Ngay sau khi Tổng thống Mỹ ký thông qua Đạo luật Dân chủ và Nhân quyền Hồng Công đã khơi mào cuộc chiến “Lệnh trừng phạt” giữa Mỹ và Trung Quốc. Điều này sẽ gây ảnh hưởng, tác động xấu đến quan hệ song phương.
Hạ viện Mỹ (3/12) đạt số phiếu áp đảo 406/1 để thông qua dự luật Sự Can thiệp với người Duy Ngô Nhĩ và Phản ứng Nhân đạo Thống nhất Toàn cầu (Dự luật Duy Ngô Nhĩ) năm 2019, cho phép chính quyền Mỹ xác định và trừng phạt quan chức bị xem là chịu trách nhiệm liên quan trong việc giam hàng loạt thành viên nhóm dân tộc thiểu số ở khu tự trị Tân Cương. Dự luật sẽ tăng cường thắt chặt kiểm soát xuất khẩu công nghệ Mỹ cho Trung Quốc, bao gồm những thiết bị có thể được sử dụng để “đàn áp quyền riêng tư, tự do di chuyển và các quyền con người cơ bản khác”. Dự luật Duy Ngô Nhĩ là phiên bản sửa đổi đáng kể của dự luật Chính sách Nhân quyền Duy Ngô Nhĩ được Thượng viện thông qua hồi tháng 9, trong đó yêu cầu Bộ Ngoại giao Mỹ bổ nhiệm “đặc phái viên” về Tân Cương và đề xuất chính quyền xem xét áp dụng các biện pháp trừng phạt. Dự luật được Hạ viện thông qua mang tính ràng buộc hơn, yêu cầu Tổng thống Mỹ trong vòng 4 tháng từ khi ban hành luật, đệ trình lên quốc hội danh sách quan chức Trung Quốc bị coi là chịu trách nhiệm hoặc đồng lõa với các vi phạm nhân quyền ở Tân Cương. Những quan chức này phải chịu các biện pháp trừng phạt theo Đạo luật Magnitsky, bị tịch thu tài sản tại Mỹ và bị cấm nhập cảnh vào Mỹ. Dự luật cho thấy Bí thư Đảng ủy Tân Cương Trần Toàn Quốc sẽ là một trong những quan chức bị trừng phạt. Dự luật tiếp đến sẽ được chuyển tới Thượng viện và được thông qua với nội dung hiện tại hoặc nội dung các thượng nghị sĩ yêu cầu sửa đổi. Bản thảo cuối cùng được trình lên Tổng thống Donald Trump để ông xem xét có ký thành luật hay không.
Trước khi Hạ viện Mỹ bỏ phiếu, phía truyền thông Trung Quốc đã loan tin về việc Trung Quốc sẽ có thể công bố danh sách một số doanh nghiệp Mỹ bị trừng phạt. Các biện pháp trên được phía Mỹ đưa ra sau khi Mỹ thông qua dự luật ủng hộ người biểu tình Hồng Công. Ông Hồ Tích Tiến, tổng biên tập Thời báo Hoàn cầu của Đảng Cộng sản Trung Quốc, đã ghi trạng thái trên trang cá nhân của ông rằng quan chức Mỹ có thể sẽ bị áp biện pháp hạn chế visa và hạn chế đến Tân Cương, nơi cộng đồng Duy Ngô Nhĩ sinh sống. Trước đó, phía Trung Quốc đã trừng phạt một số tổ chức nhân quyền và ngừng các chuyến thăm của tàu hải quân Mỹ đến Hồng Công nhằm đáp trả việc Mỹ thông qua hai luật vào tuần trước, một luật sẽ xem xét đến trạng thái thương mại hàng năm của Hồng Công và luật khác cấm việc bán thiết bị kiểm soát đám đông cho cảnh sát Hồng Công. Trưởng Đặc khu Hành chính Hồng Công Lâm Trịnh Nguyệt Nga (Carrie Lam, 3/12) cho rằng việc Mỹ ban hành Đạo luật Dân chủ và Nhân quyền Hồng Công là hoàn toàn không cần thiết và đặc khu này sẽ hợp tác với Bộ Ngoại giao Trung Quốc để áp dụng các biện pháp trả đũa Mỹ; nhấn mạnh hậu quả chính xác do đạo luật về Hong Kong gây ra phụ thuộc vào những gì chính quyền Mỹ sẽ làm sau khi đánh giá hàng năm về tình hình đặc khu, chính trạng thái không rõ ràng này tạo ra môi trường không ổn định tại đặc khu hành chính Hồng Công. Tác động hiện tại là ảnh hưởng đến niềm tin kinh doanh bởi các công ty sẽ lo lắng về những hành động mà chính phủ Mỹ có thể thực hiện trong tương lai sau khi họ xem xét luật này. Bà Lâm Trịnh Nguyệt Nga khẳng định chính quyền đặc khu lên án mạnh mẽ việc thông qua đạo luật này, coi đó là không cần thiết và không hợp lý đồng thời cảnh báo Hồng Công sẽ làm theo Bắc Kinh về việc thực hiện các biện pháp trả đũa Mỹ. Bộ Ngoại giao Trung Quốc (2/12) cũng cho biết đã ngừng xem xét yêu cầu của Mỹ cho phép các tàu và máy bay quân sự nước này thăm Đặc khu hành chính Hồng Công. Bên cạnh đó, chính quyền Trung Quốc cũng trừng phạt Tổ chức Giám sát Nhân quyền, tổ chức phi chính phủ có trụ sở ở Mỹ, vì ủng hộ các hoạt động cực đoan, bạo lực tại Hồng Công.
