNCLOS82, Part II, Section 3.

[15] Qui chế đi qua không gây hại –
UNCLOS82, Part II, Section 3.
Article17
Right of innocent passage
Subject to this
Convention, ships of all States, whether coastal or land-locked, enjoy the
right of innocent passage through the territorial sea.

Article18
Meaning of passage
1. Passage means navigation through the territorial sea for the purpose of:
(a) traversing that sea without entering internal waters or calling at a
roadstead or port facility outside internal waters; or
(b) proceeding to or from internal waters or a call at such roadstead or port
facility.
2. Passage shall be continuous and expeditious. However, passage includes
stopping and anchoring, but only in so far as the same are incidental to
ordinary navigation or are rendered necessary by force majeure or distress or for the purpose of
rendering assistance to persons, ships or aircraft in danger or distress.

Article19
Meaning of innocent passage
1. Passage is innocent so long as it is not prejudicial to the peace, good
order or security of the coastal State. Such passage shall take place in
conformity with this Convention and with other rules of international law.
2. Passage of a foreign ship shall be considered to be prejudicial to the
peace, good order or security of the coastal State if in the territorial sea it
engages in any of the following activities:
(a) any threat or use of force against the sovereignty, territorial integrity
or political independence of the coastal State, or in any other manner in
violation of the principles of international law embodied in the Charter of the
United Nations;
(b) any exercise or practice with weapons of any kind;
(c) any act aimed at collecting information to the prejudice of the defence or
security of the coastal State;
(d) any act of propaganda aimed at affecting the defence or security of the
coastal State;
(e) the launching, landing or taking on board of any aircraft;
(f) the launching, landing or taking on board of any military device;
(g) the loading or unloading of any commodity, currency or person contrary to
the customs, fiscal, immigration or sanitary laws and regulations of the
coastal State;
(h) any act of wilful and serious pollution contrary to this Convention;
(i) any fishing activities;
(j) the carrying out of research or survey activities;
(k) any act aimed at interfering with any systems of communication or any other
facilities or installations of the coastal State;
(l) any other activity not having a direct bearing on passage.

[16] Vùng tiếp giáp lãnh hải –
“contiguous zone” – UNCLOS82, Part II, Section 4, Article 33.
Contiguous zone
1. In a zone
contiguous to its territorial sea, described as the contiguous zone, the
coastal State may exercise the control necessary to:
(a) prevent infringement of its customs, fiscal, immigration or sanitary laws
and regulations within its territory or territorial sea;
(b) punish infringement of the above laws and regulations committed within its
territory or territorial sea.
2. The contiguous zone may not extend beyond 24 nautical miles from the
baselines from which the breadth of the territorial sea is measured.

[17] Vùng đặc quyền kinh tế – “exclusive economic zone” –
UNCLOS82, Part V.
Specific legal regime of the exclusive
economic zone

The exclusive economic zone is an area beyond and adjacent to the
territorial sea, subject to the specific legal regime established in this Part,
under which the rights and jurisdiction of the coastal State and the rights and
freedoms of other States are governed by the relevant provisions of this
Convention.

[18] Vùng thềm lục địa – “continental shelf” – UNCLOS82,
Part VI.
Rights of the coastal State over the
continental shelf

1. The coastal State exercises over the continental shelf sovereign rights
for the purpose of exploring it and exploiting its natural resources.
2. The rights referred to in paragraph 1 are exclusive in the sense that
if the coastal State does not explore the continental shelf or exploit its
natural resources, no one may undertake these activities without the express
consent of the coastal State.
3. The rights of the coastal State over the continental shelf do not depend on
occupation, effective or notional, or on any express proclamation.
4. The natural resources referred to in this Part consist of the mineral and
other non-living resources of the seabed and subsoil together with living
organisms belonging to sedentary species, that is to say, organisms which, at
the harvestable stage, either are immobile on or under the seabed or are unable
to move except in constant physical contact with the seabed or the subsoil.

