Thursday, January 9, 2025
Trang chủSự thật Trung HoaĐối phó với TQ, Mỹ bán tàu ngầm hạt nhân lớp Virginia...

Đối phó với TQ, Mỹ bán tàu ngầm hạt nhân lớp Virginia cho Australia

Giới chuyên gia nhận định, không loại trừ khả năng Mỹ sẽ bán tàu ngầm hạt nhân lớp Virginia cho Austalia nhằm tăng cường năng lực tác chiến cho đồng minh để phối hợp đối phó với lực lượng tàu ngầm của Trung Quốc ở châu Á – Thái Bình Dương.

Chuyên gia Harry J. Kazianis nhận định viễn cảnh Mỹ cung cấp các tàu ngầm hạt nhân lớp Virginia cho đồng minh là một điều gì đó gây chấn động, nhưng hoàn toàn có khả năng xảy ra trong tương lai. Theo chuyên gia Kazianis, nếu Mỹ cung cấp một số tàu ngầm lớp Virginia cho Australia và các đồng minh khác ở châu Á – Thái Bình Dương thì sẽ giúp tăng cường đáng kể năng lực đối phó với Trung Quốc. Hải quân Mỹ đã báo cáo với Quốc hội về việc cần duy trì 39 tàu ngầm tấn công nhanh vào năm 2030. Riêng ở khu vực Tây Thái Bình Dương, Mỹ cần tới 30-31 tàu ở thời điểm căng thẳng nhất. Do đó, nếu trang bị cho Australia 8-10 tàu ngầm lớp Virginia sẽ giúp giảm gánh nặng cho hải quân Mỹ tới 30-40%.

Trong khi đó, việc sở hữu tàu ngầm tuần tra an ninh là ưu tiên hàng đầu đối với Australia. Hiện nước này đã ký hợp đồng mua 12 tàu ngầm của Pháp với giá 35 tỉ USD. Chuyên gia quốc phòng Australia Ross Babbage cho rằng trong tương lai, Australia cần mua hoặc thuê 10-12 tàu ngầm hạt nhân lớp Virginia hay tàu ngầm hạt nhân lớp Astute của Anh. Theo chuyên gia này, các tàu ngầm lớp Virginia của Mỹ đã chứng minh khả năng hoạt động bền bỉ, ít rủi ro, có khả năng mở rộng nâng cấp và không bao giờ cần nạp năng lượng vì sử dụng động cơ hạt nhân. Một khi sở hữu tàu ngầm hạt nhân lớp Virginia, Australia có thể tăng cường tuần tra, hợp tác với Mỹ ở khu vực Ấn Độ – Thái Bình Dương. Dĩ nhiên, các tàu ngầm lớp Virginia hoạt động hết sức tốn kém và hải quân Australia cần phải được huấn luyện theo tiêu chuẩn tương đương với binh sĩ hải quân Mỹ.

Tuy nhiên, cựu đại tá quân đội Nga Mikhail Khodarenok lại cho rằng viễn cảnh Mỹ cung cấp tàu ngầm hạt nhân cho đồng minh sẽ chưa thể xảy ra trong tương lai gần. Theo đó, Mỹ chưa sẵn sàng để chuyển giao một phần ba số tàu ngầm hạt nhân hiện đại cho quốc gia khác, dù đó là đồng minh. Không những vậy, mỗi tàu ngầm lớp Virginia có giá 2,8 tỉ USD và cần một khoảng thời gian dài để Mỹ hoàn tất kế hoạch đóng 66 tàu ngầm thuộc lớp này. Ngoài ra, nếu Mỹ chuyển giao tàu ngầm Virginia cho Australia và đồng minh khác thì Mỹ sẽ vi phạm hiệp ước xuất khẩu công nghệ hạt nhân. Trong khi đó, chuyên gia nghiên cứu cấp cao của Viện Mỹ và Canada Vladimir Batyuk chỉ ra, nếu Australia bằng cách nào đó được cung cấp tàu ngầm tấn công hạt nhân thì đó sẽ không phải là vấn đề lớn đối với Nga vì lý do địa lý đơn thuần khi khoảng cách giữa hai nước là 10.000km. Ngoài ra, chuyên gia quân sự Nga Andrei Koshkin nhận định, Mỹ rất tích cực trong việc sử dụng các khả năng của mình để tăng áp lực quân sự, chính trị, tâm lý và kinh tế đối với Nga. Nhưng cung cấp tàu ngầm hạt nhân cho Australia sẽ là một nhiệm vụ rất khó khăn của Washington bởi tầm nhìn chiến lược là một chuyện và việc thực hiện trên thực tế là một chuyện khác. Sau khi cung cấp tàu ngầm hạt nhân, Mỹ sẽ phải chịu trách nhiệm cho sự phát triển của công nghệ hạt nhân, ông này nhấn mạnh.

