Saturday, November 23, 2024
Trang chủGóc nhìn mớiTrừng phạt Nga vô dụng hoàn toàn

Trừng phạt Nga vô dụng hoàn toàn

Theo giới chính khách và học giả phương Tây, các biện pháp trừng phạt đối với Nga đã không đem lại hiệu quả cả về chính trị lẫn kinh tế.

Trừng phạt Nga là vô ích về chính trị

Cựu Thủ tướng Pháp Francois Fillon – người từng lãnh đạo chính phủ Pháp trong giai đoạn từ 2007-2012 mới đây đã tuyên bố rằng, các lệnh trừng phạt đối với Nga không đạt được mục tiêu của chúng.

Vị cực chính khách này đã có những chia sẻ về mối quan hệ giữa Châu Âu và Nga. Theo ông, chính những lỗi trong hành động của phương Tây đã dẫn đến cuộc khủng hoảng ở Ukraine và cuộc chiến tranh lạnh mới và người châu Âu hiện nay đang phải đi theo chính sách của Washington.

Các  chính trị gia phương Tây không thể thấy rằng, khi họ đưa Nga ra ngoại vi chính trị thế giới, chủ nghĩa dân tộc Nga đang gia tăng và Moscow quay sang Bắc Kinh và những nước khác.

Ông Fillon nói phát biểu tại Hội nghị thượng đỉnh châu Âu-Ả Rập lần thứ tư ở Athens rằng: “Điều này không có nghĩa rằng chúng ta nên chấp nhận bất kỳ hành vi nào từ phía chính quyền Putin, tuy nhiên, việc trục xuất Nga khỏi cộng đồng quốc tế, các lệnh trừng phạt quốc tế không có cơ hội giúp Moscow và chỉ dẫn đến việc tăng cường cực đoan hóa ở nước này”.

Vị cựu thủ tướng Pháp cũng cho rằng, cuộc đối đầu giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc sẽ đóng vai trò chiến lược quan trọng trong cục diện địa-chính trị thế giới trong 20 năm tới và nếu lợi dụng tốt, Moscow có thể sẽ là người hưởng lợi lớn trong cuộc đấu chí tử này.

Theo ông, Bắc Kinh có thể củng cố những sai lầm chiến lược của Washington, vì hành động của Hoa Kỳ từ Afghanistan đến Iraq không tạo được lòng tin, khiến họ rời khỏi các đồng minh như người Kurd, kịch bản này lặp đi lặp lại và những sai lầm này của Mỹ làm tăng sự hỗn loạn ở Trung Đông.

Fillon cũng nói rằng, những mâu thuẫn trong quan điểm về Nga cũng góp phàn gây ra sự chia rẽ trong lòng châu Âu. Liên minh châu Âu cần duy trì sự thống nhất, nhưng hiện có xu hướng nó đi theo con đường phân tách (exit) và Liên minh châu Âu hiện nay chỉ là sự lựa chọn đối với các quốc gia nhỏ.

Ngoài những bất lợi về chính trị như trên, giới chính khách và học giả châu Âu cũng thừa nhận rằng, những lệnh trừng phạt mà Liên minh châu Âu áp đặt đối với Nga cũng vô dụng về mặt kinh tế và chính chúng đã quay trở lại, đánh vào chính những người dân châu Âu.

Trừng phạt Nga là vô dụng về kinh tế

Trước khi ông Fillon đưa ra đánh giá này, Liên Hợp Quốc cũng đã có những đánh giá rằng, những lệnh trừng phạt giống như những “con dao hai lưỡi” mà cả người sử dụng cũng dễ “bị đứt tay”.

Những đánh giá này nhằm thẳng vào những bất cập trong lệnh trừng phạt mà Liên minh châu Âu áp đặt đối với Nga, ví dụ điển hình là do các lệnh trừng phạt đối với Moscow kể từ năm 2014 dẫn đến sự đáp trả của Nga, các nước EU đã gánh chịu thiệt hại nhiều hơn so với Nga.

Ông Idriss Jazairi, đại diện đặc biệt của Liên Hiệp Quốc về vấn đề ảnh hưởng tiêu cực của các biện pháp cưỡng chế đơn phương đối với quyền lợi và tự do, nói rằng: Liên minh châu Âu cần nỗ lực khắc phục các bất đồng với Nga, vì tổn thất tài chính của khối này do lệnh cấm vận thực phẩm mà Moscow áp đặt hóa ra lớn hơn thiệt hại mà Liên bang Nga phải gánh chịu từ các biện pháp trừng phạt của EU.

“Tôi đã phân tích về việc Nga tổn thất bao nhiêu từ các biện pháp này và châu Âu mất bao nhiêu từ phản ứng của Nga. Hóa ra châu Âu chịu nhiều tổn thất hơn Nga về thu nhập” – ông Jaziri nhấn mạnh.

Từ quan điểm của Liên minh châu Âu, việc áp dụng các biện pháp trừng phạt gây thiệt hại cho các công ty châu Âu lớn hơn so với các công ty Nga. Vị quan chức này khẳng định chắc chắn rằng, có nhiều cách hợp lý hơn để khắc phục sự bất đồng hiện nay, thông qua thảo luận và đàm phán.

Theo ông Jazairi, Nga đã tìm cách giảm thiểu tác động lệnh trừng phạt của EU bằng cách phát triển sản xuất trong nước, đồng thời tìm kiếm những đối tác mới ở châu Phi và châu Á, trong khi Liên minh châu Âu không làm được gì để cải thiện tình trạng tồi tệ của mình.

RELATED ARTICLES

Tin mới