Wednesday, January 15, 2025
Trang chủSự thật Trung HoaBước tiến trong công nghệ tên lửa New Delhi khiến Bắc Kinh...

Bước tiến trong công nghệ tên lửa New Delhi khiến Bắc Kinh lo ngại

Là hai quốc gia láng giềng có vai trò, ảnh hưởng lớn hiện nay trên thế giới và khu vực, những năm qua quan hệ hai nước có nhiều dầu hiệu phát triển tích cực. Tuy nhiên, tranh chấp lãnh thổ, cạnh tranh ảnh hưởng trong khu vực vẫn là một trong những vấn đề tồn dại dai dẳng và khó có thể giải quyết. Vì vậy, sự phát triển quân sự của Ấn Độ, trong đó các loại vũ khí chiến như tên lửa đạn đạo được xem là mối quan ngại thường trực của Trung Quốc.

 

Hôm 17/12, Không quân Ấn Độ (IAF) đã phóng thử thành công tên lửa hành trình siêu thanh BrahMos tại bang miền Đông Odisha. Theo IAF, đây là loại tên lửa BrahMos phiên bản trên không từ máy bay chiến đấu Su-30 MKI. Vụ phóng diễn ra suôn sẻ. Tên lửa đi theo quỹ đạo mong muốn và đánh trúng trực tiếp mục tiêu trên biển ngoài khơi bờ biển Odisha. Loại tên lửa này do liên doanh BrahMos Aerospace Private Limited (BAPL) của Nga và Ấn Độ hợp tác thiết kế và phát triển.

Tên lửa hành trình không đối đất siêu thanh này nặng 2,5 tấn và có tầm bắn gần 300 km. IAF cho biết việc bắn thử đã được thực hiện thành công với sự hỗ trợ của Hải quân Ấn Độ. Tên lửa này mang lại cho IAF khả năng mong muốn bấy lâu là tấn công từ xa nhằm vào bất cứ mục tiêu nào trên biển hoặc trên đất liền với độ chính xác cao, trong mọi điều kiện thời tiết bất kể ngày đêm. IAF khẳng định cuộc thử nghiệm nêu trên là lần thứ ba phóng BrahMos từ chiến đấu cơ Su-30 và như vậy, việc tích hợp tên lửa này trên máy bay Su-30MKI đã hoàn tất.

Khả năng tên lửa BrahMos của Ấn Độ sẽ có mặt ở Đông Nam Á

          Báo Ấn Độ và Philippines hôm 9/12 đều dẫn các nguồn thạo tin tiết lộ chính quyền New Delhi trong vài năm gần đây đang tiếp xúc với một số nước để thảo luận về khả năng chuyển giao các phiên bản tên lửa hành trình siêu thanh trên bộ và biển cho các nước Đông Nam Á, trong đó có Philippines, Indonesia, Thái Lan và Việt Nam. Đối với Philippines, nước có tranh chấp chủ quyền với Trung Quốc, sau nhiều nỗ lực thương thuyết, Manila và New Delhi đang chuyển sang thảo luận giá cả và phương án tài chính cho thương vụ tiềm năng. “Rất nhiều lựa chọn đang được cân nhắc, liệu nó nên là ngân sách nội bộ hay một khoản vay ưu đãi và liệu có nên có các điều khoản ưu đãi nào cho thương vụ này hay không. Chi phí sẽ xác định số lượng tên lửa mà Philippines mua”, nguồn tin cho biết. BrahMos, được sản xuất bởi liên doanh BrahMos Aerospace giữa công ty chế tạo tên lửa NPO Mashinostroyeniya và Tổ chức nghiên cứu và phát triển quốc phòng Ấn Độ, là tên lửa hành trình nhanh nhất thế giới. Theo TASS, tên lửa siêu thanh BrahMos có thể bay với tốc độ Mach 3 (tương đương 3.675 km/giờ). Mẫu nâng cấp bội siêu thanh của tên lửa này đang được thử nghiệm và có thể đạt tốc độ Mach 6. BrahMos được cho có thể giữ tốc độ siêu thanh trong suốt hành trình bay với tầm bắn từ 290 – 300 km, giúp giảm bớt thời gian bay, giảm nguy cơ bị phân tán khỏi mục tiêu, không bị các hệ thống tên lửa đánh chặn khác bắn hạ.

RELATED ARTICLES

Tin mới