Friday, January 10, 2025
Trang chủSự thật Trung HoaTuyên bố chung Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 35: Chỉ...

Tuyên bố chung Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 35: Chỉ trích một quốc gia “gây tổn hại đến lòng tin lẫn nhau và gia tăng căng thẳng”

Các quốc gia thành viên ASEAN đã đưa ra một bản Tuyên bố trong thời gian diễn ra Hội nghị cấp cao, bày tỏ quan ngại về vấn đề Biển Đông và cáo buộc Trung Quốc tiến hành các hoạt động quân sự ở Biển Đông tuy không nêu rõ tên.

Trong diễn văn khai mạc, Thủ tướng Thái Lan Prayuth Chan-ocha nhấn mạnh: Chúng tôi tập hợp tại đây trong quan hệ đối tác và tình hữu nghị với thế giới để biến khu vực thành một nơi tốt đẹp hơn cho tất cả mọi người”. Thủ tướng nước chủ nhà cũng điểm lại những thành tựu mà ASEAN đạt được trong năm nay với chủ đề “Thúc đẩy quan hệ đối tác vì sự bền vững”, góp phần hiện thực hóa Cộng đồng ASEAN hướng tới người dân, lấy người dân làm trung tâm, không bỏ lại ai phía sau và hướng tới tương lai. ASEAN đồng thời có những bước tiến mạnh mẽ thông qua triển khai “Tuyên bố Tầm nhìn các nhà lãnh đạo ASEAN về thúc đẩy quan hệ đối tác vì sự bền vững”, văn kiện Tầm nhìn ASEAN về khu vực ASEAN và Ấn Độ Dương. Những vấn đề ASEAN và thế giới phải đối mặt với những thách thức và bất ổn gia tăng, cùng với đó là tạo ra một môi trường thuận lợi cho hòa bình và ổn định lâu dài, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế năng động và phát triển bền vững. Thủ tướng Thái Lan cũng đề nghị các bên tiếp tục nỗ lực để kết thúc các cuộc đàm phán về Đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP) trong năm nay nhằm kích thích tăng trưởng kinh tế cũng như thương mại và đầu tư…

Sau Hội nghị, Thủ tướng Thái Lan Prayut Chan-o-cha (4/11) đã chủ trì họp báo quốc tế thông báo kết quả Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 35 và các hội nghị cấp cao liên quan. Theo Thủ tướng Prayut, trong 3 ngày diễn ra chuỗi các hội nghị, 18 nhà lãnh đạo từ khắp nơi trên thế giới cùng Tổng Thư ký Liên hợp quốc và Giám đốc Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) đã tham gia 9 hội nghị thượng đỉnh tại tỉnh Nonthaburi giáp với thủ đô Bangkok. Thành công của các hội nghị đã cho thấy vai trò trung tâm của ASEAN trong cấu trúc khu vực cũng như vai trò cầu nối của ASEAN với các đối tác. Trước những diễn biến gần đây ở khu vực, các nhà lãnh đạo nhấn mạnh tầm quan trọng của việc giải quyết các tranh chấp bằng biện pháp hòa bình. Thủ tướng Prayut cho biết, tại Hội nghị Thượng đỉnh lần thứ ba về Hiệp định Đối tác toàn diện khu vực (RCEP), các nhà lãnh đạo đã ra Tuyên bố chung về RCEP. Tuyên bố chung nêu rõ việc hoàn thành đàm phán RCEP đã mở ra một thị trường rộng lớn chiếm hơn 50% dân số thế giới và chiếm gần 30% thương mại toàn cầu.

Thủ tướng Prayut nói thêm rằng các nhà lãnh đạo ASEAN đã thảo luận hợp tác với các đối tác bên ngoài để thúc đẩy an ninh con người bền vững, đặc biệt trong các lĩnh vực như rác thải biển, biến đổi khí hậu, thiên tai, khói mù xuyên biên giới, thúc đẩy các quyền và giáo dục trẻ em. Ngoài ra, các nhà lãnh đạo ASEAN cũng đã thảo luận về cách tiếp tục theo đuổi Tài liệu Quan điểm của ASEAN về Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương thông qua các hoạt động và dự án hợp tác cùng có lợi dựa trên các nguyên tắc là tin tưởng lẫn nhau, tôn trọng lẫn nhau và cùng có lợi.

Trong khi đó, giới truyền thông cho biết Hội nghị cấp cao các nước ASEAN đã ra Tuyên bố bày tỏ quan ngại về vấn đề Biển Đông và cáo buộc Trung Quốc tiến hành các hoạt động quân sự ở Biển Đông. Trang tin Hoa ngữ Đa Chiều cho biết, truyền thông Nhật Bản đã theo dõi và phân tích về quan hệ giữa Trung Quốc với các nước ASEAN trong vấn đề Biển Đông. Theo Yomiuri Shimbun (Nhật Bản), các nước ASEAN đã ra Tuyên bố Hội nghị cấp cao ASEAN tại Bangkok, Thái Lan vào ngày 3 tháng 11. Trước những hành động của Trung Quốc thúc đẩy việc xây dựng các căn cứ quân sự ở Biển Đông, bản Tuyên bố đã viết rõ “cần phải lưu ý đến các bên”. Đáp lại việc Trung Quốc xây dựng các đảo nhân tạo ở Biển Đông, tuyên bố tuy không nêu rõ tên Trung Quốc, nhưng lên án hành vi này đã “gây tổn hại đến lòng tin lẫn nhau và gia tăng căng thẳng”.

Ngoài ra, Tuyên bố của Hội nghị Ngoại trưởng các nước ASEAN cũng đề cập đến “Bộ quy tắc ứng xử trên Biển Đông”. Theo bản tin của Thông tấn xã Nhật Bản Jiji Press, bản Tuyên bố đã viết “để sớm đạt được một thỏa thuận và bắt đầu các cuộc đàm phán thực chất”. Tuy nhiên, Đài truyền hình Nhật Bản Asahi chỉ ra rằng, tuy mục tiêu là đạt được thỏa thuận trong năm nay, nhưng giữa một số quốc gia vẫn tồn tại ý kiến khác nhau về vấn đề Biển Đông; vì vậy việc đạt được thỏa thuận về của “Bộ quy tắc ứng xử trên Biển Đông” dự kiến sẽ bị kéo dài thêm.

RELATED ARTICLES

Tin mới