Bức xúc về việc để cho một bộ giáo trình “chui” vào trường theo đường “tiểu ngạch”, vi phạm quy định quản lý nhà nước về xuất bản là một chuyện. Điều nhân nỗi bức xúc lên gấp nhiều lần chính là cách giải thích, biện minh khó tin, thiếu trách nhiệm của người liên quan.
Đại học KD&CN Hà Nội thu hồi giáo trình có “đường lưỡi bò”
Vụ giáo trình đọc sơ cấp 1 tiếng Trung của trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội dính “đường lưỡi bò” ngang ngược, phi lý của TQ chưa thể nguôi ngoai.
Nguôi sao được khi đây là việc quá ư nghiêm trọng, liên quan chủ quyền biển đảo. Càng không thể nguôi khi gần nhưthêm một ngày là thêm một cái sai mới liên quan bị phơi bày.
“Phúc bất trung lai, họa vô đơn chí” – Vế sau của câu tục ngữ này sao đúng đến thế với Trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội.
Giữa lúc đang bấn lên với việc xử lý trách nhiệm những người liên quan; bấn lên với việc làm sao để thu hồi, không bỏ sót cả ngàn bản sách giáo trình đọc sơ cấp “Developing Chinese” đã photo copy, tán phát trong sinh viên; bấn lên với việc giải trình với các cơ quan chức năng,thì lại lộ thêm một điều bất ngờ mới:cùng bộ giáo trình này, cuốn nghe sơ cấp tiếng Trung, trang 32, cũng thò ra một cái “lưỡi bò” phi pháp.
Nào đã hết. Gần đây nhất, lại phát hiện cuốn “Tổng quan về Trung Quốc” mà trường đại học nàyđang dùng giảng dạy, quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa thuộc chủ quyền Việt Nam bị ghithành Tây Sa và Nam Sa thuộc TQ.
Và về nguồn gốc, giáo trình “Tổng quan về Trung Quốc” cũng có xuất xứ từ TQ, được xuất bản bởiNXB Đại học Bắc Kinh năm 2018 – “món quà” đối tác TQ tặng Trường.
Đương nhiên, làm gì có chuyện nhầm lẫn ở đây. Rõ ràng một điều là TQ cố tình.Họ làm thế như một chủ trương nhất quán nhằm tuyên truyền yêu sách “đường lưỡi bò” chín đoạn nuốt gần hết biển Đông mà họ ngang ngược, kiên trì đưa ra lâu nay, bất chấp sự phản đối, bác bỏ của công pháp quốc tế.
Bức xúc về việc để cho một bộ giáo trình “chui” vào trường theo đường “tiểu ngạch” vi phạm quy định quản lý nhà nước về xuất bản (không có giấy phép, không được in/nhân bản) là một chuyện, cái nhân sự bức xúc lên gấp nhiều lần chính là cách giải thích, biện minh rất thiếu trách nhiệm của người liên quan.
Họ giải thích thế nào ?
Thì đây, ông Bùi Văn Thanh, chủ nhiệm khoa tiếng Trung – tiếng Nhật, Trường ĐH Kinh doanh và công nghệ Hà Nội, khi được chất vấn, đã nói rằng:”Có cái này thôi, chỉ chấm chấm thế này, ngay giáo viên không hiểu chấm chấm là “đường lưỡi bò”, sinh viên không hiểu đây là gì vì không học bản đồ, chủ yếu học ngữ pháp. Trong này giáo trình không nói về đường biên giới, tranh chấp Trường Sa, Hoàng Sa hay “đường lưỡi bò”, chỉ vẽ thế này nhưng nhiều người không biết chấm chấm là gì”.
Ô hay !Nào có phải thuật ngữ chuyên ngành gì quá đặc biệt ? Nào phải một khái niệm nào quá xa lạ? Vấn đề biển đảo mấy năm nay có khi nào không nóng?
Và đi liền với nó, ai mà không phẫn nộ, không biết cái “lưỡi bò” tham lam gồm9 đoạn ngang ngược của TQ bị cả thế giới tẩy chay.
Huống chi là giảng viên đại học, chữ nghĩa đầy mình?!