Friday, November 8, 2024
Trang chủSự thật Trung HoaTQ đã chuẩn bị hoạt động bồi đắp ở bãi cạn Scarborough...

TQ đã chuẩn bị hoạt động bồi đắp ở bãi cạn Scarborough trước khi Tòa Trọng tài ra phán quyến về Biển Đông năm 2016

Giám đốc Viện Các vấn đề hàng hải và luật biển tại Đại học Philippines Jay Batongbacal cho rằng Trung Quốc đã chuẩn bị hoạt động bồi đắp Scarborough/Hoàng Nham trước khi Tòa trọng tài quốc tế (12/7/2016) ra phán quyết bác bỏ yêu sách “đường lưỡi bò” phi lý của Trung Quốc ở Biển Đông.

Trả lời phỏng vấn kênh ABS CBN, chuyên gia Philippines Jay Batongbacal cho biết Trung Quốc đã chuẩn bị hoạt động bồi đắp Scarborough/Hoàng Nham trước khi Tòa trọng tài quốc tế (12/7/2016) ra phán quyết bác bỏ yêu sách “đường lưỡi bò” phi lý của Trung Quốc ở Biển Đông. Tuy nhiên, âm mưu trên của Trung Quốc đã bị ngăn cản bởi sự hiện diện của các máy bay chiến đấu A-10 Warthogs và F/A-18 thuộc quân đội Mỹ theo Thỏa thuận Lực lượng thăm viếng (VFA) giữa Manila và Washington. Liên quan vấn đề này, kênh ABS CBN nhận định, vào lúc đó, Trung Quốc đã hoàn thành việc xây dựng phi pháp trên 7 thực thể trong quần đảo Trường Sa thuộc chủ quyền Việt Nam và việc bồi đắp Scarborough sẽ giúp Trung Quốc gia tăng kiểm soát Biển Đông, theo ABS CBN. Trung Quốc giành quyền kiểm soát Scarborough từ Philippines trong cuộc căng thẳng giữa các tàu hai bên hồi năm 2012.

Được biết, trong những ngày gân đây, Tổng thống Philippines Duterte đưa ra cảnh báo sẽ hủy Thỏa thuận VFA nếu Mỹ không cấp visa cho Thượng nghị sĩ Philippines Bato dela Rosa. Hiện đang có thông tin cho biết, Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte vừa tuyên bố hủy thỏa thuận cho phép Mỹ triển khai quân đội tại Philippines được ký vào năm 1999. Tuyên bố này do Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Philippines Delfin Lorenzana thông báo. Ông Delfin Lorenzana đồng thời cho biết thêm,Tổng thống Duterte khẳng định sẽ không thay đổi quyết định. Tuy nhiên, Chính phủ Philippines chưa đưa ra thông báo chính thức liên quan quyết định trên.

Trước những thông tin trên, chính giới Philippines đã đưa ra nhiều tuyên bố cảnh báo nếu Manila hủy VFA với Mỹ sẽ có tác động tiêu cực đến quan hệ song phương, cũng như diễn biến tình hình Biển Đông. Phó chủ tịch Hạ viện Philippines Johnny Pimentel (10/2) cảnh báo rằng Mỹ sẽ không thể viện trợ cho Philippines nếu VFA bị hủy; đồng thời bày tỏ quan ngại rằng việc hủy VFA có thể cản trở quân đội Mỹ cung cấp hỗ trợ cứu người nhanh chóng như họ đã từng làm trong đợt thiên tai trước đây. Cùng quan điểm trên, Ngoại trưởng Philippines Teodoro Locsin Jr (6/2) cho biết, tuy Philippines có quyền hủy bỏ Thỏa thuận Lực lượng thăm viếng (VFA) với Mỹ bất kỳ lúc nào, nhưng việc duy trì thỏa thuận được cho là mang lại lợi ích cho Philippines hơn so với bất kỳ lợi ích được dự đoán nếu thỏa thuận bị hủy. Theo đó, nếu Tổng thống Duterte hủy thỏa thuận trên sẽ gây tổn hại an ninh của Philippines và làm gia tăng tình trạng căng thẳng ở Biển Đông. Việc hủy VFA sẽ gây ảnh hưởng cho hơn 300 hoạt động huấn luyện chung và những hoạt động khác với các lực lượng Mỹ “mà quân đội và các cơ quan công lực Philippines cần nâng cao các khả năng của họ trong việc đối phó những mối đe dọa đối với an ninh quốc gia”. Bên cạnh đó, Mỹ đã cung cấp hơn 500 triệu USD trong việc hỗ trợ an ninh Philippines trong giai đoạn 2016-2019 và cảnh báo có thể sẽ có tác động về kinh tế nếu Philippines giảm quy mô liên minh quân sự với Mỹ. Ngoài ra, ông Teodoro Locsin còn cho biết, sự hiện diện quân sự của Mỹ ở Philippines là lá chắn răn đe đối với những hành động hung hăng ở Biển Đông, giữa lúc có quan ngại Trung Quốc không dừng hoạt động nhằm củng cố tuyên bố chủ quyền phi lý ở vùng biển này.

