Tuesday, November 19, 2024
Trang chủSự thật Trung HoaNgô Sỹ Tồn: Triển vọng về tình hình Biển Đông năm 2020

Ngô Sỹ Tồn: Triển vọng về tình hình Biển Đông năm 2020

Viện trưởng Viện nghiên cứu Biển Đông Trung Quốc và Chủ tịch hội đồng Trung tâm nghiên cứu Biển Đông Trung Quốc-Đông Nam Á Ngô Sỹ Tồn (30/12/2019) có bài viết “Triển vọng tình hình Biển Đông năm 2020: Bất ổn hoặc xuất hiện nhân tố bất định”, trong đó đưa ra một số nhận định, đánh giá về xu hướng diễn biến tình hình Biển Đông trong năm 2020. Tuy nhiên, ông Ngô Sỹ Tồn tiếp tục lồng ghép, biện minh cho các hành vi phi pháp của Trung Quốc ở Biển Đông, đồng thời tìm cách vu cáo, chỉ trích các nước gia tăng hoạt động trong khu vực.

Năm 2019, vấn đề về Biển Đông vẫn đang nhận được sự quan tâm rộng rãi của cộng đồng quốc tế. Đây không chỉ là phương hướng phổ biến đểcác phương tiện truyền thông quốc tế chính thốngtheo dõi và báo cáo, mà còn là một chủ đề mà nhiều cuộc tham vấn chính trị song phương và đa phương không thể tránh khỏi. Về tình hình Biển Đông năm 2020, mặc dù vẫn có thể dự đoán là nó tương đối ổn định và có thể kiểm soát được, nhưng các yếu tố tiêu cực và không chắc chắn sẽ tăng đáng kể, không thể đánh giá thấp sức mạnh để duy trì chủ quyền mà chúng ta phải đối mặt. Cùng với việc thúc đẩy đàm phán về “Quy tắc ứng xử ở Biển Đông” (COC, sau đây gọi tắt là “Quy tắc”), việc xây dựng các quy tắc khu vực sẽ bước vào giai đoạn cạnh tranh chủ quyền và sức ảnh hưởng, dẫn đến những bất ổn hoặc những bất ngờ mới.

Có thể lại bước vào“một mùa thu đầy sự kiện” thêm một lần nữa

Năm 2019, việc“đi xe hai bánh” trong tình hình Biển Đông vẫn duy trì được sự phát triển tốt.

Một mặt, các tranh chấp và bất đồng giữa Trung Quốc và Philippines, Việt Nam, Malaysia, Brunei và các nước liên quan trực tiếp khác vẫn đang được kiểm soát, tình hình ở Biển Đông nói chung vẫn ổn định. Ở cấp độ đa phương, Trung Quốc và các nước ASEAN tích cực thực hiện sự đồng thuận về hợp tác trong khuôn khổ Tuyên bố về ứng xử của các Bên ở Biển Đông (DOC), văn bản đàm phán về các “Quy tắc” đã hoàn thành vòng đầu tiên và suôn sẻ bước vào vòng thứ hai. Ở cấp độ song phương, dưới sự lãnh đạo cấp cao của Trung Quốc và Philippines, phát huy đầy đủ vai trò của cơ chế tham vấn giữa hai nước, không chỉ quản lý hiệu quả các tranh chấp hàng hải, mà còn chính thức thành lập ủy ban chỉ đạo liên chính phủ về hợp tác dầu khí và một nhóm làm việc cho các công ty dầu khí cũng đã chính thức được thành lập, tốc độ hợp tác liên quan đã tăng lên đáng kể. Trung Quốc và Malaysia cũng đạt được thỏa thuận trong việc thiết lập cơ chế tham vấn song phương về các vấn đề hàng hải, tạo ra một nền tảng thể chế hóa mới để giải quyết tranh chấp thông qua đối thoại và đàm phán.

