Monday, November 25, 2024
Trang chủGóc nhìn mới2020 – Một năm then chốt đối với chính quyền TQ

2020 – Một năm then chốt đối với chính quyền TQ

Ông James Gorrie, một nhà văn và diễn giả tại Nam California, cho rằng trong năm 2019, giới lãnh đạo Trung Quốc phải đối mặt với những thách thức khó khăn nhất kể từ thời hậu Mao. 

 

Là tác giả cuốn sách: “The China Crisis” [Tạm dịch: “Cuộc khủng hoảng Trung Quốc”], diễn giả Gorrie cho rằng những kẻ bị dồn vào chân tường có thể sẽ hành động một cách liều lĩnh và không thể đoán trước được, cũng giống như một câu châm ngôn cổ của Trung Quốc, nói rằng “một con gấu bị thương  thì nguy hiểm hơn một con khỏe mạnh”.  Kết quả là, họ có thể gây ra rủi ro lớn hơn cho các đối thủ cạnh tranh của mình. 

Nhìn chung là vậy, tuy nhiên theo ông Gorrie, cũng có một số sự suy xét khôn ngoan cho vấn đề này. 

2019, một năm rất xấu đối với ĐCSTQ 

Theo ông Gorrie, nếu nói rằng Trung Quốc đang cảm thấy bị dồn vào chân tường, thì có lẽ hơi quá. Nhưng điều đó không có nghĩa là Bắc Kinh không cảm thấy áp lực với rất nhiều vấn đề của họ. 12 tháng qua là một thách thức đặc biệt đối với giới lãnh đạo đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ).

Không nghi ngờ gì về việc Trung Quốc, và đặc biệt là giới lãnh đạo của ĐCSTQ, đã có một năm đầy khó khăn, ông Gorrie nhận định: “Có lẽ điều tồi tệ nhất là nhiều vấn đề của Trung Quốc chưa từng là những thách thức lớn, thì bây giờ chúng đã trở thành như vậy. Một số là do họ tự gây ra, và hoàn toàn có thể tránh được. Tuy vậy, những vấn đề khác, chỉ đơn giản là xử lý sai, hoặc kết hợp cả hai [nguyên nhân]”.

 Dịch tả lợn châu Phi, Huawei và chương trình ‘Made in China 2025’

Ông Gorrie cho rằng quyết định của ĐCSTQ nhập khẩu thịt lợn từ Nga và áp thuế trả đũa đối với thịt lợn nhập khẩu từ Mỹ, trong bối cảnh bùng phát dịch tả lợn châu Phi, là một sai lầm đặc biệt to lớn trong phán đoán. Sau đó, trong một lần nhận lỗi hiếm hoi, Bắc Kinh đã thừa nhận việc họ không hành động nhanh chóng để ngăn chặn sự bùng phát dịch, khiến nó trở nên tồi tệ hơn dự đoán, đe dọa nguồn cung cấp thực phẩm trên toàn thế giới. 

“Những thất bại chính sách thảm khốc này đã khiến Trung Quốc mất đi một nửa số lượng lợn trong năm 2019. Trách nhiệm đối với tình trạng thiếu lương thực trầm trọng, khó khăn và giá lương thực tăng vọt chỉ thuộc về giới lãnh đạo ĐCSTQ”, ông Gorrie nhấn mạnh.

Trong lĩnh vực thương mại toàn cầu, việc giới lãnh đạo ĐCSTQ tiếp tục ‘vỗ ngực’ với chương trình “Made in China 2025” là hoàn toàn không cần thiết. 

Theo ông Gorrie, việc “Bắc Kinh tuyên bố Trung Quốc sẽ trở thành trung tâm phát triển và sản xuất công nghệ thế giới,  với chi phí của các đối tác thương mại lớn của họ, là một sự non nớt, tự sướng và đơn giản là ngu ngốc. Sự thất bại có thể dự đoán được này, đâu đó lại gây ngạc nhiên cho giới lãnh đạo đảng”.