[19] Biển cả – “high sea” – UNCLOS82, Part III.

[20] Đường trung tuyến: là tập hợp những điểm thỏa mãn điều
kiện cách đều điểm gần nhất trên bờ biển của các quốc gia lân cận.

[21] Bài số 5 trong loạt bài Thiền sư Lê Mạnh Thát và những phát hiện lịch sử chấn động
của Hoàng Hải Vân đăng trên báo Thanh Niên Online từ 26 tháng Hai năm 2008 đến
mùng 6 tháng Ba năm 2008. Thiền sư giáo sư Thích Trí Siêu Lê Mạnh Thát: “Sử
Trung Quốc còn chép rằng năm 202 (trước CN) Hán Cao tổ Lưu Bang, ông cố của Hán
Vũ đế lấy các đất Tượng Quận, Quế Lâm, Nam Hải của Triệu Đà phong cho Ngô Nhuế,
nhưng ba nơi đó là của Triệu Đà. "Đà chưa hàng, xa đoạt khống, lấy phong
cho Nhuế vậy".
Số 1: http://www2.thanhnien.com.vn/Vanhoa/2008/2/27/227642.tno
Số 2:
http://www2.thanhnien.com.vn/Vanhoa/2008/2/28/227859.tno
Số 3:
http://www2.thanhnien.com.vn/Vanhoa/2008/2/29/227923.tno
Số 4:
http://www2.thanhnien.com.vn/Vanhoa/2008/3/3/228408.tno
Số 5:
http://www2.thanhnien.com.vn/Vanhoa/2008/3/4/228612.tno
Số 6:
http://www2.thanhnien.com.vn/Vanhoa/2008/3/5/228773.tno
Số 7:
http://www2.thanhnien.com.vn/Vanhoa/2008/3/6/228910.tno

[22] Bài số 5 trong loạt bàiThiền sư Lê Mạnh Thát và những phát hiện
lịch sử chấn động.
Thiền sư giáo sư Thích Trí Siêu Lê Mạnh Thát:
“Không có cái gọi là thời kỳ "Bắc thuộc lần thứ nhất". Việc lập 9 quận,
trong đó có Giao Chỉ, Cửu Chân và Nhật Nam thuộc Hán chỉ là sự "đoạt
khống" đất đai nhằm thỏa mãn não trạng và ao ước bành trướng của nhà Hán
mà thôi”

[23] Đặc khảo về Hoàng Sa và Trường Sa
Tạp chí Sử Địa số 29 – 1975 – Chủ nhiệm: TS Nguyễn Nhã. “Một gương sáng lịch sử là mỗi khi
thế nước suy hèn vì chia rẽ và nội loạn thì mỗi khi lân bang lấn cõi: Hồ chịu
mất đất Cổ-lân (thuộc Lạng Sơn 1405), Mạc dâng đất La-phù (Quảng Ninh 1540),
Trịnh mất đất nhiều rộng ở biên giới tây bắc và triều Nguyễn khi bị quân Pháp
đặt chế độ bảo hộ, ta đã mất nhiều đất, nhất là mỏ đồng Tụ-long.” (Trích trong
bài “Đúng ba trăm năm trước” của Hoàng Xuân Hãn, Sử Địa, số 27 và 28, 1974, tr
215)