Mặt khác, vấn đề Biển Đông không chỉ là tranh chấp về yêu sách của các quốc gia ven biển về chủ quyền và quyền tài phán hàng hải xung quanh một số quần đảo Nansha, mà còn trở thành một “cạm bẫy chính trị” không thể vượt qua trong ván bài của các cường quốc châu Á. Do đó, không khó để lý giải tại sao các tranh chấp ở Biển Đông đôi khi tương đối bình tĩnh, đôi khi lại trở nên khốc liệt. Các yếu tố như các cường quốc tìm kiếm quyền lực, các quốc gia nhỏ tìm kiếm lợi ích, các trò chơi quân sự, tranh chấp quyền phát ngôn, sự phức tạp của tình hình vẫn không giảm.

Các chính sách và biện pháp của Hoa Kỳ ở Biển Đông liên tục đổi mới và ý định sử dụng vấn đề Biển Đông để kiềm chế Trung Quốc đã trở nên rõ ràng. Từ công khai tuyên bố việc coi các tàu cá và tàu cảnh sát hàng hải của Trung Quốc “hợp tác với quân đội” ở Biển Đông như các tàu hải quân, cho đến việc tuyên bố rằng sẽ bảo vệ an ninh cho quân đội Philippines, máy bay hoặc tàu chính phủ đã bị tấn công bằng vũ lực ở Biển Đông theo Điều 4 “Hiệp ước phòng thủ chung Hoa Kỳ-Philippines”, tiếp đến là việc triển khai một tàu chiến đấu duyên hải ở Singapore để thực hiện “tự do hàng hải” chống lại Trung Quốc, kể từ khi kết thúc chiến tranh lạnh, lần đầu tiên triển khai lực lượng bảo vệ bờ biển ở Biển Đông để hỗ trợ Hải quân hoạt động, Hoa Kỳ đã thiết lập đồng bộ ngoại giao và quân sự, thúc đẩy quân sự và “bán quân sự” phối hợp hệ thống mạng ngăn chặn sự tham gia tích cực của các đối tác liên minh.Ngoài ra, nó đã bắt đầu ảnh hưởng đến việc đàm phán các “Quy tắc” của Bỉ thông qua những người đại diện của họtrong ASEAN, và coi việc áp dụng luật pháp liên quan tại Quốc hội như là một lựa chọn có sức ép. Vào tháng 5 năm 2019, 15 thượng nghị sĩ liên bang từ các đảng Cộng hòa và Dân chủ Hoa Kỳ một lần nữa đề xuất cái gọi là “Đề xuất ngăn chặn tại Biển Đông”nhằm chống lại “tất cả các công ty và cá nhân Trung Quốc đã tham gia xây dựng ở Biển Đông”.

Sự tham gia quân sự của các quốc gia nước ngoài ở Biển Đông chỉ tăng mà không suy giảm. Trong năm 2019, Mỹ đã 7 lần thực hiện các cuộc tuần tra tự do hàng hải nhằm vào Trung Quốc với mức độ và quy mô lớn khiêu khích chưa từng có từ trước đến nay. Đồng thời Mỹ còn bố trí sức mạnh trên không, trên mặt nước, dưới nước, sử dụng luận phiên lực lượng hải quân, không quân trong và ngoài khu vực Tây Thái Bình Dương (Hạm đội 3 và Hạm đội 7 của Hải quân Mỹ), hàng chục lần triển khai tàu sân bay và máy bay ném bom và máy bay trinh sát đã bay qua Biển Đông và tiến hành các hoạt động răn đe và trinh sát gần đảo Hoàng Nham/Scarborought. Mỹ cũng hợp tác với Nhật Bản, Úc, Anh, Ấn Độ và các đồng minh và đối tác khác cùng thực hiện các cuộc tập trận quân sự song phương và đa phương ở Biển Đông và các vùng biển xung quanh; lần đầu tiên huy động các trang thiết bị hiện đại như tàu chiến, tàu khu trục tên lửa dẫn đường, máy bay tuần tra chống ngầm P-8… tổ chức tập trận hàng hải đầu tiên với các nước ASEAN ở vùng biển gần Thái Lan và Việt Nam.

