Monday, December 23, 2024
Trang chủSự thật Trung HoaTQ và cuộc chạy đua vũ khí hạt nhân trang bị cho...

TQ và cuộc chạy đua vũ khí hạt nhân trang bị cho lực lượng hải quân

Trong những năm gần đây, Trung Quốc liên tục phô trương, khoe tàu ngầm mang theo tên lửa đạn đạo chạy bằng năng lượng hạt nhân tại một căn cứ chiến lược gần thành phố nghỉ dưỡng Tam Á; đồng thời nhiều lần thử nghiệm tên lửa đạn đạo liên lục địa có khả năng mang đầu đạn hạt nhân .

Giới truyền thông phương Tây mới đây cung cấp hình ảnh vệ tinh cho thấy sự hiện diện thường xuyên của số tàu ngầm mang theo tên lửa đạn đạo chạy bằng năng lượng hạt nhân tại một căn cứ chiến lược gần thành phố nghỉ dưỡng Tam Á. Các tàu chiến nổi và máy bay chuyên dụng được thiết kế để bảo vệ số tàu ngầm này đang lảng vảng quanh các tuyến đường biển trọng yếu ngoài khơi. Các cơ sở tại căn cứ này dường như được xây dựng để dự trữ và nạp tên lửa đạn đạo. Các mạng ăng-ten hỗ trợ công cuộc săn đuổi tàu ngầm nước ngàoi đã xuất hiện trên các đảo do Trung Quốc chiếm giữ ở vùng biển Nam Trung Hoa (Biển Đông) bị tranh chấp gay gắt. Và một thủy thủ tàu ngầm kỳ cựu đã được giao nhiệm vụ chỉ huy các lực lượng Trung Quốc ở phía Nam nước này.

Theo lời các sĩ quan hải quân đang tại ngũ và đã nghỉ hưu, cũng như các nhà ngoại giao và các nhà phân tích an ninh, khi kết hợp với nhau, điều này có nghĩa là Trung Quốc có một lực lượng tàu ngầm phóng tên lửa có thể tiến hành các cuộc tấn công hạt nhân từ dưới nước. Điều đó mang lại cho Bắc Kinh thứ mà cho tới gần đây họ đang còn thiếu: năng lực đánh trả lần hai đáng tin cậy hơn nếu kho vũ khí hạt nhân trên đất liền của họ bị tấn công.

Mới đây, theo bản đánh giá rõ ràng nhất từ trước đến nay về năng lực này của Trung Quốc trong báo cáo thường niên mới nhất về quân đội Trung Quốc được công bố vào tháng 8/2018, Lầu Năm Góc cho rằng Bắc Kinh hiện có một công cụ răn đe hạt nhân “đáng tin cậy” và “khả thi” trên biển. Một hạm đội tàu ngầm mang theo tên lửa đạn đạo hạt nhân luôn sẵn sàng hoạt động, được gọi tắt là SSBN, đã đánh dấu sự gia tăng vượt bậc trong năng lực hạt nhân của Trung Quốc. Theo Lầu Năm Góc, mỗi con tàu trong số 4 tàu ngầm lớp Tấn của Trung Quốc được trang bị lên đến 12 tên lửa đạn đạo mang đầu đạn hạt nhân với tầm bắn ước tính 7.200 km, khiến Mỹ nằm gọn trong tầm tấn công từ phía Tây Thái Bình Dương. Các nhà phân tích thuộc Trung tâm nghiên cứu chiến lược và quốc tế (CSIS) có trụ sở tại Washington ước tính số tên lửa này có thể bay ít nhất 8.000 km. Mỹ tin rằng Trung Quốc có tới 100 tên lửa hạt nhân đặt trên đất liền. Năng lực hạt nhân được tăng cường của Bắc Kinh là một trong những điểm nhấn trong nỗ lực đầy tham vọng của nhà lãnh đạo Trung Quốc Tập Cận Bình là cải tổ Quân giải phóng nhân dân (PLA), lực lượng chiến đấu lớn nhất thế giới. Các chiến lược gia phương Tây cho rằng hạm đội tàu ngầm hạt nhân của Trung Quốc đã bổ sung thêm vào thách thức mà quân đội ngày càng hùng mạnh của Trung Quốc đang đặt ra cho vị thế thống trị của Mỹ ở châu Á.

