Wednesday, November 27, 2024
Trang chủGóc nhìn mớiTQ muốn gì ở biển Đông?

TQ muốn gì ở biển Đông?

Cả Trung Quốc và Mỹ đều đang ra sức cạnh tranh ảnh hưởng về quân sự, kinh tế, chính trị trong khu vực giữa hai nước.

Mỹ và Trung Quốc (TQ) đều đang cáo buộc nhau bắt nạt ở biển Đông. Nhưng thực tế ai đang bắt nạt ai ở biển Đông? Trong bài viết trên diễn đàn chính sách East Asia Forum (Úc), nhà phân tích chính sách hàng hải, nhà bình luận và tham vấn chính trị chuyên về châu Á Mark J. Valencia đã có nhận định đáng chú ý về vấn đề này.

Bắt nạt là hành động gây ảnh hưởng bằng vũ lực hay đe dọa dùng vũ lực buộc một bên khác phải làm điều mà bên đó không muốn. Tất cả các nước đều có bổn phận luật pháp phải “kiềm chế mọi hình thức cưỡng ép về quân sự , chính trị, kinh tế hay bất kỳ hình thức nào khác với bất kỳ nhà nước nào độc lập về chính trị và toàn vẹn lãnh thổ, trong các quan hệ quốc tế”.

Cưỡng ép và dọa dẫm cũng là hình thức bắt nạt. Cưỡng ép lên tới mức đe dọa dùng vũ lực đối với lãnh thổ, hay với hòa bình, hay với an ninh của bất kỳ nhà nước nào sẽ là một sự vi phạm trực tiếp Hiến chương Liên Hiệp Quốc (LHQ).

Ngày 21-7-2019, Bộ Ngoại giao Mỹ ra một tuyên bố cáo buộc TQ bắt nạt một số nước Đông Nam Á và đe dọa an ninh năng lượng khu vực khi phong tỏa các nước này tiếp cận tài nguyên ở biển Đông. TQ cũng có hành động nghiên cứu hàng hải trong vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) hợp pháp của Việt Nam dù Việt Nam kiên quyết phản đối.

TQ “cưỡng ép, dọa dẫm”

Theo người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ Morgan Ortagus, các hành động của các tàu khảo sát TQ là “một sự leo thang của TQ trong nỗ lực dọa dẫm các nước cùng tranh chấp khác khỏi việc phát triển các nguồn tài nguyên ở biển Đông”.

Việc triển khai các tàu hải cảnh và tàu “dân quân hàng hải” tháp tùng tàu nghiên cứu, thăm dò địa chấn làm người khác có suy nghĩ TQ đang vận dụng chiêu thức đe dọa sử dụng vũ lực để hỗ trợ sự xâm nhập trái phép của mình. Thủ tướng Úc Scott Morrison từng có động thái phản đối hành động của TQ, lên tiếng đề nghị các láng giềng của TQ kháng cự lại sự “cưỡng ép” này.

TQ có lịch sử hăm dọa các nước và cả các công ty dầu mỏ quốc tế có ký hợp đồng thăm dò khai thác với các nước này, nhằm phá rối hoạt động thăm dò khai thác dầu trong các khu vực nằm trong tuyên bố chủ quyền đường lưỡi bò phi pháp của TQ trên biển Đông. Cả Việt Nam và Philippines cũng cáo buộc TQ can thiệp hoạt động thăm dò dầu mỏ của mình, ngay trong các vùng đặc quyền kinh tế , thềm lục địa của mình.

Thái độ dọa dẫm của TQ càng được khẳng định hơn khi nối kết với các hành xử hiếu chiến khác của TQ trước đó, như chiếm bãi cạn Scarborough từ Philippines và huy động một số lượng lớn tàu cá đến các vùng biển Đông mà Philippines đang kiểm soát.

Nếu còn bất kỳ nghi ngờ nào về việc TQ đe dọa dùng vũ lực trong tranh chấp hàng hải thì hãy nhớ đến việc Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte hồi tháng 5-2017 từng tố cáo TQ đe dọa chiến tranh nếu Philippines thực thi phán quyết của Tòa Trọng tài thường trực – được thành lập theo Phụ lục VII, Công ước LHQ về Luật Biển (UNCLOS) – chống lại TQ, bằng việc khoan khai thác dầu ở các vùng biển mà TQ tuyên bố chủ quyền. Phán quyết của Tòa Trọng tài thường trực năm 2016 xử Philippines thắng, bác tuyên bố chủ quyền phi pháp của TQ ở biển Đông.