[24] Quĩ
nghiên cứu Biển Đông
(SEAS Foundation)
http://www.seasfoundation.org/content/view/12/29
Xác định được tiềm năng của biển đảo tổ tiên người Việt Nam chúng ta đã xác
nhận chủ quyền trên các quần đảo mà chúng ta phát hiện ra. Ngay từ thế kỷ thứ
17, triều đình Việt Nam đã thực thi quyền làm chủ của mình trên Quần đảo Hoàng
Sa (
黄沙群島 Paracel Archipelago) và Quần đảo Trường Sa (長沙群島
Spratly Archipelago). Chủ quyền đó được thực thi liên tục suốt hơn ba thế kỷ
cho đến ngày nay. Tuy nhiên mấy chục năm gần đây Việt Nam ngày càng mất dần chủ
quyền của mình trên vùng biển đảo do sự xâm lấn của nước láng giềng Trung Quốc.
Năm 1909: Tổng đốc Lưỡng Quảng ra lệnh thám thính quần đảo Hoàng Sa.
Năm 1920: Mitsui Busan Kaisha xin phép Pháp khai thác quần đảo Hoàng Sa. Pháp
từ chối.
Bắt đầu năm 1920: Pháp kiểm soát quan thuế và tuần tiễu trên đảo.
Ngày 30-3-1921: Tổng đốc Lưỡng Quảng sáp nhập Hoàng Sa với Hải Nam. Pháp không
phản đối.
Bắt đầu từ năm 1925: Tiến hành những thí nghiệm khoa học trên đảo do Dr.
Krempt, Giám đốc Viện Hải dương học Nha Trang tổ chức.
8-3-1921: Toàn quyền Đông Dương tuyên bố hai quần đảo: Hoàng Sa và Trường Sa là
lãnh thổ của Pháp.
Năm 1927: Tàu De Lanessan viếng thăm quần đảo Trường Sa.
Năm 1930: Ba tàu Pháp: La Malicieuse, L’Alerte và L’Astrobale chiếm quần đảo
Trường Sa và cắm cờ Pháp trên quần đảo này.
Năm 1931: Trung Hoa ra lệnh khai thác phân chim tại quần đảo Hoàng Sa, ban
quyền khai thác cho Công ty Anglo-Chinese Development. Pháp phản đối.
Năm 1932: Pháp chính thức tuyên bố An Nam có chủ quyền lịch sử trên quần đảo
Hoàng Sa. Pháp sáp nhập quần đảo Hoàng Sa với tỉnh Thừa Thiên.
Năm 1933: Quần đảo Trường Sa được sáp nhập với tỉnh Bà Rịa. Pháp cũng đề nghị
với Trung Hoa đưa vấn đề ra Toà án Quốc tế nhưng Trung Hoa từ chối.
Năm 1938: Pháp cho đặt bia đá, xây hải đăng, đài khí tượng và đưa đội biên
phòng người Việt ra để bảo vệ đảo Pattle (đảo Hoàng Sa) của quần đảo Hoàng Sa.
Năm 1946: Nhật bại trận phải rút lui. Pháp trở lại Pattle (An Vĩnh) nhưng vì
chiến cuộc ở Việt Nam nên phải rút.
Năm 1947: Quân của Tưởng Giới Thạch đổ bộ lên đảo Woody (đảo Phú Lâm) của quần
đảo Hoàng Sa. Pháp phản đối và gửi quân Pháp – Việt trở lại đảo. Hai bên đàm
phán tại Paris. Pháp đề nghị đưa ra Trọng tài quốc tế nhưng Trung Hoa từ chối.
Năm 1950: Quân của Tưởng Giới Thạch rút khỏi đảo Woody.
Năm 1951: Tại Hội nghị San Francisco, Nhật tuyên bố từ bỏ tất cả các đảo, Đại
diện chính phủ Bảo Đại là Thủ tướng Trần Văn Hữu khẳng định chủ quyền của Việt
Nam trên hai quần đảo mà không có nước nào lên tiếng phản đối.
Năm 1956: Quân đội Pháp rút khỏi Đông Dương. Đội canh của Pháp trên đảo Pattle
được thay thế bởi đội canh của Việt Nam. Trung Quốc cho quân chiếm phía Đông
của quần đảo Hoàng Sa, tức nhóm Amphitrite (Nhóm Đông). Trong khi phía Tây,
nhóm Crescent (Lưỡi Liềm), vẫn do quân Việt Nam đóng trên đảo Pattle nắm giữ.
Ngày 1-6-1956: Ngoại trưởng Việt Nam Cộng hoà Vũ Văn Mẫu xác nhận lại chủ quyền
của Việt Nam trên cả hai quần đảo.
Ngày 22-8-1956: Một đơn vị hải quân của Việt Nam Cộng hoà cắm cờ trên quần đảo
Trường Sa và dựng bia đá.
Ngày 4/9/1958: Chu Ân Lai, Thủ tướng nước CHNDTH công khai tuyên bố với quốc tế
về quyết định của Chính phủ Trung Quốc về hải phận 12 hải lý kể từ đất liền của
Hoa Lục, có đính kèm bản đồ về đường ranh giới lãnh hải rõ ràng (trong đó bao
gồm cả hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa).
Năm 1961: Việt Nam Cộng hoà sáp nhập quần đảo Hoàng Sa với tỉnh Quảng Nam.
Năm 1973: Quần đảo Trường Sa được sáp nhập vào tỉnh Phước Tuy.

