Khi cái “lưỡi bò” tham lam của TQ thò ra xa hơn, số phận quần đảo Natuna ít người nhưng khá giàu tài nguyên của Indonesia khó có thể toàn vẹn. Vậy nên, nếu Jakarta tự tách khỏi cộng đồng ASEAN, thể hiện thái độ một cách trung dung thì chưa biết là khôn hay dại.
TQ thực hiện chiến thuật “chia để trị”
Mọi người đều biết, tranh chấp chủ quyền biển Đông gồm các tranh chấp về vùng biển và đảo, liên quan đến 5 quốc gia và vùng lãnh thổ, bao gồm: Trung Quốc, Việt Nam, Philippines, Malaysia, Brunei và Đài Loan. Ngoài các quốc gia, vùng lãnh thổ nêu trên có tranh chấp trực tiếp, biển Đông cũng là vùng biển mà nhiều cường quốc gián tiếp quan tâm, trong đó, có các cường quốc Mỹ, Nhật Bản, Australian, Ấn Độ.
Đương nhiên, căng thẳng trước tiên liên quan các bên có yêu sách, tranh chấp trực tiếp, trong đó, “nóng” nhất là giữa TQ với các bên còn lại.
Các bên còn lại là cách gọi chung. Trong thực tế, tranh chấp diễn ra quyết liệt, phức tạp, gay cấn nhất trong mấy năm vừa qua là vể chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán giữa TQ với VN, TQ với PLP, vì VN, PLP là hai quốc gia hứng chịu nhiều nhất sự ngang ngược, hung hăng của TQ. Các bên còn lại nhìn chung giữ thái độ gần như trung dung, trừ khi họ là nạn nhân cụ thể của các hành vi đe dọa, quấy nhiễu trực tiếp về tàu cá, tàu chở hàng…
Thậm chí, trong vấn đề này, Lào, Campuchia, có thể gọi là “ngậm miệng ăn tiền” để không mếch lòng TQ – gã nhà giàu ngang ngược.“Ngậm miệng ăn tiền” không phải họ không biết thế nào là công lý. Làm thế, họ được, hoặc được hứa hẹn nhiều nhiều các khoản viện trợ tài chính từ Bắc Kinh, tuy nhiên, xét về trách nhiệm với cộng đồng ASEAN, kiểu “khôn lỏi” đó thật khó chấp nhận. Vì nó mà lần đầu tiên trong lịch sử 45 năm ASEAN, Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN năm 2012, do Campuchia đăng cai tổ chức, đã không ra được Tuyên bố chung, tựa như thất bại của của cả khối.
Liên quan vấn đề này, những năm gần đây, thái độ của Indonesia nhìn chung, kiềm chế – theo đánh giá của dư luận.
Tất nhiên, Jakarta có lý do để tính toán. Họ thừa biết, xét về mức độ, giữa họ và Bắc Kinh, quần đảo Quần đảo Natuna – chuỗi gồm 270 đảo nằm ở phía Nam Biển Đông mà họ đang kiểm soát, tới thời điểm hiện tại, mới nằm trong khả năng có thể xảy ra tranh chấp với TQ. Liên quan trực tiếp quyền lợi của họ, có thể chỉ mới dừng ở sự bực mình đối với việc cấm biển đơn phương của TQ khiến ngư dân Indonesia cũng như ngư dân các nước trong vùng bị đe dọa, khó khăn trong hành nghề trên biển.
Tuy nhiên, trước một TQ tham lam, thèm khát, không từ bất kỳ thủ đoạn nào để áp đặt yêu sách “đường lưỡi bò” nhằm biến biển Đông thành “ao nhà” của mình, rất có thể, chỉ mai, kia thôi, cũng như hai nước láng giềng VN, PLP, Indonesia lại là nạn nhân tiếp theo của họ.
Và trong trường hợp đó, khi cái “lưỡi bò” tham lam của TQ thò xa hơn, số phận quần đảoNatuna ít người nhưng khá giàu tài nguyên của Indonesia khó có thể toàn vẹn. Vậy nên, tự tách khỏi cộng đồng ASEAN, thể hiện thái độ một cách trung dung chưa biết là khôn hay dại.
Có lẽ vì thế, tại Hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng ASEAN (ADMM Retreat) diễn ra tại Bangkok (Thái Lan) trung tuần tháng 11 vừa qua, Bộ trưởng Indonesia, ông Prabowo Subianto bỗng dưng có những tuyên bố, theo đánh giá của dư luận, là mạnh mẽ, thể hiện được tinh thần trách nhiệm của một thành viên ASEAN trong bối cảnh diễn biến biển Đông ngày càng phức tạp, căng thẳng.
Cụ thể, ông Prabowo Subianto khẳng định rằng:“Các nước thành viên ASEAN không được tách rời hoặc phân cực vì nó chỉ gây ra xung đột và bất hòa. Indonesia mạnh mẽ thách thức mọi hình thức xâm lược từ bất kỳ quốc gia nào trong khu vực Đông Nam Á”.
Tuyên bố, lời kêu gọi, thông điệp của người đứng đầu Bộ Quốc phòng Indonesia như trên, xem ra có thể coi như đã bắt đúng mối lo về một ASEAN không đoàn kết, thiếu tinh thần cộng đồng trách nhiệm.
Một ASEAN vớimỗi quốc gia mải mê tính toán, theo đuổi lợi ích riêng hẹp hòi,tách rời, phân tán – đó chính là điều TQ muốn. Nó trùng với chiến thuật “chia để trị” nguy hiểm của TQ nhằm làm suy yếu ASEAN trong giải quyết vấn đề biển Đông.