Trung Quốc muốn gì ở biển Đông? - Ảnh 1.

Mỹ triển khai đội tàu sân bay USS Carl Vinson đến tuần tra biển Đông hồi tháng 3-2018. Ảnh: STAR AND STRIPES

Trung Quốc muốn gì ở biển Đông? - Ảnh 2.

Trung Quốc triển khai tàu hải cảnh ra biển Đông như một hình thức bắt nạt. Ảnh: MANILA JOURMO

Mỹ “ngoại giao tàu chiến”

Trên đây là các biểu hiện bắt nạt của TQ. Vậy còn Mỹ thì sao? Ngày 29-8 vừa qua là lần gần nhất Mỹ thực hiện chiến dịch tuần tra tự do hàng hải (FONOP) ở biển Đông. Các chiến dịch FONOP với nhiều tàu chiến và máy bay chiến đấu của Mỹ thách thức các tuyên bố lãnh thổ và quyền tài phán của TQ mà Mỹ xem là không phù hợp với UNCLOS, khuyến cáo TQ không can thiệp tự do lưu thông của các tàu chiến ở biển Đông.

Với các chiến dịch FONOP, Mỹ không chỉ bị TQ cáo buộc là bắt nạt và muốn có “quyền bá chủ về hàng hải” mà còn khiến Mỹ ít nhiều bị chỉ trích là sử dụng “ngoại giao tàu chiến”.

Mỹ cho tàu đi qua biển Đông là thực hiện tự do hàng hải (FONOP), không phải kiểu bắt nạt, hù dọa…

Tháng 3-2018, Mỹ triển khai đội tàu sân bay USS Carl Vinson đến biển Đông để thực hiện chiến dịch FONOP. Điều đó cho thấy, Mỹ luôn quan tâm đến vấn đề tranh chấp tại biển Đông và nhất quán trong quan điểm bảo vệ tự do hàng hải. Mỹ luôn đưa ra quan điểm: Máy bay và tàu chiến của Mỹ có thể di chuyển đến bất cứ đâu luật pháp quốc tế cho phép.

Lập trường của Mỹ ủng hộ việc giải quyết hòa bình các tranh chấp trên cơ sở luật pháp quốc tế, trong đó có Công ước LHQ về luật Biển 1982, thực hiện đầy đủ Tuyên bố của các bên về ứng xử trên Biển Đông (DOC) và hướng tới hoàn tất Bộ quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC) hiệu quả, có tính ràng buộc pháp lý.

Trong khuôn khổ chuyến thăm Việt Nam hồi tháng 8, Tham mưu trưởng Không quân Mỹ David Goldfein tái khẳng định Mỹ muốn đảm bảo tất cả các quốc gia đều có thể tham gia vào hoạt động hàng hải và hàng không quốc tế theo luật pháp nên sự hiện diện của Mỹ là để đảm bảo rằng tất cả các quốc gia đều đạt được lợi ích từ việc tôn trọng những luật lệ toàn cầu, kể cả Trung Quốc.

Tư lệnh không quân Mỹ tại Thái Bình Dương Charles Brown Jr. cũng nhấn mạnh việc đảm bảo đảm bảo một khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương rộng mở và tự do là “một trong những phần rất quan trọng trong chính sách của Mỹ”.

Gặp các lãnh đạo Hiệp hội Các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) tại cuộc họp thượng đỉnh ASEAN – Mỹ lần thứ 7 trong khuôn khổ kỳ Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 35 tại Bangkok (Thái Lan) mới đây, Cố vấn an ninh quốc gia Mỹ Robert O’Brien lên án TQ “dọa dẫm” ở biển Đông.

Tại hội nghị, Cố vấn O’Brien đã chuyển thông điệp của Tổng thống Mỹ Donald Trump mời các lãnh đạo ASEAN sang “tham dự một hội nghị thượng đỉnh đặc biệt với tôi ở Mỹ” trong quý đầu năm 2020.

RELATED ARTICLES

Tin mới