[25] Quĩ
nghiên cứu Biển Đông
(SEAS Foundation)
http://www.seasfoundation.org/content/view/12/29
Ngày 19/1/1974: Trung Quốc oanh tạc và chiếm Hoàng Sa, giết chết 54 lính Việt
Nam Cộng hòa. Quần đảo Hoàng Sa bị Trung Quốc cưỡng chiếm từ đó đến nay. Từ
sau ngày 9/1/1974, Trung Quốc tập hợp nhiều học giả viết tài liệu nhằm chứng
minh chủ quyền của Trung Quốc trên hai quần đảo Hoàng Sa (Tây Sa) và Trường Sa
(Nam Sa). Hai tác giả nổi bật của họ là Hàn Chấn Hoa (Tổng hợp sử liệu các đảo
Nam Hải nước ta) và Lý Kim Thành.
Năm 1987: Trung Quốc thực hiện nhiều cuộc tuần tiễu ở Trường Sa và xây căn cứ
quân sự ở đây.

[26] Quĩ
nghiên cứu Biển Đông
(SEAS Foundation)
http://www.seasfoundation.org/content/view/12/29
Ngày 14/3/1988: Trung Quốc bắn chìm ba tàu hải quân Việt Nam. Trên 70 người
lính Việt Nam bị mất tích. Trung Quốc đã chặn không cho tàu mang cờ Chữ Thập Đỏ
ra cứu quân Việt Nam.
Tháng 4/1988: Trung Quốc tách Hải Nam ra khỏi tỉnh Quảng Đông để thành lập tỉnh
mới, trong đó có Trường Sa và Hoàng Sa
Năm 1989: Trung Quốc chiếm thêm một đảo/đá nữa của Quần đảo Trường Sa.
Năm 1992: Trung Quốc chiếm thêm một số đảo/đá nữa.
Năm 1994: Đụng độ giữa Việt Nam và một chiếc tàu Trung Quốc nghiên cứu cho Công
ty Crestone.
Năm 2004: Việt Nam mở tuyến du lịch đến ba đảo thuộc quần đảo Trường Sa do Việt
Nam nắm giữ. Trung Quốc phản đối.
Tháng 1/2005: Hải quân Trung Quốc bắn chết 8 ngư dân Việt Nam đang đánh cá ở
vùng biển chủ quyền Việt Nam trong Vịnh Bắc Bộ.
Năm 2006: Trung Quốc mở tuyến du lịch Trường Sa và Hoàng Sa, xây sân bay và bến
cảng ở đây. Việt Nam phản đối.
Tháng 9/2006: Hải quân Trung Quốc bắn xối xả vào ngư dân Việt Nam vào khu vực
Quần đảo Hoàng Sa tránh bão.
Ngày 9/7/2007: Hải quân Trung Quốc đã nã súng vào một số thuyền đánh cá của ngư
dân Việt Nam trong vùng biển Quần đảo Trường Sa.