Hơn nữa, triển vọng sẽ làm rỗng nền kinh tế của các đối tác thương mại lớn nhất của nước này cho thấy sự thiếu tôn trọng to lớn đối với chính các quốc gia đã giúp Trung Quốc trở nên giàu có. Điểm đó đã được minh chứng qua những phát giác về những bê bối phần mềm gián điệp Huawei ở Ba Lan, Canada, các nước Bắc  Âu và ở Mỹ. Nó đã làm sáng tỏ chính sách của chính quyền Trung Quốc về trộm cắp sở hữu trí tuệ (IP) và công nghệ, chống lại phần còn lại của thế giới ở quy mô công nghiệp. Nó cũng giúp cho cuộc chiến thương mại mới thành hình của Tổng thống Trump, chống lại Trung Quốc, trở nên chính đáng, hợp lý. 

 “Đối với nhiều người, Bắc Kinh đã nhận được – và tiếp tục nhận được – những gì họ đáng phải nhận”, ông Gorrie nhận xét.

Tình trạng hỗn loạn ở Hồng Kông

Về tình trạng hỗn loạn hiện nay ở Hồng Kông sau khi Bắc Kinh cố gắng thúc đẩy một dự luật dẫn độ không tôn trọng pháp luật, vào Hồng Kông, ông Gorrie cho rằng đó là một hành động ‘ngạo mạn’ của Bắc Kinh, khi họ không có khả năng hoặc không sẵn lòng đánh giá tỷ lệ “được – mất” (Risk Reward Ratio) của tình hình. Bắc Kinh có lẽ đã đánh giá rằng các cuộc biểu tình có thể nhanh chóng kết thúc trong vòng một tuần.

Khi các cuộc biểu tình lần đầu tiên bắt đầu vào tháng 6/2019, sự tham gia của 3  triệu người dân trên đường phố Hồng Kông, đáng lẽ đã đủ để nói với giới lãnh đạo ĐCSTQ rằng dự luật dẫn độ sẽ dẫn đến mất mát nhiều hơn cái mà nó mang lại. Thay vào đó, Bắc Kinh đã từ chối yêu cầu của những người biểu tình. 

Biểu tình ở Hồng Kông hôm 31/8/2019. (Ảnh: Reuters/ Kai Pfaffenbach).

Theo ông Gorrie, nếu như dự luật được rút lại ngay lập tức, những người biểu tình sẽ có được chiến thắng của mình; họ sẽ tổ chức ăn mừng trên đường phố vào một ngày cuối tuần, và sau đó tiếp tục cuộc sống của mình, [mà không kéo dài biểu tình].

Thay vào đó, cách tiếp cận bằng ‘bàn tay hắc ám’ của Bắc Kinh, đã khiến cho thể giới lên án, cùng với những tổn thất về doanh thu, và tổn hại về uy tín của Hồng Kông, một trung tâm tài chính hàng đầu của Trung Quốc.

 

Trong khi đó, các cuộc biểu tình vẫn tiếp tục đến hôm nay, và có khả năng sẽ tiếp tục trong một thời gian nữa.

“Đảng đã mất ưu thế, và sự lãnh đạo của đảng bị sỉ nhục. Điều tồi tệ hơn là, họ đã dại dột kích hoạt một ‘sự can thiệp nước ngoài’ vào Hồng Kông, một điều mà ĐCSTQ đã cảnh báo công dân của mình trong nhiều thập niên. Điều này đã xảy ra bởi vì Tổng thống Trump đã có thể ràng buộc sự đối xử của Bắc Kinh đối với người biểu tình Hồng Kông, với các cuộc đàm phán thương mại với Hoa Kỳ”, ông Gorrie nhận định.

Bằng cách thất bại xử lý sớm tình hình Hồng Kông, Bắc Kinh đã trao cho Tổng thống Trump đòn bẩy mà ông Trump lẽ ra không khi nào có được. 

Theo ông Gorrie, đó là “một thảm họa đối với giới lãnh đạo ĐCSTQ và dường như càng trở nên tồi tệ hơn khi nó kéo dài hơn. Điều khá rõ ràng đối với các thành viên trong đảng, ở Trung Quốc, ở Hồng Kông và phần còn lại của thế giới, là giới lãnh đạo ĐCSTQ không có những sự lựa chọn tốt. Vết thương do tự mình gây ra này tiếp tục lây nhiễm đến chính sách cốt lõi của ĐCSTQ”.

