Sunday, November 24, 2024
Trang chủĐiểm tinTQ kiếm lợi từ Trung Á như thế nào?

TQ kiếm lợi từ Trung Á như thế nào?

Xin giới thiệu bài báo của học giả Georgi Zotov mới được đăng trên báo “Luận chứng và Sự kiện” (Nga) ngày 25/8/2015.

Những người dân địa phương không nhận ra rằng họ đang bị Trung Quốc nuốt chửng . Ảnh : Georgi Zotov / AIF ( Luận chứng và sự kiện)

Cách hành xử của Trung Quốc (đối với các nước láng giềng) – tuy trơ tráo , nhưng là một tấm gương tốt cho Nga trong việc nên xây dựng mối quan hệ với các láng giềng như thế nào. Không phân phát tiền bạc để đổi lấy những lời hứa hẹn về tình hữu nghị, mà là tìm cách kiếm lợi từ nền kinh tế của các nước có chung đường biên giới.

Tại chợ Shokhmansur nổi tiếng ở Dushanbe (thủ đô Tazikistan) một năm trước đây xuất hiện một cửa hàng Trung Quốc nhỏ. Không có gì đặc biệt, cũng như mọi cửa hàng khác – mì ăn liền, đậu phụ, xì dầu, bia từ các khu vực khác nhau từ Trung Quốc. Ông chủ người Trung Quốc nói bập bẹ tiếng Nga và tiếng Tajikistan.

Nhưng một thời gian ngắn nữa tại Dushanbe sẽ có thêm 2 khu vực có các cửa hàng tương tự như vậy nữa. Tại phía nam thành phố Dushanbe người ta đã lên kế hoạch xây một khu chợ toàn hàng Trung Quốc, còn ở phía bắc thành phố – một siêu thị Trung Quốc.

Các nhà hàng bán đồ ăn tàu tại đây mọc lên như nấm sau mưa: khi bạn bước vào bất cứ nhà hàng nào cũng thấy toàn công dân Trung Quốc đã ngồi kín các bàn. Con số thống kê chính thức cho biết là ở Tajikistan có 80.000 người Trung Quốc làm việc – kinh doanh, buôn bán, làm chủ các trang trại nông nghiệp.

Trên thực tế con số trên còn lớn hơn nhiều và lượng “khách quý ” đến từ “Phương Đông” đang tăng từng ngày.

Trung quoc kiem loi tu Trung A nhu the nao?

Đến hàng chữ in trên miệng nắp cống cũng là chữ Hán

Cựu sỹ quan Bộ nội vụ CHXHCNXV Tajikistan cho biết: Số lao động Trung Quốc tại Tajikistan chỉ riêng theo hợp đồng xây dựng các tuyến đường ô tô đã lên tới 100.000 người. Cũng theo hợp đồng nói trên, lao động Trung Quốc có quyền hợp pháp mang theo gia đình.

Như vậy cứ thử nhân với ba là sẽ ra con số lao động Trung Quốc và người thân của họ trên lãnh thổ Tajikistan (dân số nước này là hơn 5 triệu người-ND). Lao động Trung Quốc cũng có mặt rất đông ở các công trình xây dựng những tòa nhà ngân hàng, nhà cao tầng, đường sắt ở các nước láng giềng Kazakhstan, Uzbekistan, Kirgistan trong khi tại các nước này rất nhiều nhân công địa phương lang thang không có việc làm.

Tại sao các hợp đồng béo bở lại chỉ dành toàn cho công dân Trung Quốc? Câu trả lời rất đơn giản: các nước láng giếng của Trung Quốc ngồi trên” mũi kim tài chính” (ý nói lệ thuộc tài chính -ND) của Trung Quốc. Chỉ trong năm 2012, Trung Quốc đã cho các quốc gia Trung Á vay khoản tín dụng 2 tỷ đô la. Tất nhiên phải trả giá cho “các điều kiện ưu đãi” đó của Trung Quốc.

