Wednesday, November 27, 2024
Trang chủSự thật Trung HoaGián điệp TQ đánh cắp công nghệ không gian vũ trụ của...

Gián điệp TQ đánh cắp công nghệ không gian vũ trụ của Na Uy

Cơ quan Tình báo Na Uy (NIS) mới đây công bố báo cáo đánh giá mối đe dọa mới “Focus 2020”, trong đó cho biết lực lượng tình báo Trung Quốc đã nhiều lần thành công trong việc xâm nhập và sở hữu công nghệ tiên tiến của Na Uy.

Theo nội dung của Focus 2020, lực lượng tình báo Trung Quốc đã nhiều lần thành công trong việc xâm nhập đánh cắp dữ liệu của Na Uy, trong đó Trung tâm vũ trụ Andoya ở vùng Nordland là một trong những mục tiêu quan trọng. Đây là cơ sở đang cạnh tranh để trở thành địa điểm phóng vệ tinh hàng đầu ở châu Âu. Các cơ sở nghiên cứu không gian vũ trụ của Na Uy được cho là một trong những mục tiêu chính của tình báo Trung Quốc vì lực lượng này thường dành nhiều quan tâm đến các công nghệ có thể sử dụng cho mục đích dân sự lẫn quân sự. Ngoài ra, giới chức NIS cho biết, với việc Bắc Cực ngày càng được quan tâm, thì Trung Quốc sẽ tiếp tục gây ảnh hưởng tình hình, ngay cả tại những khu vực kề cận của Na Uy.

Trước đó, Đại sứ quán Trung Quốc tại Na Uy từng đưa ra tuyên bố thông tin cho rằng Bắc Kinh đặt ra mối đe dọa cho an ninh Na Uy qua việc tìm cách đánh cắp những bí mật của nước này là “lố bịch”; nhấn mạnh “Trung Quốc không mang đến đe dọa nào cho an ninh Na Uy cả. Thật nực cười khi một cơ quan tình báo của một nước lại đưa ra đánh giá an ninh và tấn công Trung Quốc bằng những lời nói suông đầy giả thiết”.

Theo nhận định, đánh giá của nhiều nước, Trung Quốc được đánh giá là một trong những nước có hệ thống điệp viên phủ rộng khắp toàn cầu, chuyên thu thập, đánh cắp thông tin, bí mật của các nước nhằm phục vụ mưu đồ “phục hưng dân tộc Trung Hoa” của giới cầm quyền Bắc Kinh. Bộ máy cơ quan tình báo Trung Quốc tương đối phức tạp, chia ra thành nhiều đơn vị hoạt động tác chiến độc lập. Để đánh cắp thông tin, công nghệ hiện đại của nước ngoài, gián điệp Trung Quốc thường sử dụng một số biện pháp: Đầu tiên, Trung Quốc sẽ sử dụng các hacker và các dịch vụ tình báo để ăn cắp các bí mật công nghệ của nước ngoài. Các điệp viên Trung Quốc được cài cắm vào các công ty nước ngoài và làm việc tại đây. Sau khi được sự tin tưởng các điệp viên này sẽ ăn cắp các mẫu thiết kế, các bản vẽ hay phần mềm cần thiết phục vụ cho việc sản xuất và chuyển về cho các công ty của Trung Quốc để nghiên cứu và phát triển. Không chỉ sử dụng các dịch vụ tình báo, điệp viên, Trung Quốc còn sử dụng các chương trình, phần mềm mã độc để ăn cắp công nghệ. Tuy nhiên cách này kém hiệu quả hơn rất nhiều vì hệ thống an ninh mạng của các công ty thường rất nghiêm ngặt vì vậy hacker chỉ có thể những thông tin không đáng giá hoặc nếu có thì không đầy đủ. Thứ hai, Trung Quốc chi tiền mua lại và sáp nhập các công ty lớn. Theo chiến lược này chính quyền Trung Quốc sẽ vung tiền cho các tập đoàn, doanh nghiệp mua lại các công ty nước ngoài sở hữu những công nghệ cần thiết cho Trung Quốc. Thứ ba, thu hút đầu tư vào Trung Quốc. Đây là một biện pháp phổ biến trên thế giới để các nước kém phát triển hơn có thể tận dụng khoa học kỹ thuật và công nghệ của các nước lớn, bù lại họ sẽ có những ưu đãi cho các công ty đầu tư vào. Lợi dụng mình là nước đông dân nhất thế giới và có thị trường tiềm năng, Trung Quốc ép buộc các công ty Mỹ hoạt động ở Trung Quốc phải chuyển giao công nghệ độc quyền để đổi lấy việc tiếp cận thị trường Trung Quốc. Các công ty Mỹ thường buộc phải liên doanh với các công ty trong nước, bị hạn chế quyền sở hữu 50% hoặc ít hơn; và bị yêu cầu chuyển giao công nghệ của họ “như là một phần của các hợp đồng mua bán sản phẩm. Thứ tư, đánh vào lòng yêu nước của Hoa kiều. Trung Quốc cũng thu hút người tài bằng mức lương cao và các điều kiện thuận lợi khác để họ quay về Trung Quốc tham gia vào các kế hoạch chiến lược quan trọng. Trung Quốc sẽ kêu gọi những người Hoa kiều đang sinh sống tại nước ngoài, tận dụng chất xám của họ để về xây dựng đất nước. Những người này sẽ mang những công nghệ, chất xám từ nước ngoài về cho Trung Quốc một cách công khai. Thậm chí Trung Quốc còn có hẳn một giải thưởng cùng những đãi ngộ cực lớn để thu hút, và lôi kéo những người này mang công nghệ từ nước ngoài về cho họ. Thứ năm, thu hút chuyên gia nước ngoài. Trung Quốc đã sử dụng các chuyên gia khoa học công nghệ để đánh cắp công nghệ của Mỹ. Đưa ra các chính sách đặc biệt để thu hút tài năng AI cao cấp, chẳng hạn như “Kế hoạch Ngàn Tài Năng” để tuyển dụng các chuyên gia hàng đầu người Trung Quốc và người nước ngoài ở nước ngoài.

RELATED ARTICLES

Tin mới