Từ nhiều năm trở lại đây, Trung Quốc đưa ra nhiều sáng kiến, hình thức hoặc phương tiện để thúc đẩy hợp tác quốc tế và xây dựng một khu vực Biển Đông “hoà bình, hợp tác” theo như những gì mà Bắc Kinh tuyên bố công khai. Tuy nhiên, chính phủ nhiều nước và giới chuyên gia cảnh báo các nước khu vực, nhất là những nước láng giềng có tranh chấp chủ quyền với Trung Quốc cần cảnh giác, thận trọng tránh rơi vào bẫy tuyên truyền của Bắc Kinh.
Về cái gọi là “Trung tâm Cảnh báo sóng thần”
Tháng 2/2019, Trung Quốc tuyên bố đưa vào hoạt động “Trung tâm Cảnh báo sóng thần” ở Biển Đông, với việc tiếp cận dữ liệu trong thời gian thực từ hơn 600 trạm giám sát động đất, trong đó có 530 trạm ở nhiều nước. Theo thông báo của Trung Quốc, Trung tâm Cảnh báo sóng thần Biển Đông có khả năng đưa ra dự báo về thông số cơ bản của một trận động đất trong vòng 3-5 phút bất kể trận động đất đó xảy ra tại đâu. Bên cạnh đó, trung tâm này còn sử dụng dữ liệu của một hệ thống thiết bị đo thủy triều, bao gồm 106 trạm đo mực nước tại Trung Quốc và hơn 800 trạm trên toàn thế giới, qua đó đưa ra cảnh báo sớm về sóng thần trong khu vực. Bên cạnh đó, nhờ hệ thống cử lý thông tin sóng thần thông minh, Trung tâm Cảnh báo sóng thần Biển Đông có khả năng đưa ra cảnh báo sóng thần chỉ trong 10 phút sau khi xảy ra một trận động đất. Theo truyền thống Trung Quốc, với việc tiếp cận dữ liệu trong thời gian thực từ hơn 600 trạm giám sát động đất, trong đó có 530 trạm ở nhiều nước, Trung tâm Cảnh báo sóng thần Biển Đông có khả năng đưa ra dự báo về thông số cơ bản của một trận động đất trong vòng 3-5 phút bất kể trận động đất đó xảy ra tại đâu. Bên cạnh đó, trung tâm này còn sử dụng dữ liệu của một hệ thống thiết bị đo thủy triều, bao gồm 106 trạm đo mực nước tại Trung Quốc và hơn 800 trạm trên toàn thế giới, qua đó đưa ra cảnh báo sớm về sóng thần trong khu vực. Bên cạnh đó, nhờ hệ thống cử lý thông tin sóng thần thông minh, Trung tâm Cảnh báo sóng thần Biển Đông có khả năng đưa ra cảnh báo sóng thần chỉ trong 10 phút sau khi xảy ra một trận động đất.
Giới quan sát các nước cảnh báo về “Trung tâm cảnh báo sóng thần”
Trước những gì Trung Quốc tuyên bố, giới quan sát các nước cảnh báo các nước cần thận trọng với “Trung tâm cảnh báo sóng thần” ở Biển Đông. Âm mưu, ý đồ nguy hiểm của Trung Quốc đằng sau việc loan báo đưa vào sử dụng “Trung tâm cảnh báo sóng thần” là: i) Phục vụ mục đích tuyên truyền nhằm hướng lái dư luận về các hoạt động quân sự hóa của Trung Quốc ở Biển Đông. Trung Quốc tìm cách ca ngợi rằng những thành tựu trên góp phần phát triển Biển Đông trở thành vùng biển hòa bình, hợp tác. Cho rằng các công trình như “trung tâm cứu hộ” sẽ phục vụ mục đích “dân sự” và người dân các nước đều hưởng lợi từ các công trình này như trong đảo bảo an toàn hàng hải; phát hiện, cảnh báo và ngăn ngừa thảm họa thiên tai; giúp người dân trên các đảo ổn định, nâng cao chất lượng cuộc sống… ii) Các công trình “dân sự” của Trung Quốc sẽ trở thành “công cụ”, “chứng cứ” để củng cố các đòi chủ quyền phi pháp trên Biển Đông. Ngoài ra, các công trình “dân sự” sẽ phục vụ cho chính hoạt động quân sự của nước này ở Biển Đông. iii) Giúp Trung Quốc giành ưu thế trên Biển Đông, từ đó buộc các nước khác phải nhượng bộ hoặc chấp nhận theo sự dẫn dắt và kiểm soát của Trung Quốc ở Biển Đông. Bất kỳ sự hiện diện nào của Trung Quốc cũng đều giúp nước này hợp thức hóa chủ quyền phi pháp trên các thực thể chiếm đóng. iv) Tất cả các công trình mang danh nghĩa “dân sự” của Trung Quốc ở Biển Đông thực chất đều là nhằm phục vụ mục đích quân sự, nhằm kiểm soát thực tế toàn bộ Biển Đông. Trong năm 2018, dư luận cho rằng việc Trung Quốc công khai kế hoạch rải các phao cảm biến dưới đáy Biển Đông, Biển Hoa Đông và Thái Bình Dương để cảnh báo sớm sóng thần là nhằm phát hiện, do thám hoạt động của tàu ngầm các nước dưới đáy Biển Đông. Cùng với việc phủ sóng mạng 4G tại một số đảo, đá ở Biển Đông, Trung Quốc cũng đồng thời triển khai hệ thống gây nhiều sóng radar và tác chiến điện từ để đối phó với các nước.