Trung quoc kiem loi tu Trung A nhu the nao?
Điểm đổi tiền: Nhân dân tệ là – trong số những “ tiền tệ danh dự” . Ảnh: AIF/ Georgi Zotov .

…. Nhưng như thế hoàn toàn chưa phải là hết. Trung Quốc đứng đầu về đầu tư (vượt Nga và Đức) tại Kazakhstan, 30% nguồn tài nguyên năng lượng của nước này đã thuộc về các tập đoàn Trung Quốc (kể cả 49% cổ phần của “Mangistaumunait”, còn tại Kirgizistan, người Trung Quốc đã thuê mỏ sắt Zetim-Too với thời hạn 50 (!) năm.

Uzbekistan ký (với Trung Quốc) một thỏa thuận, theo đó Trung Quốc đầu tư vào nền kinh tế nước này 15 tỷ đô la – Bắc Kinh đặc biệt quan tâm đến các mỏ khí đốt và các cánh đồng trồng bông của Uzbekistan. Trong 10 năm trở lại đây, kim ngạch thương mại giữa các nước hậu Xô Viết Trung Á và “con rồng Phương Đông” đã tăng 50 (!) lần.

Thậm chí những chiếc áo choàng truyền thống Uzbekistan bán tại chợ Chorsu ở Tashkent thường cũng được may ở Hàng Châu, còn đồ điện tử trong các cửa hàng thì 100% có xuất xứ từ Trung Quốc. Trên các đường phố ở Bichket (thủ đô Kyrgystan) và Astana (Kazakhstan) ngày càng nhiều xe ô tô Trung Quốc.

Nói một cách hình ảnh thì con rồng Trung Quốc đơn giản là đã nuốt chứng chứ không cần phải nhai nền kinh tế của các nước này. Nhân dân tệ là một trong những đồng tiền được giao dịch nhiều nhất tại các điểm đổi tiền.

Những đồng tiền in hình Mao Trạch Đông đã đánh bật không chỉ đồng rúp mong manh mà cả đồng đô la mạnh. Thực tế còn trớ trêu đến nỗi – trên miệng tất cả các nắp cống thoát nước trên các đường phố Dushanbe đều là chữ Hán: Các doanh nhân Trung Quốc thâu tóm không từ bất cứ một hợp đồng nào.

Các chủ trang trại Trung Quốc tích cực thuê các khu đất màu mỡ ở Tajikistan và Kazakhstan -, và , theo dự báo của các chuyên gia thì không lâu nữa, sản phẩm nông nghiệp do họ sản xuất sẽ vượt tổng khối lượng sản phẩm nông nghiệp của chính dân địa phương. Ngoài kinh tế, Trung Quốc cũng lẳng lặng thâu tóm đất đai của các nước láng giềng.

Ngay sau khi Liên Xô tan rã, Bắc Kinh tuyên bố là biên giới với các cựu “Cộng hoà Xô Viết” Trung Á dứt khoát phải được “điều chỉnh lại” . Sự “điều chỉnh “ này dẫn đến việc Trung Quốc “thu lại” 407 km2 lãnh thổ Kazakhstan tại khu Almatinsk, Kyrgystan “tự nguyện” chuyển giao cho Trung Quốc (trong các năm 1996-1999) 1.160 km2 trên dãy Thiên Sơn. còn Tajikistan “nhường“ cho “láng giềng” 1.358km2 cùng với sông Markansu và một phần đất ở Murgabsk.

Đến cả cái nắp cống trên đường phố Dushanbe cũng là của Trung Quốc . Ảnh: AIF/ Georgi Zotov

Gặm dần từng miếng một

Thương gia Kerim Emirbaev (tên đã được thay đổi) bình luận: – Con rồng (Trung Quốc) gặm dần từng miếng một. Nó có thể không cần gì phải vội vàng – trên thực tế, Trung Á đã nằm trong dạ dày của nó rồi. Tổng cộng Trung Quốc đòi hơn 28.000 km2 lãnh thổ Tajikistan và không hiểu điều gì sẽ xảy ra nếu Bắc Kinh yêu cầu thanh toán các khoản tín dụng – đất nước này không còn một xu nào (nguyên văn – cô pếch).