Giới chuyên gia, học giả hiện đang có nhiều nhận định trái chiều về những động thái mới đây của Mỹ và Trung Quốc. Ông Patrick Poon, nhà nghiên cứu thuộc Tổ chức Ân xá Quốc tế nhận định, “đây có vẻ như là một lời đe dọa rỗng tuếch vì những tổ chức này vốn không hoạt động trong Trung Quốc đại lục. Tuy nhiên, nếu tiếp tục có những đe dọa cụ thể hơn đối với nhân viên và đại diện của các tổ chức trên khi hoạt động tại Hồng Công, thì đây có thể là bước lùi lớn đối với tự do ngôn luận”.
Nhà khoa học chính trị Nga, Tổng giám đốc Trung tâm thông tin chính trị Alexei Mukhin nhận định, đây là một tiền lệ khá nguy hiểm – can thiệp vào công việc nội bộ của Trung Quốc. Việc thiếu phản ứng từ phía lãnh đạo Trung Quốc sẽ được coi là điểm yếu, với tất cả các hậu quả sau đó. Ý tôi là không chỉ tình hình xung quanh Hồng Kông, mà cả Tân Cương. Giới lãnh đạo Trung Quốc đang hành động rất thận trọng cho đến nay. Phản ứng của Trung Quốc đối với các biện pháp trừng phạt có thể đối với phía Hoa Kỳ không ảnh hưởng đến các ưu tiên quan trọng của chính trị Hoa Kỳ, nhưng nó đánh vào lòng tự trọng của Hoa Kỳ. Mỹ lạm dụng các biện pháp trừng phạt đối với nhiều quốc gia. Những nỗ lực của Mỹ nhằm gia tăng áp lực sẽ gây ra phản ứng đối xứng từ Trung Quốc.
Trong khi đó, Chuyên gia Chu Phong, Đại học Nam Kinh của Trung Quốc lại cho rằng những biện pháp này là “vô cùng mạnh tay và chưa có tiền lệ”, đặc biệt là quyết định hoãn xem xét yêu cầu cập cảng; khẳng định đây là lần đầu tiên trong 4 thập kỉ Trung Quốc và Mỹ thiết lập quan hệ ngoại giao, Trung Quốc đình chỉ việc xem xét những yêu cầu này. Chuyên gia Zhang Jiadong, Đại học Phục Đán, Thượng Hải cho rằng các biện pháp trừng phạt đối với các tổ chức phi chính phủ, chứ không phải đối với quan chức Hoa Kỳ thể hiện phản ứng thận trọng và kiềm chế của Trung Quốc. Theo chuyên gia Zhang Jiadong, thông thường, phía Trung Quốc phản ứng với biện pháp hạn chế mới của phía bên kia cả bằng lời và bằng những hành động nhất định. Lần này chúng tôi bổ sung biểu hiện phản kháng bằng một loạt biện pháp, đây là cách làm khá bình thường, như đã xảy ra trong quá khứ. Ngoài ra, nếu trong mối quan hệ của Trung Quốc, chúng tôi thấy các bước không thân thiện từ phía chính quyền Mỹ, thì các lệnh trừng phạt của Trung Quốc chủ yếu nhắm vào các tổ chức phi chính phủ Mỹ. Việc giảm mức độ áp dụng chế độ trừng phạt như vậy cho thấy chính phủ Trung Quốc thận trọng và hạn chế trong việc phản ứng với hành vi không thân thiện đối với mình. Và cuối cùng, các tổ chức rơi vào lệnh trừng phạt từ lâu đã nằm trong lĩnh vực gia tăng chú ý của phía Trung Quốc, đặc biệt là Tổ chức theo dõi dân chủ và nhân quyền (National Endowment for Democracy и Human Rights Watch). Các tổ chức này từ lâu đã có mối quan hệ phức tạp ở cấp độ quốc tế. Nhiều quốc gia, bao gồm cả Trung Quốc, đặt câu hỏi về sự phù hợp của các hoạt động của họ với các tuyên bố đã công bố, do đó, lệnh trừng phạt của Trung Quốc đối với các tổ chức phi chính phủ này sẽ được cộng đồng quốc tế tiếp nhận với sự hiểu biết.