Wednesday, December 18, 2024
Trang chủĐàm luậnHoạt động tuyên truyền của TQ - sự biện minh cho những...

Hoạt động tuyên truyền của TQ – sự biện minh cho những yêu sách phi lý

Cái gì người khác không tin thì cứ nói đi nói lại nhiều lần. Và lần nào cũng đưa ra “chứng cứ mới”, thật ra đều là chứng cứ giả.Trung Quốc từ xửa xưa đã có câu chuyện “Tăng Sâm giết người”, một chuyện bịa hoàn toàn, vậy mà dân làng cứ kháo nhau mãi đến nỗi mẹ của Tăng mặc dù tin con mình không như thế cũng chao đảo,lo sợ, kết cục là bà đã nhảy qua cửa sổ bỏ trốn.

Thời báo Hoàn Cầu của TQ liên tục xuyên tạc tình hình Biển Đông

Mưu kế “mưa dầm thấm lâu” cho tới ngày nay vẫn được Bắc Kinh áp dụng triệt để, nhất là việc biến không thành có, biến có thành công trên biển Đông.

Tuyên truyền bịa đặt về Biển Đông là công việc có chủ đích, được thực hiện bởi một bộ máy khổng lồ của Trung Quốc. Đương nhiên họ có cách tuyên truyền tùy lúc, tùy thời, ngày càng phức tạp, tinh vi hơn. Nội dung, hình thức tuyên truyền liên tục thay đổi cho phù hợp. Sau Quốc khánh Trung Quốc năm thứ nhất, 1949, Trung Quốc chủ yếu tập trung nói về Hoàng Sa, Trường Sa. Lúc này năng lực quản lí về biển, hải đảo của chính quyền nước này còn yếu kém.

Năm 1974, sau khi dùng vũ lực chiếm Hoàng Savà thành lập Khu hành chính Hải Nam để quản lý yêu sách trái phép ở Biển Đông, Trung Quốc bắt đầu đa dạng hóa thông tin tuyên truyền về Biển Đông. Từ đây họ không chỉ tuyên truyền về quan điểm, lập trường đối vớichủ quyền Hoàng Sa, Trường Sa mà còn tuyên truyền toàn diện về nhiều vấn đề khác.

Đến năm 1988 khi đã chiếm được một phần Trường Sa, Bắc Kinh bắt đầu cao giọng nói về “láng giềng hữu nghị” và “gác tranh chấp cùng khai thác”. Trong 10 năm gần đây Trung Nam Hải tìm mọi cách giới thiệu về “đường lưỡi bò” do họ tự vẽ ra chiếm tới gần 90% diện tích biển Đông

Từ năm 2019, chiến lược tuyên truyền về Biển Đông của Trung Quốc được triển khai một cách bài bản, toàn diện.Các hướng tuyên truyền chủ yếu là: một,khẳng định chủ quyền, quyền lợi trên Biển Đông và quyết tâm không bao giờ từ bỏ chủ quyền, biện minh cho yêu sách của Trung Quốc; hai, phản bác yêu sách và lập luận của các bên yêu sách khác, tố cáo các bên trong tranh chấp vi phạm chủ quyền của Trung Quốc, hòng cố tình biến các vùng biển từ không có tranh chấp trở thành vùng tranh chấp; ba, cổ súy cho chính sách giải quyết tranh chấp Biển Đông, nhấn mạnh biện pháp song phương, nhấn mạnh thiện chí của Trung Quốc; bốn, biện minh, lấp liếm cho các hành vi gây hấn, quyết đoán của Trung Quốc, trấn an quốc tế rằng Trung Quốc không làm ảnh hưởng đến tự do hàng hải; năm,tố cáo, phản đối bên thứ ba can dự, lôi kéo các nước khu vực, làm phức tạp tranh chấp.

Muốn tuyên truyền “lọt tai”, muốn đối phương khó “cãi”, Trung Quốc chọn cách áp đặt của kẻ bá quyền, nhiều khi bất chấp chứng lí, cơ sở khoa học. Họ tiến hành hàng loạt các sản phẩm tuyên truyền, sử dụng đa dạng các nguồn phát và kênh để chuyển thông điệp đến người dân trong nước và quốc tế, nhất là lực lượng Hoa kiều rất đông đảo ở các nước.