Tại Kazakhstan, ngoài dầu mỏ và khí đốt, Trung Quốc còn khai thác các nguồn tài nguyên nước – kết qủa là trong mấy năm trở lại đây các sông và hồ của Kazakhstan đã cạn đi nhiều, – mất hơn 20 triệu m3 nước.

Trung Quốc đưa hàng chục nghìn nông dân sang đây làm các công trình thủy lợi để đưa nước về Tân Cương: Bắc Kinh đôi khi úp mở nhắc nhở là các tranh chấp lãnh thổ Trung Quốc- Kazakhstan vẫn “chưa được giải quyết một cách triệt để”. Và cũng cần phải thừa nhận là Trung Quốc hành động ở Trung Á rất bài bản.

Không đe dọa chiến tranh mà hào phóng cung cấp tín dụng, cho hàng hóa của mình tràn ngập thị trường các nước láng giềng và sau đó thì buộc đối tác phải trả giá bằng lãnh thổ của mình, – không ồn ào, không gây ầm ỹ làm Phương Tây phải chú ý theo đúng tinh thần: đấy nhé, tất cả đều tự nguyện, bằng các thỏa thuận chính thức hẳn hoi, không ai ép ai.

Một mũi tên bắn trúng 100 con chim

Tất cả các chuyên gia mà tôi (tác giả G.Zotov-ND) có dịp trao đổi đều tin rằng: Trung Quốc cảm thấy mình như ông chủ ngay tại các nước hậu Xô Viết ở Trung Á. Nói chung đang có thực tế rất đáng suy ngẫm như thế này: những người lao động từ Trung Á đổ xô vào Nga để kiếm tiền, nhưng dùng những đồng tiền làm được ở Nga để mua hàng Trung Quốc – và Nga rõ ràng là không được một chút lợi lộc gì.

Với chính sách hiện nay của mình ở Trung Á, Trung Quốc không chỉ tóm được một lúc hai con thỏ (nguyên văn) mà là hàng trăm con – tạo việc làm cho công dân của mình, lưu hành đồng nhân dân tệ ngoài biên giới, tiêu thụ được hàng hóa, thâu tóm được đất đai và tài nguyên khoáng sản. Và chúng ta (Nga) phải làm gì trong trường hợp này? Than ôi, chẳng làm được gì. Giống như trong một chuyện tiếu lâm về Stalin – “chúng ta làm gì à? chỉ sẽ biết ghen tỵ thôi”.

Khi nghiên cứu mối quan hệ của Trung Quốc với các nước hậu Xô Viết có chung biên giới chúng ta thấy có những vấn đề cần phải đặc biệt lưu ý. Thứ nhất – hiện nay các chủ trang trại và nông dân Trung Quốc đang thuê đất trên vùng Viễn Đông của nước ta.

Tôi không đồng ý với lập luận về cái gọi là “mối hiểm họa màu vàng” (ý nói mối đe dọa bành trướng của Trung Quốc) mà các chính khách của chúng ta hay đề cập tới, nhưng phải theo dõi thật kỹ – liệu theo sau chân các chủ trang trại và nhân công Trung Quốc đến làm việc trên đất Nga có anh em, họ hàng, gia đình của họ lẳng lặng để khai phá các vùng đất mới trên lãnh thổ Nga không?

Thứ hai, chính sách của Trung Quốc, mặc dù rất gây khó chịu nhưng là một tấm gương nhỡn tiền cho Nga trong cách quan hệ với các nước láng giềng. Không phân phát tiền để đổi lấy những lời cam kết mơ hồ về tình hữu nghị này nọ mà tìm mọi cách kiếm lợi từ nền kinh tế của họ. Bằng cách này (Trung Quốc) cũng giải quyết luôn các tranh chấp lãnh thổ. Nhưng đấy lại là một vấn đề khác.

RELATED ARTICLES

Tin mới