Được biết, bãi cạn Scarborough/Hoàng Nham thực chất là một đảo san hô vòng gồm nhiều đá ngầm và đá nổi, nằm giữa bãi Macclesfield và đảo Luzon của Philippines ở Biển Đông. Bãi này cách vịnh Subic 123 hải lý (198 km) và đảo Luzon 137 hải lý (220 km) về phía Tây và cách Trung Quốc hơn 800 km về phía Bắc. Hiện nay, Đài Loan, Philippines và Trung Quốc đều tuyên bố chủ quyền đối với bãi cạn Scarborough; Đài Loan và Trung Quốc xem bãi cạn này là một phần của quần đảo Trung Sa. Philippines thì cho rằng họ đã thực thi chủ quyền của mình với bãi cạn này từ năm 1965 bằng cách xây một ngọn hải đăng bằng sắt tại đây, đồng thời cho rằng bãi cạn này hoàn toàn nằm trong vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý được Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật biển công nhận.

Trước tháng 4 năm 2012, cả Trung Quốc lẫn Philippines đều không duy trì sự hiện diện thường trực ở bãi cạn Scarborough. Ngư dân Philippines, Việt Nam và Trung Quốc đã từng tới đây khai thác hải sản. Vào những thời điểm trong quá khứ, đặc biệt là cuối thập niên 1990 và đầu những năm 2000, hải quân Philippines từng bắt giữ những ngư dân Trung Quốc đi vào khu vực bãi cạn này.

Tranh chấp bùng phát từ khi tàu Philippines phát hiện ngư dân Trung Quốc đánh bắt hải sản bị cấm ở bãi cạn và định tịch thu. Ngày 8 tháng 4 năm 2012, khi Philippines phát hiện một số tàu cá của Trung Quốc tại bãi cạn cách đảo lớn Luzon của Philippines khoảng 230 km về phía tây. Hải quân Philippines phát biện 8 tàu cá Trung Quốc, Sau khi kiểm tra tàu, nhà chức trách Philippines đã phát hiện ra số lượng lớn hải sản bị đánh bắt trái phép. Philippines cáo buộc các ngư dân Trung Quốc đã xâm nhập và đánh bắt trái phép ở vùng biển mà nước này tuyên bố chủ quyền. Sau khi nhận được thông báo của các tàu, hai tàu hải giám của Trung Quốc đã tới khu vực này, chặn lối vào đầm phá và ngăn cản việc nhà chức trách Philippines bắt giữ ngư dân Trung Quốc. Soái hạm BRP Gregorio del Pilar của Philippines được cử đến nhưng bị hai tàu hải giám của Trung Quốc ngăn chặn việc bắt giữ các ngư dân nước này. Ngày 10 tháng 4 năm 2012, hai tàu hải giám Trung Quốc ngăn chặn một tàu chiến Philippines khỏi việc bắt giữ những ngư dân Trung Quốc. Sau khi các tàu đánh cá rời bãi cạn, tàu của chính phủ hai bên vẫn duy trì nhằm bảo vệ tuyên bố chủ quyền với Scarborough. Tới cuối tháng 5 năm 2012, Trung Quốc triển khai thêm 7 tàu hải giám và các tàu của Ủy ban nghề cá. Nhiều tàu chính phủ và tàu cá của Trung Quốc vẫn hoạt động quanh bãi cạn, nơi Bắc Kinh và Manila có tranh chấp chủ quyền căng thẳng suốt hơn hai tháng các tàu của chính phủ nước này vẫn sẽ làm nhiệm vụ bảo vệ quanh bãi cạn tranh chấp trên cơ sở nhu cầu thi hành luật pháp, quản lý và duy trì tại đó. Kể từ tháng 6/2012, Trung Quốc đã duy trì kiểm soát tại bãi cạn Scarborough và cho quân đồn trú lâu dài trên bãi này.

RELATED ARTICLES

Tin mới