[27] Quĩ nghiên cứu Biển Đông (SEAS
Foundation)
http://www.seasfoundation.org/content/view/12/29
Tháng 11/2007, Trung Quốc tuyên bố chủ quyền "không bàn cãi" (undisputable
sovereignty) trên hai quần đảo này bằng cách lập huyện Tam Sa quản lý ba quần
đảo trên biển đông, bao gồm Hoàng Sa và Trường Sa.
Ngoài Trung Quốc liên tục xâm chiếm đảo đá và gây mất
ổn định trong khu vực Biển Đông, các nước khác trong khu vực gồm Đài Loan,
Phi-líp-pin, Brunei, Malaysia cũng tranh chấp chủ quyền trên quần đảo Trường
Sa. Tình hình diễn biến trên khu vực Biển Đông đang cho thấy sự mất ổn định
trong khu vực và ảnh hưởng nghiêm trọng tới an ninh quốc phòng và phát triển
kinh tế của Việt Nam.

[28] Quĩ nghiên cứu Biển Đông (SEAS
Foundation)
http://www.seasfoundation.org/content/view/12/29
Từ các tình hình và sự kiện trên, nhân dân Việt Nam
vô cùng căm phẫn trước hành động ngang ngược của Trung Quốc. Nhiều người đã
xuống đường biểu tình trước Đại sứ quán và Lãnh sự quán Trung Quốc ở Hà Nội và Hồ
Chí Minh vào các ngày 9/12/2007 và 16/12/2007. Tình hình trên Biển Đông, đặc
biệt tranh chấp trong khu vực hai Quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa đang là mối
quan tâm của nhiều người Việt Nam.

[29] BBC Tiếng Việt, TQ
đặt VN trong hướng đối ngoại 2008
, http://www.bbc.co.uk/vietnamese/vietnam/story/2008/01/080123_chinavietnamconcerns.shtml
Cựu đại sứ Trung Quốc tại Pháp, ông Ngô Kiến Dân, hiện là Hiệu trưởng Đại học
Ngoại giao Trung Quốc trả lời báo Quốc tế Tiên Khu về chuyện “một số vấn đề
không thuận lợi cho quan hệ Trung-Việt” như sau:
“Nguyên tắc cơ bản của chúng ta là giải quyết khác biệt trên cơ sở hai bên cùng
có lợi, thông qua trao đổi, đàm phán. Ở một số nước, chủ nghĩa dân tộc đang lên
cao. Nó không đồng thuận với xu hướng toàn cầu là hợp tác quốc tế. Không nước
nào có thể đóng cửa mà có được tăng trưởng,"
Giáo sư Ngô Kiến Dân cũng bày tỏ quan điểm rằng:
"Hai bên cần công nhận rằng việc để tinh thần dân tộc chủ nghĩa trào ra sẽ
làm tổn hại quyền lợi của cả hai. Hai nước cũng cần hợp tác để ngăn chặn chủ
nghĩa dân tộc bằng đàm phán và trao đổi thông tin”.

[30] Báo điện tử Đảng Cộng Sản Việt Nam, nghị quyết số 08-NQ/TW ngày 5/2/2007 của Ban Chấp
hành Trung ương Đảng (tại Hội nghị lần thứ 4 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa
X) về một số chủ trương, chính sách lớn để nền kinh tế phát triển nhanh và bền
vững.

http://www.cpv.org.vn/tiengviet/tulieuvankien/vankiendang/details.asp?topic=191&subtopic=9&leader_topic=700&id=BT210422182
Khơi dậy mạnh mẽ lòng tự tôn, tự hào về lịch sử, truyền thống dân tộc; bảo vệ
và làm phong phú thêm các giá trị truyền thống, phát huy vai trò nền tảng và
động lực tinh thần của văn hóa trong phát triển kinh tế – xã hội. Kết hợp hài
hòa giữa giữ gìn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống với tiếp thu có
chọn lọc các giá trị văn hóa tiên tiến và tăng cường giao lưu với các nền văn
hóa bên ngoài.

RELATED ARTICLES

1 COMMENT

Comments are closed.

Tin mới