Không những vậy, giới chuyên gia còn cho rằng khi đã tăng cường và cải thiện kho vũ khí hạt nhân của mình, Bắc Kinh là cường quốc hạt nhân lớn duy nhất bổ sung đầu đạn hạt nhân vào kho dự trữ vũ khí. Trung Quốc đang phát triển một tên lửa đạn đạo phóng trên không và lên kế hoạch chế tạo một máy bay ném bom tàng hình tầm xa có khả năng mang theo vũ khí hạt nhân. Với hàng rào răn đe đánh trả lần hai đặt trên biển, các chương trình này cho thấy Bắc Kinh cuối cùng có ý định ra mắt một bộ ba vũ khí hạt nhân trên không, trên biển và trên đất liền giống như Mỹ và Nga. Trong 2 thập kỷ qua, Lực lượng tên lửa PLA (PLARF), quân chủng kiểm soát số tên lửa hạt nhân và tên lửa thông thường của Trung Quốc đã mạnh tay đầu tư vào việc mở rộng kho dự trữ đầu đạn hạt nhân của nước này và tăng cường tầm bắn cũng như độ chính xác của số tên lửa mang theo chúng. Theo các báo cáo trên các phương tiện truyền thông nhà nước của Trung Quốc, họ cũng đã thắt chặt việc bảo vệ các vũ khí hạt nhân trong hầm chứa. Lầu Năm Góc và các tài liệu quân sự chính thức của Trung Quốc báo cáo rằng Trung Quốc cũng đã triển khai các tên lửa hiện đại cơ động trên đường bộ khiến kẻ thù khó phát hiện và tấn công hơn. Tuy vậy, Trung Quốc vẫn còn tụt xa so với Mỹ và Nga về hỏa lực hạt nhân nói chung. Viện nghiên cứu vì hòa bình quốc tế Stockholm ước tính Trung Quốc có tổng cộng 280 đầu đạn hạt nhân. Trung Quốc không tiết lộ họ có bao nhiêu đầu đạ được triển khai và sẵn sàng cho các cuộc xung đột. Báo cáo năm 2018 của viện này cho biết Mỹ có 1750 đầu đạn được triển khai và Nga là 1600. Cũng theo báo cáo, Mỹ và Nga có hàng nghìn đầu đạn khác trong kho dự trữ.

Ngoài ra, các chiến lược gia người Trung Quốc cũng như ở phương Tây cho rằng một hạm đội tàu ngầm mang theo tên lửa hạt nhân ẩn dưới lòng đại dương bao la sẽ giúp bù đắp cho những thiếu hụt về hạt nhân của Bắc Kinh. Các nhà thiết kế tàu hải quân và các kỹ thuật viên hạt nhân cảu Trung Quốc đã và đang làm việc để xây dựng một lực lượng tàu ngầm mang theo tên lửa hạt nhân kể từ cuối những năm 1950. Một chiếc tàu duy nhất đã được ra mắt vào những năm 1980, nhưng chưa bao giờ đi vào hoạt động hết công suất. Con tàu này đóng vai trò là nơi thử nghiệm khi các kỹ thuật viên và nhà thiết kế của Trung Quốc chật vật khắc phục những vấn đề với công nghệ lực đẩy hạt nhân, tên lửa và tiếng ồn quá mức khiến các phương tiện này dễ bị kẻ thù phát hiện và nhắm mục tiêu hơn. Để tối đa hóa năng lực tấn công đánh trả lần hai, các tàu ngầm chở tên lửa của Trung Quốc cần phải hoạt động bí mật đủ để không bị phát hiện khi đi ngang qua các khu vực tuần tra ở vùng biển mở. Các nhà phân tích hải quân của Mỹ và các nước khác cho rằng tàu ngầm lớp Tấn là một sự cải tiến mạnh mẽ so với những nỗ lực trước đó của Trung Quốc, nhưng chúng vẫn chưa đủ bí mật so với tàu của Mỹ, Nga, Pháp và Anh.