Trong khi đó, Thời báo Hoàn cầu Trung Quốc cho rằng, bài báo của NI thực ra đang nhắm vào Trung Quốc bởi không có nhiều nội dung trong văn bản liên quan đến Nga. Theo tờ báo trên, “đối với Mỹ, việc liệu có thể bán hoặc cho thuê nền tảng năng lượng hạt nhân tiên tiến nhất của lớp Virginia cho các đồng minh hay không thực sự là một dấu hỏi lớn. Đối với một quốc gia như Australia, việc mua khoảng 10 tàu ngầm hạt nhân lớp Virginia nằm ngoài khả năng kinh tế. Nếu Mỹ chế tạo các tàu ngầm hạt nhân này và sau đó cho Australia hoặc các nước khác thuê thì rõ ràng sức đe dọa nằm trong tay các nước này sẽ không bằng nằm trong tay Mỹ”. Tuy nhiên, chuyên gia quân sự Trung Quốc Lý Kiệt thừa nhận, nếu Mỹ và Australia hợp tác trong vấn đề này, nó sẽ gây ra mối đe dọa lớn cho Trung Quốc và Nga. Bởi lớp Virginia là tàu ngầm tấn công chạy bằng năng lượng hạt nhân, có thể chạy ở chế độ yên tĩnh, có thể tác chiến biển xa cũng như chấp hành nhiệm vụ biển gần nên sẽ mang tới mối đe dọa cho biên đội tàu ngầm quy mô lớn của Trung-Nga. Được biết, tàu ngầm hạt nhân lớp Virginia của Mỹ được đánh giá là tàu ngầm hiện đại nhất thế giới. Vật liệu chế tạo đặc biệt, thiết kế khí động học độc đáo kết hợp với động cơ phản lực nước giúp tàu ngầm hạt nhân lớp Virginia hoạt động cực êm, gần như tàng hình để lặng lẽ tiến tới và hủy diệt đối phương. Virginia là lớp tàu ngầm tấn công xương sống và hiện đại được thiết kế nhằm thay thế vai trò của “người tiền nhiệm” – tàu ngầm lớp Los Angeles và kể cả lớp Seawolf tiên tiến hơn nhưng có chi phí quá đắt đỏ và phức tạp. Tàu ngầm lớp Virginia được trang bị công nghệ tàng hình thế hệ mới nhất cùng hệ thống vũ khí vô cùng uy lực, biến nó thành một sát thủ cực kỳ đáng sợ trong vùng nước sâu giữa đại dương cũng như vùng duyên hải ven bờ. Để giảm độ ồn tối đa, xung quanh tàu ngầm được trang bị lớp ngói bọc bằng cao su để giảm tiếng ồn tối đa. Bên trong tàu cũng được thiết kế và bọc các vật liệu để khi va chạm, cọ sát bởi các thủy thủ điều khiển tàu cũng không gây ra tiếng ồn lớn khi tàu hoạt động dưới lòng biển.

