Sự kiện tại Tân Cương đã gây chấn động toàn thế giới thời gian gần đây. Chính quyền Trung Quốc giam giữ hơn 1 triệu người Hồi giáo Duy Ngô Nhĩ, chia tách hàng ngàn trẻ em với cha mẹ, san phẳng hàng loạt nhà thờ và khu dân cư, xét nghiệm mẫu máu để sẵn sàng cho mổ cướp nội tạng. Tuy nhiên còn một hành động vô cùng thâm độc nữa, đó là chính quyền đã cử hơn 1 triệu người Hán tới sống cùng các gia đình người Duy Ngô Nhĩ.
Câu chuyện tại Tân Cương
Lấy lý do từ vụ bạo động Tân Cương năm 2009, chính quyền Trung Quốc đã tuyên truyền rằng người Duy Ngô Nhĩ có tư tưởng Hồi giáo cực đoan. Theo nghiên cứu của tiến sĩ Darren Byler (ĐH Washington) đăng trên China File, từ năm 2014 – 2017 hơn 1 triệu người Hán đã được cử tới sống chung với các gia đình người Duy Ngô Nhĩ.
Công việc chính của những người Hán này là theo dõi xem các thành viên trong gia đình có “tư tưởng cực đoan” không? Họ được yêu cầu ghi lại bất kì dấu hiệu nào “bất thường” của các thành viên gia đình, như có đọc Kinh Koran không, có biết tiếng A Rập không, có từ chối rượu và thịt lợn không… Khi có đủ các chứng cớ nghi ngờ ai đó “có tư tưởng Hồi giáo cực đoan” thì người đó sẽ được báo cáo để đưa vào “giáo dục lại trong các Trung tâm giáo dục nghề nghiệp”, mà thực chất là các trại cải tạo. Một việc mà người dân bắt buộc phải làm, là cùng người Hán đi chào cờ mỗi sáng, học tập “văn kiện đại hội đảng 19” và tư tưởng Tập Cận Bình vào các buổi tối.
Hầu hết công luận quốc tế đều nhìn nhận rằng chính quyền Trung Quốc đang cố gắng Hán hoá người dân tộc Duy Ngô Nhĩ. Nhưng Hán hóa, học tập văn hóa người Hán lại không phải là điều xấu, câu chuyện “tẩy não” mới là điều đáng sợ.
Văn hoá Trung Hoa truyền thống và người Trung Quốc ngày nay
Văn hoá Trung Hoa truyền thống chịu ảnh hưởng từ ba tôn giáo lớn là Nho giáo, Phật giáo và Đạo giáo. Trung Quốc trong lịch sử thường được gọi là “Lễ nghi chi bang”, tức là đất nước của lễ nghi.
Chính quyền Trung Quốc chiếm được quyền lực từ năm 1949. Họ đã thực hiện liên tục các cuộc vận động cải tạo tư tưởng, bắt đầu bằng đàn áp các nhóm người dẫn dắt tư tưởng truyền thống của xã hội, đến Đại cách mạng văn hoá phá huỷ văn hoá truyền thống trên toàn xã hội. Sau đó nhồi nhét tư tưởng vô thần, lấy đấu tranh làm triết lý cơ bản. Dân chúng Trung Quốc từ đó, nhìn nhận về mọi vấn đề theo một cách hoàn toàn khác biệt so với thế giới.
Hàng triệu người Hán được cử đến Tân Cương “công tác”, họ không thể hiểu rằng cần phải tôn trọng văn hoá, tín ngưỡng và cả cuộc sống riêng tư của hàng chục triệu người Hồi giáo Duy Ngô Nhĩ. Họ muốn tẩy não người ta, nhưng họ không hiểu rằng chính họ mới là những kẻ đã bị tẩy não. Với sự sai lệch ngay từ lối nghĩ, kết hợp với thông tin giả dối một chiều từ chính quyền Trung Quốc, họ hầu như không có cơ hội để hiểu được những gì là văn hoá thực sự.
Điều đó lý giải tại sao các cảnh sát Trung Quốc, thậm chí cả bác sĩ tại đại lục ngày nay lại sẵn sàng đối xử tàn nhẫn với con người, thậm chí mổ sống hàng triệu người để lấy nội tạng. Họ hành động như ma quỷ, nhưng với một suy nghĩ mơ hồ rằng họ làm việc đó vì thực hiện nghĩa vụ đối với đất nước và những nạn nhân trước mặt họ đáng bị đối xử như vậy.
Con đường nào cho người dân Trung Quốc?
Văn hoá của mỗi dân tộc phải trải qua hàng trăm, hàng ngàn năm mới có thể định hình. Nhìn chung, văn hoá truyền thống của tất cả các dân tộc trên thế giới đều xuất phát từ các tín ngưỡng. Phá huỷ đi văn hoá đối với một dân tộc mà nói chính là phá đi linh hồn của họ, đưa họ đến con đường huỷ diệt. Khi không có văn hoá đạo đức ước thúc, người ta sẽ hành động cảm tính, bị danh, lợi, tình và dục vọng thúc đẩy. Từ đó bất chấp hậu quả mà đi đến huỷ hoại bản thân, huỷ hoại thế giới. Nó lý giải tại sao ngày nay, người Trung Quốc sản xuất ra nhiều hàng giả, độc hại nhất thế giới, họ cũng là nhóm người gây mất cảm tình nhất khi tiếp xúc với thế giới.
Cuối bài viết của tiến sĩ Darren Byler có đoạn: “Tôi tin họ. Hầu hết trong số họ chỉ đơn giản là không hiểu được nỗi kinh hoàng mà họ đang tạo ra”. Tức là, mặc dù bị bắt buộc phải xa nhà hàng ngàn dặm, mang theo “sứ mệnh” cải biến sự lạc hậu và cực đoan của người Duy Ngô Nhĩ “đáng thương”, những người Hán này cũng ít nhiều có thiện chí. Nhưng họ không thể hiểu rằng chính họ mới là những người đáng thương.
Vậy con đường nào mới có thể giúp hơn một tỉ người Hán tại Trung Quốc trở lại thành một dân tộc có văn hoá? Chỉ có con đường tự do tư tưởng, tự do tín ngưỡng chân chính, đề cao đạo đức, thì người Hán mới chung sống hài hoà và giúp ích cho các dân tộc khác trên thế giới được.