Trong khi đó, Nhật Bản ngoài việc tiếp tục gửi tàu sân bay trực thăng Izumo tới Biển Đông để phối hợp tập trận chung trên biểnvới tàu sân bay quân sự Mỹ Reagan, còn lần đầu tiên huy động lực lượng phòng vệ trên biển phối hợp thực hiện hành động quân sự ở Biển Đông. Sự hiện diện quân sự tần suất cao, thường xuyên, có hệ thống và có sự liên kết của các quốc gia ngoài Biển Đông đã khiến tình hình an ninh hàng hải trở nên phức tạp hơn trong bối cảnh cạnh tranh địa chính trị giữa các nước lớn ở Biển Đông gia tăng.

Một số quốc gia quanh Biển Đông đã tiếp tục các hoạt động hàng hải đơn phương trên biển. Từ tháng 5 đến tháng 10 năm 2019, Việt Nam một lần nữa “đơn phương” triển khai các hoạt động thăm dò dầu khí tại khu vực Bãi biển “Vạn An” (bãi Tư Chính của Việt Nam), thực hiện khoan sâu dưới biển gần khu vực “Vạn An Bắc-21” (Lô 06.1 của Việt Nam), dẫn đến cuộc đối đầu trên biển nghiêm trọng nhất, lâu nhất giữa hai nước kể từ vụ giàn khoan Hải Dương 981 năm 2014. Một số quốc gia có tranh chấp khác cũng đã tăng cường kiểm soát, tân trang lại các cơ sở trên các đảo và rạn san hô chiếm đóng và thực hiện các hành động đơn phương như thăm dò và phát triển dầu khí ở các khu vực tranh chấp. Do đó, nguy cơ xung đột và va chạm trên biển có xu hướng tăng lên, thách thức đối với Trung Quốc trong việc kiểm soát tranh chấp còn rất lớn.

Liên minh châu Âu và một số quốc gia thành viên càng ngày càng can thiệp sâu hơn vào các vấn đề Biển Đông và không còn giấu lập trường của mình. Dưới áp lực của Mỹ và vận động, lôi kéo của các nước có tranh chấp như Việt Nam, xuất phát từ lợi ích chiến lược của mình, Anh, Pháp, Đức và các nước EU khác tiếp tục phối hợp với Mỹ gửi tàu quân sự vào Biển Đông để thực hiện các hoạt động. Vào tháng 8 năm 2019, các nước EU đã ban hành “Tuyên bố chung của EU về tình hình Biển Đông” và “Tuyên bố chung của Anh, Pháp, Đức về tình hình Biển Đông”. Hai tuyên bố này không chỉ tạo chỗ dựa cho Việt Nam thực hiện các hoạt động “đơn phương” tại bãi Vạn An (bãi Tư Chính) mà còn đổ lỗi cho các hành động phản kháng hợp pháp của Trung Quốc, tỏ thái độ ủng hộ Việt Nam.

Ba cặp mâu thuẫn ảnh hưởng đến sự phát triển trong tương lai

Cùng với các cuộc đàm phán COC đi vào chiều sâu, những nỗ lực thiết lập một trật tự dựa trên quy tắc ở khu vực Biển Đông có thể gặp một số khó khăn khó lường, tạo thành ba cặp mâu thuẫn chính.