Virginia cũng là lớp tàu ngầm đầu tiên của Hải quân Mỹ được thiết kế với khả năng tiếp nhận hoặc triển khai 9 lính đặc nhiệm hải quân SEAL trong khi tàu vẫn đang ở chế độ lặn. Các thủy thủ trên tàu sẽ chia nhau trong 3 ca trực để điều khiển con tàu. Để điều khiển con tàu nặng tới 9.300 tấn này cần tới 135 thủy thủ. Vũ khí trang bị của tàu gồm 12 ống phóng thẳng đứng với cơ số 16 tên lửa hành trình đối đất UGM-109 Tomahawk. Bên cạnh đó là 4 ống phóng lôi cỡ 533 mm, tương thích với ngư lôi hạng nặng Mk 48 hoặc tên lửa chống tàu Sub Harpoon (dự trữ 26 tên lửa và ngư lôi). Bên cạnh đó là 4 ống phóng lôi cỡ 533 mm, tương thích với ngư lôi hạng nặng Mk 48 hoặc tên lửa chống tàu Sub Harpoon (dự trữ 26 tên lửa và ngư lôi).

Đáng chú ý, tàu ngầm lớp Virginia được trang bị lò phản ứng hạt nhân thế hệ mới để nâng cao năng lực cơ động và vận hành của động cơ. Bên cạnh đó, việc ứng dụng các công nghệ mới trong lò phản ứng hạt nhân thế hệ mới còn giúp các nước giảm tối đa chi phí nghiên cứu chế tạo. Các tàu ngầm hạt nhân lớp Virginia được trang bị lò phản ứng mới S9G với năng lực làm giàu Uranium ở mức độ cao nên trong toàn bộ quá trình vận hành không cần phải thay thế các thanh nhiên liệu. Virginia còn được ứng dụng công nghệ mới sử dụng kỹ thuật đẩy phản lực nước Pump-jet thế hệ mới để nâng cao khả năng tàng hình và công suất. Kỹ thuật đẩy động cơ mới này cho phép tàu tạo ra ít bọt khí hơn, đồng thời tiếng ồn động cơ cũng giảm thiểu rất nhiều. Ngoài ra, động cơ của kỹ thuật này được lắp đặt bên trong thân tàu nên thuận tiện cho công tác bảo dưỡng, sửa chữa; đồng thời giúp tàu có thể hoạt động dễ dàng tại vùng nước nông hơn so với các loại tàu sử dụng công nghệ khác. Tàu ngầm lớp Virginia của Mỹ còn sử dụng cột buồm lượng tử ánh sáng thay thế kỹ thuật kính ngắm quang học truyền thống. Theo đó, tàu Virginia sử dụng cột buồn lượng tử ánh sáng BVS-1 thế hệ mới do Tập đoàn SAFRAN nghiên cứu chế tạo. So với các loại kính ngắm quang học thế hệ cũ, cột buồm lượng tử ánh sáng có giá thành thấp hơn, hình ảnh hiển thị rõ ràng và sắc nét hơn, tốc độ đường truyền nhanh hơn, tiết giảm tối đa không gian làm việc bên trong trung tâm chỉ huy của tàu ngầm. Ngoài ra, tàu còn sử dụng hệ thống sonal 3D nâng cao năng lực trinh sát, thăm dò, phát hiện các loại mục tiêu dưới nước. Virginia được trang bị hơn 10 hệ thống sonal, bao gồm sonal quét mảng pha điện tử chủ động, sonal quét mảng pha điện tử bị động, bên mạn phải được lắp đặt hệ thống BQG-5A, sonal chỉ huy, hai phía đầu và đuôi tàu được lắp sonal chủ động cao tần, ngoài ra hệ thống đặc biệt được chú ý và quan trọng nhất là hệ thống sonal xử lý trung tâm AN/BQQ-10.