Đối phó gấp 2 lần với ông Trump

Ông Gorrie cho rằng cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung cũng có thể được giải quyết một phần lớn trước khi cuộc khủng hoảng Hồng Kông bắt đầu. Hãy nhớ lại việc Tổng thống Trump đã công bố đạt được một thỏa thuận với Trung Quốc vào tháng 5/2019. Tuy nhiên, giới lãnh đạo Trung Quốc đã cắt xén thỏa thuận, và làm nhục tổng thống Mỹ bằng cách rút khỏi các điều khoản đã thỏa thuận.

Một lần nữa, điều đó không khôn ngoan, cũng không giúp gì cho Trung Quốc. Đó không chỉ là sự hiểu sai của giới lãnh đạo ĐCSTQ về cách thức và nơi mà lợi ích của Trung Quốc được phục vụ tốt nhất, mà còn là một sai sót rất lớn trong phán đoán, liên quan đến tính cách và hành động của Tổng thống Trump. 

“Việc Bắc Kinh không thừa nhận sự khác biệt cơ bản giữa Tổng thống Trump và những người tiền nhiệm, đã dẫn đến sự leo thang chiến tranh thương mại, thay vì giải quyết dứt điểm nó. Lãnh đạo ĐCSTQ đã có một cơ hội ‘béo bở’ vào tháng 5/2019 để giải quyết thành công mối quan hệ với Mỹ trên cơ sở hợp tác, và đã phung phí nó”, ông Gorrie nhận định. 

Media player poster frame
 

Chính quyền Trump: Thảm họa nhân quyền Trung Quốc là ‘vết nhơ thế kỷ’

 
 

Sự đáp trả của ông Trump đối với hành động từ bỏ đàm phán của Trung Quốc, là rất nhanh. Ông Trump ngay lập tức tăng thuế, hạn chế quyền tiếp cận của Trung Quốc vào các công nghệ quan trọng. Tổng thống Trump đã ký sắc lệnh hành pháp, cấm Huawei và các nhà cung cấp mạng khác của Trung Quốc, vì các mối đe dọa của họ đối với an ninh quốc gia Mỹ. Vậy là một cơ hội cho một giải pháp tương đối không đau đớn cho cuộc chiến thương mại, đã bị đánh mất, trong khi hành động rút khỏi đàm phán của họ không đem đến bất kỳ lợi ích gì cho Trung Quốc.

Ông Gorrie cho rằng nếu như Tổng thống Trump có bất kỳ nghi ngờ nào về việc Trung Quốc có ý định lấn lướt,  và thiên hướng lãnh đạo làm bẽ mặt cá nhân, thì giờ ông Trump đã thấy rõ. Còn nữa, nếu vào thời điểm đầu năm 2019, giới lãnh đạo ĐCSTQ không có bất kỳ nghi ngờ nào về tương lai trước mắt của họ, thì chắc chắn bây giờ họ đã thấy. 

Trung Quốc sẽ hành động như thế nào trong năm 2020?

Ông Gorrie nêu ra một số câu hỏi mở:  

– “Liệu Trung Quốc có trở nên hung hăng hơn vào năm 2020?”. 

– “Liệu năm tới thế giới có chứng kiến Trung Quốc ‘thể hiện cơ bắp’ quân sự để phản ứng với những thách thức ngày càng tăng và không đáp ứng được, và một sự lãnh đạo thất bại?” 

– “Liệu họ sẽ tiếp tục tự bắn vào chân mình, bất kể hậu quả?  Hay đảng sẽ đánh giá lại quá trình ra quyết định của mình và tìm cách giải quyết các vấn đề của nó trên cơ sở hợp lý hơn?”.

“Đó sẽ là một năm thú vị”, ông Gorrie kết luận mà không đưa ra các câu trả lời cụ thể của mình.

RELATED ARTICLES

Tin mới