Đầu tiên là mâu thuẫn giữa trật tự khu vực mới mà Trugn Quốc nỗ lực xây dựng trên cơ sở nguyên tắc và được các quốc gia trong khu vực cùng tham gia với khuôn khổ an ninh đồng minh dựa vào sức mạnh do Mỹ giữ vai trò chủ đạo. Tháng 10 năm 2019, Thiếu tướng Wikov, Tư lệnh Lực lượng Đặc nhiệm 70 của Hải quân Hoa Kỳ, tuyên bố rằng COC sẽ làm tổn hại quyền “tự do hàng hải” ở Biển Đông. Tháng 11, tại Hội nghị Mở rộng của Bộ trưởng Quốc phòng ASEAN, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Esper đã cáo buộc Trung Quốc thao túng COC. Kể từ tháng 5 năm 2019 tới nay, Mỹ liên tục dùng chiêu bài trao đổi lợi ích như hỗ trợ ngoại giao, cung cấp vũ khí để thúc giục các nước có tranh chấp chủ quyền ở Biển Đông như Việt Nam dùng COC với việc khai thác dầu khí ở Biển Đông để gây khó khăn cho tiến trình đàm phán COC. Mỹ đã thay đổi lập trường “hỗ trợ” và thúc đẩy thông qua COC trước kia, chuyển sang tìm cách kìm hãm tiến trình đàm phán giữa Trung Quốc và các nước ASEAN. Điều này cũng phản ánh những nỗ lực của Mỹ nhằm ngăn chặn các nước khu vực xây dựng trật tự trong khu vực mà có thể tác động đến khuôn khổ an ninh do Mỹ chủ đạo. Việc Mỹ tiếp tục tìm cách can thiệp mãnh mẽ hơn nữa vào tiến trình đàm phán COC hay không sẽ là một dấu hiện quan trọng để đánh giá chiều hướng phát triển của tình hình Biển Đông trong tương lai.

Thứ hai, phần lớn các quốc gia trong khu vực hy vọng sẽ hạn chế các hành động đơn phương và kiểm soát sự khác biệt thông qua việc xây dựng các quy tắc mới ở Biển Đông và một số quốc gia có yêu sách chủ quyền sẽ cố gắng đơn phương tối đa hóa các lợi ích được trao trước khi các quy tắc mới có hiệu lực. Dự thảo COC sắp đạt được đồng thuận sẽ đưa ra nhiều quy định ràng buộc hơn so với DOC để quy định các hành vi trên biển, các nước có tranh chấp mà cố tình có các hành động đơn phương sẽ phải đối mặt với nhiều ràng buộc hơn và cái giá phải trả cho sự sự vi phạm sẽ tăng theo. Điều này rõ ràng là không có lợi cho một số nước để bảo vệ lợi ích được giao. Do đó, một số quốc gia yêu sách có thể sử dụng thời kỳ quá độ trước khi ký COC để đẩy nhanh các hoạt động hàng hải đơn phương nhằm thực hiện càng nhiều lợi ích càng tốt trong khi đạt được “tối đa hóa” lợi ích và yêu sách. Điều này cũng bao gồm khả năng một số quốc gia như Việt Nam có thể đưa hoặc đe dọa đưa tranh chấp với Trung Quốc ra tố tụng ở cơ quan trọng tài, gây cản trở cho tiến trình đàm phán COC.

Thứ ba, trong quá trình xây dựng lại quy tắc và sắp xếp trật tự khu vực, các lực lượng hàng hải truyền thống, mới nổi như Nhật Bản, Anh, Úc và Ấn Độ thông qua các biện pháp ngoại giao, kinh tế và quân sự trong quá trình tái tổ chức quyền lực khu vực và tái cấu trúc, nhằm cạnh tranh địa chính trị ở Biển, hành vi này mâu thuẫn với nỗ lực của các quốc gia như Trung Quốc để khôi phục sự ổn định ở Biển Đông. Nhật Bản, coi Biển Đông là “huyết mạch trên biển”, muốn sử dụng vấn đề Biển Đông để mở rộng ảnh hưởng của mình trong các vấn đề an ninh của Đông Nam Á và phục vụ các mục tiêu quân sự và chính trị. Nó sẽ gây ra mâu thuẫn không thể hòa giải đối với “tư duy kép” của Trung Quốc đối với vấn đề Biển Đông.

Năm xu thế phát triển của tình hình ở Biển Đông

Bị thúc đẩy bởi cảm giác cấp bách mưu cầu lợi ích ngày càng lên cao của các quốc gia, cùng với việc Mỹ tiếp tục triển khai thực hiện chiến lược Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương, không loại trừ khả năng tình hình Biển Đông có thể tiếp tục căng thẳng.