Số tàu ngầm lớp Tấn tải trọng 11.000 tấn được neo đậu ở bờ biển phía Nam đảo Hải Nam của Trung Quốc gần với các kênh đào nước sâu dẫn vào và ra khỏi biển Nam Trung Hoa (Biển Đông). Vị trí địa lý của vùng biển duyên hải Trung Quốc buộc Bắc Kinh phải đặt số tàu ngầm chở tên lửa của họ ở khu vực này, vắt ngang qua một trong những tuyến vận chuyển đường biển quan trọng nhất thế giới. Về phía Bắc, biển Hoàng Hải nông tới mức không thể che giấu được số tàu ngầm lớn mang tên lửa đạn đạo này. Biển Hoa Đông thì sâu hơn nhưng khu vực này được bao quanh bởi bán đảo Triều Tiên, chuỗi đảo của Nhật Bản và Đài Loan.

Trong khi đo, các lực lượng của Nhật Bản và Mỹ có thể triển khai tàu chiến và máy bay chống ngầm tiên tiến của họ đặt tại Nhật Bản để giám sát chặt chẽ vùng biển này và các kênh tỏa khắp phía Tây Thái Bình Dương, nơi số tàu ngầm này cuối cùng sẽ hướng đến. Trung Quốc cần tiếp cận các vùng biển này có thể giành được vị trí tấn công vào Mỹ. Ngoài ra, Trung Quốc sẽ cần đưa số tàu ngầm của họ ra khỏi đảo Hải Nam, vượt qua sự giám sát và tiến vào vùng biển phía Đông Philippines để cho tên lửa của họ có thể nằm trong tầm bắn tới Mỹ. Theo lời các thủy thủy tàu ngầm và các tùy viên quân sự phương Tây, đây là một lý do quan trọng giải thích tại sao Trung Quốc đã không e dè cải tạo và củng cố các đảo và bãi đá ở biển Nam Trung Hoa, giúp mở rộng quyền kiểm soát của Bắc Kinh đối với khu vực này.

Khả năng dễ bị phát hiện của đội tàu ngầm này cũng giải thích cho sự nhạy cảm đặc biệt của Trung Quốc trước các hoạt động giám sát của Mỹ và đồng minh tại các vùng biển này. Một tàu khu trục Trung Quốc đã tiến sát tàu khu trục USS Decatur của Mỹ ở khoảng cách 45m vào cuối tháng 9/2018, khi tàu chiến này của Mỹ đang tuần tra gần quần đảo Trường Sa, một chuỗi đảo bị tranh chấp gay gắt, nơi Trung Quốc đã mở rộng sự hiện diện của mình trong những năm gần đây. Đây là lần gần nhất trong một loạt vụ đụng độ trong thập kỷ qua.

Trung Quốc hiện dường như đang cảnh giác trước tàu ngầm nước ngoài đang cố gắng phát hiện và theo dõi hạm đội tên lửa đạn đạo của họ. Theo lời các sĩ quan quân sự và các nhà phân tích với quen thuộc với sự giám sát có phối hợp ngoài bãi biển Trung Quốc, khi các tàu ngầm lớp Tấn của Trung Quốc tiến ra khơi, chúng dường như bị vây quanh bởi màn hình bảo vệ của các tàu chiến nổi và máy bay có nhiệm vụ theo dõi tàu ngầm nước ngoài. Các sĩ quan quân sự cấp cao còn tại ngũ và đã nghỉ hưu cũng nhắc đến các cuộc triển khai mở rộng và thường xuyên tàu hộ tống Mẫu 056A mới nhất của Hải quân Trung Quốc vào vùng biển trọng điểm phía Nam Nhật Bản và phía Đông Philippines. Tàu Mẫu 056A là tàu săn ngầm tiên tiến nhất của trung Quốc. Nó có thể kéo các mạng lưới định vị và các thiết bị nghe khác xuống sâu dưới đáy biển để phạt hiện tàu ngầm địch – công nghệ tiên tiến mà chỉ cách đây 5 năm Trung Quốc còn chưa có.