Nội dung tuyên truyền có chủ đích rõ ràng. Có học giả gọi là “tuyên truyền đen”, không hướng tới sự tranh luận và thuyết phục, chủ yếu thao túng tư duy và nhận thức bằng cách “nhồi nhét” quan điểm của và sử dụng các kỹ thuật truyền thông nhằm thao túng dư luận. Các tuyên truyền như thế ngay đến các nhà nghiên cứu lịch sử, các học giả trong nước cũng phản đối. Đã có học giả nói thẳng ra rằng: Vẽ đường lưỡi bò là tham lam, nhưng tham lam đến mức vẽ vào tận cửa nhà người ta là thậm vô lối.

Trung Quốc đã tuyên bố yêu sách với hầu như toàn bộ khu vực Biển Đông. Họ đặt ra nhiều yêu sách phi lí ở Biển Đông. Đó là yêu sách với các đảo, đá, bãi ngầm được gọi chung là lại Tứ Sa (Hoàng Sa, Trường Sa, Đông Sa và Trung Sa). Đó là yêu sách đường cơ sở thẳng cho Hoàng Sa và các vùng biển xung quanh Hoàng Sa và Trường Sa. Đó là yêu sách đường lưỡi bò.

Tất cả các yêu sách này đều bất chấp lịch sử và luật pháp quốc tế. Đối với Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam,Trung Quốc không có bất cứ bằng chứng lịch sử và pháp lí nào đáng tin cậy, cụ thể nhất là đối chiếu với Công ước Luật biển 1982 (UNCLOS) mà Trung Quốc là thành viên.

Tuy nhiên khi tiếp xúc song phương giới cầm quyền Bắc Kinh thường nói hệt một giọng: Đó là đất của cha ông chúng tôi để lại. Chúng tôi đã sở hữu hai quần đảo này từ thời thượng cổ.

Thượng cổ gì mà thời nhà Thanh bản đồ của Trung Hoa (năm 1904) đã không hề có Hoàng Sa, Trường Sa? Vậy mà họ vẫn cố dựng lên cái gọi là Tây Sa và Nam Sa trên biển Nam Trung Hoa (!).

Hiện tại Trung Quốc đang dốc sức xây dựng nội luật về biển, ban hành nhiều văn bản với những quy định đi ngược lại pháp luật quốc tế, vi phạm nghiêm trọng lợi ích hợp pháp của các quốc gia khác; tập trung đầu tư nguồn ngân sách khổng lồ cho quốc phòng, đẩy mạnh hiện đại hoá hải quân, phát triển lực lượng chấp pháp và dân binh.

Về lĩnh vực chính trị – ngoại giao, Trung Quốc thúc đẩy kênh đàm phán song phương, đối thoại ASEAN-Trung Quốc về COC; thúc đẩy khai thác chung, sáng kiến con đường tơ lụa trên biển, cộng đồng chung vận mệnh trên biển. Trên biển nước này liên tục tổ chức tập trận quy mô lớn, o ép, bắt nạt các nước nhỏ.

Miệng “Nam mô”, bụng bồ dao găm. Bắc Kinh luôn rao giảng về một Trung Quốc yêu chuộng hòa bình và tiến bộ xã hội, là quốc gia có trách nhiệm, tuân thủ pháp luật quốc tế. “Chân mình thì lấm bê bê, lại mang bó đuốc đi rê chân người”, Bắc Kinh lên án rất mạnh mồm Mỹ và đồng minh cũng như các nước trong khu vực, rằng phải tôn trọng chủ quyền Trung Quốc, phảihành xử có trách nhiệm trong khu vực Biển Đông

Vì vậy,các hoạt động tuyên truyền của Trung Quốcchẳng qua chỉ là sự biện minh thô thiển cho những yêu sách phí lý. Đó là tiếng nói của kẻ ngọng, không phải ngọng bẩm sinh mà chính vì những ý nghĩ đen tối đã làm cho lời lẽ không còn đĩnh đạc, đàng hoàng.

 

RELATED ARTICLES

Tin mới