Đầu tiên, các hành động đơn phương của các quốc gia yêu sách sẽ là nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng hỗn loạn mới ở Biển Đông. Các quốc gia riêng lẻ có thể tiếp tục thúc đẩy các yêu sách đơn phương của mình và tiến hành thăm dò tại các khu vực có triển vọng dầu khí, đồng thời còn có thể triển khai các hoạt động thăm dò hoặc khai thác dầu khí mới ở những khu vực có tiềm năng phục hồi tài nguyên.

Thứ hai, việc đàm phán về văn bản dự thảo COC có thể sẽ gặp phải những khó khăn khó lương. Cùng với văn bản đàm phán duy nhất bước vào vòng thẩm định thứ hai, giữa các nước có tranh chấp sẽ phát sinh chia rẽ, bất đồng xung quanh những vấn đề như COC hạn chế gì, hạn chế ai, phạm vi của vùng biển áp dụng, liệu có ràng buộc về mặt pháp lý, cách giám sát việc thực thi và liệu có thiết lập cơ chế thực thi hay không… Đối với các nội dung liên quan hoạt động khai thác dầu khí và diễn tập quân sự chung của các quốc gia ngoài khu vực, các nước lớn ngoài khu vực như Mỹ, Nhật Bản, Anh, và Nga xuất phát từ đòi hỏi về nhu cầu thương mại và lợi ích chiến lược, có thể thông qua các kênh khác nhau để tác động, lôi kéo đến tiến trình đàm phán COC.

Thứ ba, cuộc chiến tranh pháp lý ở Biển Đông có thể tăng cường trở lại. Kể từ nửa cuối năm 2016, chính phủ Trung Quốc và Philippines đã đạt được sự đồng thuận trong việc từ bỏ phán quyết trong vụ kiện trọng tài Biển Đông. Tuy nhiên, một số lực lượng chống Trung Quốc thân Mỹ ở Philippines đã tiếp tục gây áp lực lên chính phủ Duterte để giải quyết tranh chấp với Biển Đông với Trung Quốc dựa trên kết quả của phán quyết trọng tài. Các quốc gia yêu sách khác, như Việt Nam, vẫn coi phán quyết của trọng tài là cơ sở thực hiên các hành động đơn phương của họ. Giới chính trị và học thuật ở Việt Nam ủng hộ việc đệ trình các tranh chấp liên quan với Trung Quốc lên Cơ       quan Tư pháp quốc tế hoặc trọng tài quốc tế. Với sự hỗ trợ của Mỹ và một số nước EU, liệu Việt Nam sẽ có một bước tiến đáng kể trong việc kích động một cuộc chiến pháp lý giữa Trung Quốc và Việt Nam? E rằng đây không phải là chuyện khó có khả năng xảy ra.

Thứ tư, với sự thúc đẩy của một số quốc gia, việc “quốc tế hóa” vấn đề Biển Đông có thể tiến xa hơn nữa. Thúc đẩy “mở rộng” và “quốc tế hóa” vấn đề Biển Đông là mục tiêu chính chính sách Biển Đông của một số nước trong một thời gian dài. Họ đã sử dụng nhiều cơ hội và cơ chế đa phương khác nhau để suy đoán vấn đề Biển Đông về chính trị và ngoại giao và thúc đẩy “Thuyết mối đe dọa Trung Quốc ở Biển Đông”. Sử dụng quân sự, mua sắm vũ khí và tập trận quân sự chung để mở rộng sự hiện diện của họ ở Biển Đông, về mặt kinh tế thông qua “lợi ích kinh tế”, “bó lợi ích” và các chiến lược khác để đổi lấy sự hỗ trợ từ các nước khác, đưa các công ty dầu khí phương Tây vào các khu vực tranh chấp dầu khí.