Theo Viện nghiên cứu chiến lược quốc tế Trung Quốc cũng lắp đặt một loạt thiết bị cảm biến, ăng-ten và các hệ thống vệ tinh liên lạc trên các hòn đảo thuộc quần đảo Trường Sa. PLA cũng đang theo dõi các tàu săn ngầm nước ngoài từ trên không. Họ đã thành lập một phi đội máy bay Y-8GX6 trên đảo Hải Nam có khả năng quét trên mặt biển rộng lớn để phát hiện các vùng dị thường từ tính. Các máy bay động cơ tuốc-bin cánh quạt được phát hiện hạ cánh trên đảo Phú Lâm, một căn cứ ngoài khơi chủ chốt của Trung Quốc ở biển Nam Trung Hoa. Những cuộc tuần tra này không phải là các cuộc tập trận không thường xuyên trong quá khứ, hiện là các cuộc triển khai gần như liên tục, theo dõi cả các tàu chiến nước ngoài.

Đáng chú ý, căn cứ tàu ngầm gần Tam Á hiện thuộc quyền kiểm soát trực tiếp của Quân ủy trung ương, cơ quan ra quyết định quân sự hàng đầu do chính Tập Cận Bình làm chủ tịch. Các hệ thống liên lạc mới lắp đặt ở biển Nam Trung Hoa đã giúp gắn kết cấu trúc chỉ huy mới, cho phép Bắc Kinh kiểm soát chặt chẽ hơn xuống tới từng tàu. Năm 2017, Bắc Kinh bổ nhiệm một thủy thủ tàu ngầm kỳ cựu, Phó Đô đốc Viên Dự Bách, làm người đứng đầu Bộ tư lệnh vùng tác chiến miền Nam, chịu trách nhiệm về khu vực biển Nam Trung Hoa. Theo lời các chuyên gia hải quân Trung Quốc, sự thăng tiến cảu ông là một dấu hiệu rõ ràng cho thấy Trung Quốc rất coi trọng việc hỗ trợ các hoạt động của tàu ngầm hạt nhân. Viên Dự Bách là sĩ quan hải quân đầu tiên đứng đầu ột bộ tư lệnh như thế này, và sự thăng chức của ông vốn là một phần trong công cuộc cải tổ sâu rộng của Tập Cận Bình về cấu trúc quân sự.

Các hình ảnh vệ tinh thương mại về căn cứ tàu ngầm này cung cấp cho chúng ta cái nhìn thấu đáo hơn về lực lượng bí mật đóng quân tại đây. Có vẻ như chúng cho thấy các tàu ngầm chở tên lửa thường xuyên được neo đậu dọc các cầu tầu dài trên bến cảng. Hình ảnh vệ tinh từ Google Earth vào tháng 6/2018 cho thấy có vẻ như 3 chiếc tàu ngầm tên lửa lớp Tấn đang có mặt tại căn cứ này. Những con tàu này có hình dáng rất dễ phân biệt, với cấu trúc thân trên gồ lên để trữ các ống phóng tên lửa đằng sau quạt gió, nhô thẳng từ thân chiếc tàu ngầm. Có thể nhận thấy rõ trong những hình ảnh này: một lối vào nửa chìm nửa nổi dẫn vào bên trong nơi có vẻ như một bến tàu ngầm dưới lòng đất, dưới chân một ngọn đồi gần bến cảng. Công trình xây dựng tại căn cứ gần Tam Á cũng cho thấy khả năng PLA đang bí mật trang bị tên lửa có gắn đầu đạn hạt nhân được phóng từ tàu ngầm.

RELATED ARTICLES

Tin mới