Trong khi đó,Trung Quốc có thể đang vận hành 4 tàu ngầm hạt nhân mang tên lửa đạn đạo (SSBN), 6 tàu ngầm tấn công chạy bằng năng lượng hạt nhân (SSN) và 50 tàu ngầm thông thường. Trong số các SSBN có tàu ngầm lớp Hạ (Type 092) – tàu ngầm chạy bằng năng lượng hạt nhân và mang tên lửa hạt nhân đầu tiên được thiết kế và đóng ở châu Á – với độ choán nước 6.500 tấn, được trang bị 6 ống phóng ngư lôi 533 mm, có thể mang theo 12 tên lửa đạn đạo JL-1. Bên cạnh đó là 4 – 5 chiếc lớp Tấn (Type 094) dài 135 m, độ choán nước 11.000 tấn, mỗi chiếc mang 12 tên lửa đạn đạo liên lục địa JL-2 có tầm bắn đến 7.200 km. Tên lửa này có thể mang đầu đạn hạt nhân đến 1 megaton (1.000 kiloton), trong khi quả bom nguyên tử Mỹ thả xuống TP.Hiroshima (Nhật Bản) vào năm 1945 có sức nổ 15 kiloton. Trong năm tới, Trung Quốc dự kiến tiếp tục nâng cấp tàu ngầm lớp Thương và đóng tàu ngầm Type 096 nhằm trang bị tên lửa JL-3 đang được thử nghiệm, có tầm bắn lên đến 11.900 km và có thể vươn đến mọi mục tiêu tại Mỹ. Theo báo cáo đưa ra vào tháng 8 về sức mạnh quân sự của Trung Quốc, Lầu Năm Góc cảnh báo rằng Bắc Kinh có sức mạnh răn đe hạt nhân nhờ chạy đua công nghệ tàu ngầm hạt nhân trong nhiều thập niên.

Được biế, trên thế giới hiện chỉ 6 nước có tàu ngầm chạy bằng năng lượng hạt nhân mang tên lửa hạt nhân, gồm Mỹ, Nga, Ấn Độ, Anh, Pháp và Trung Quốc. Các chuyên gia chỉ rõ trong trường hợp không xảy ra xung đột thì tàu sân bay có thể mang sứ mệnh răn đe quân sự, trong khi tàu ngầm hạt nhân ở mức răn đe hạt nhân tầm hủy diệt. Hồi tháng 9, Bộ Tư lệnh chiến lược Mỹ thông báo việc phóng thử 4 tên lửa Trident II từ tàu ngầm nhưng tuyên bố không nhằm đáp trả bất cứ sự kiện nào trên thế giới. Theo chuyên san The National Interest, trọng tâm của lực lượng tên lửa đạn đạo chiến lược của Mỹ là 14 tàu ngầm hạt nhân lớp Ohio, mỗi chiếc có thể mang 24 tên lửa Trident II, với tầm bắn lên đến 11.000 km và mỗi tên lửa có thể mang 8 đầu đạn hạt nhân W88 với sức nổ 475 kiloton. Trong khi đó, hải quân Nga sở hữu 3 tàu ngầm lớp Borei và có kế hoạch đóng 10 tàu nhằm thay thế các tàu lớp Delta và Typhoon. Với độ choán nước 24.000 tấn, Borei trang bị 16 tên lửa đạn đạo RSM-56 Bulava với tầm bắn tối đa 10.000 km. Anh hiện có 4 tàu lớp Vanguard mỗi chiếc mang 16 tên lửa Trident II và đang phát triển lớp Dreadnought thay thế, với chiếc đầu tiên dự kiến được đóng vào năm 2028. Pháp có 4 tàu ngầm lớp Le Triomphant đang hoạt động có thể mang 16 tên lửa M51, mỗi tên lửa có 12 đầu đạn hạt nhân. Bên cạnh 5 thành viên thường trực HĐBA LHQ, Ấn Độ là nước duy nhất sở hữu tàu ngầm chạy bằng năng lượng hạt nhân và trang bị tên lửa hạt nhân. Theo trang Military Today, tàu lớp Arihant được đưa vào biên chế năm 2016, có độ choán nước 6.000 tấn, mang theo 4 tên lửa đạn đạo K-4 tầm bắn 3.500 km và có thể trang bị đầu đạn hạt nhân.

RELATED ARTICLES

Tin mới