Thứ năm, sự hợp tác giữa Mỹ và Việt Nam về vấn đề Biển Đông có thể tạo ra một “sự cố thiên nga đen” mới. Mỹ cần sử dụng vấn đề Biển Đông để kiềm chế Trung Quốc và Việt Nam cần sử dụng Mỹ để cạnh tranh với Trung Quốc để củng cố và mở rộng các lợi ích được đầu tư. Kể từ “cuộc đối đầu bãi Vạn An” giữa Trung Quốc và Việt Nam năm 2019, Mỹ thường xuyên hỗ trợ Việt Nam thông qua các kênh ngoại giao và dư luận. Hai nước đã có cơ hội đẩy nhanh hợp tác quốc phòng và an ninh như chia sẻ thông tin tình báo, thăm tàu ​​chiến và hỗ trợ vũ khí. Năm 2020, Việt Nam, với tư cách là chủ tịch ASEAN và là thành viên không thường trực của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc, có thể có những hành động đơn phương mới ở Biển Đông và thúc đẩy “quốc tế hóa” và “mở rộng” vấn đề Biển Đông. Mỹ muốn biến Việt Nam trở thành “người đại diện” mới khuấy đảo cục diện Biển Đông và là chỗ dựa cho Mỹ bố trí lực lượng ở tiền tuyến, qua đó giúp Mỹ thu thập thông tin tình báo, giám sát và ngăn chặn các hoạt động của Trung Quốc ở Biển Đông và có thể tạo ra trở ngại mới cho việc xây dựng trật tự mới dựa trên luật lệ của Trung Quốc và các nước ASEAN.

Biển Đông là ngôi nhà chung của các quốc gia ven biển Biển Đông, bao gồm cả Trung Quốc và là một bộ phận quan trọng trong quá trình xây dựng Cộng đồng chung vận mệnh trên biển giữa Trung Quốc và ASEAN. Hòa bình và ổn định và ổn định lâu dài ở Biển Đông không chỉ vì lợi ích của các nước trong khu vực, mà còn là kỳ vọng chung của toàn bộ cộng đồng quốc tế. Tình hình ở Biển Đông tiếp tục ổn định, hay quay trở lại hỗn loạn, thì Trung Quốc và các nước ASEAN có năng lượng và quyết tâm để duy trì tình hình ổn định. Trung Quốc và các nước ASEAN đang nỗ lực, loại bỏ sự can thiệp, tăng cường sự tin tưởng lẫn nhau, tăng cường sự tự tin và kiên trì hợp tác và cố gắng xây dựng trật tự khu vực với chủ đề chính là công bằng, minh bạch, cởi mở và hợp tác, để tránh tình trạng Biển Đông quay trở lại vòng xoáy ấm áp. Mỹ và các đồng minh và đối tác cũng nên nhìn thấy quyết tâm của Trung Quốc và các nước ASEAN, suy nghĩ về cách đóng vai trò xây dựng cho hòa bình, ổn định và thịnh vượng của Biển Đông, thay vì khăng khăng làm những việc đi ngược lại xu hướng chung.

Nhìn chung, từ bài viết của Ngô Sỹ Tồn cho thấy giới học giả Trung Quốc vẫn sử dụng giọng điệu cũ, đổ lỗi cho Mỹ và các bên liên quan tranh chấp là nguyên nhân chính khiến tình hình Biển Đông trở nên căng thẳng. Tuy nhiên, việc Ngô Sỹ Tồn cố lồng ghép, xuyên tạc, vu cáo Việt Nam cản trở tiến trình đàm phán COC, xâm chiếm biển đảo, đơn phương tiến hành các hoạt động thăm dò dầu khí ở Biển Đông, đưa tin sai sự thật về vụ việc ở Bãi Tư Chính… là không thể chấp nhận được. Chính quyền Trung Quốc cũng như giới học giả nước này nên nhìn nhận sự thật lịch sử, pháp lý, cần chấm dứt ngay các hoạt động phi pháp ở Biển Đông và tôn trọng chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán hợp pháp của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa, quần đảo Trường Sa và các vùng biển phụ cận.

RELATED ARTICLES

Tin mới