Wednesday, January 15, 2025
Trang chủBiển nóngSự kiệnMỹ đưa 20 nghìn quân tới Đông Âu và vùng Baltic để...

Mỹ đưa 20 nghìn quân tới Đông Âu và vùng Baltic để tập trận ‘Defender 2020’

Hoa Kỳ chuyển 20 nghìn quân tới Đức, Ba Lan, Latvia, Lithuania và Estonia chuẩn bị cho ‘Defender 2020’ (có báo viết là Defender Europe 20), cuộc tập trận lớn nhất từ 25 năm qua.

Tuần trước, xe tăng và quân lính từ Hoa Kỳ đã đến cảng Bremerhaven của Đức, và các đơn vị khác hôm cuối tuần đã tới Ba Lan.

Tổng cộng có tất cả 20 nghìn quân và 20 nghìn vũ khí hạng nặng, phương tiện quân sự của Hoa Kỳ được vận chuyển xuyên châu Âu, tới sáu hải cảng và một số sân bay của các nước thành viên Nato.

Sau đó, một phần lớn quân lính và phương tiện quân sự sẽ được triển khai ở Ba Lan và ba nước Nato thuộc vùng Baltic, Latvia, Lithuania và Estonia.

Bản quyền hình ảnh US Mission to Nato Image caption Twitter của Phái bộ Hoa Kỳ tại Nato về cuộc tập trận Defender Europe 20

Ba nước này trước thuộc Liên Xô và được giới quan sát coi là “tuyến đầu” của Nato một khi Nga gây hấn.

Kỷ niệm 102 năm ngày độc lập của Estonia, tướng Martin Herem, tổng tư lệnh quân lực Estonia phát biểu ở quảng trường Tự do, thủ đô Tallinn hôm 24/02 đón chào các đơn vị quốc tế sẽ đến nước này dự cuộc tập trận “”Defender 2020”.

Ông nói “đây là bước tiến mới sau việc thành lập Sư đoàn Đa quốc gia phía Bắc (Multinational Division North) ở Latvia năm ngoái. Hiện nay, các quân nhân Đan Mạch, Latvia, Estonia đã làm việc tại đó…Chúng ta không đứng một mình trong công tác phòng thủ, bảo vệ độc lập dân tộc”.

Cộng với số quân Hoa Kỳ và Nato đã đóng sẵn ở châu Âu, một lực lượng đa quốc gia (19 nước) gồm 37 nghìn quân sẽ tham gia cuộc tập trận mà phần tại Ba Lan bắt đầu vào tháng 4 năm nay, theo bộ trưởng quốc phòng nước này, ông Mariusz Blaszczak.

Toàn bộ cuộc tập trận sẽ kéo dài từ tháng 4 sang tháng 5/2020.

Có nhắm vào Nga hay không?

Bản quyền hình ảnh Alexander Koerner Image caption Huy hiệu của cuộc tập trận ‘Bảo vệ châu Âu 2020’ Bản quyền hình ảnh Getty Images Image caption Một đơn vị lính Mỹ diễu hành ở Warsaw năm 2017

Tướng Martin Schelleis, tư lệnh lực lượng Đức tham gia cuộc tập trận nói “Defender Europe 20” không nhắm vào nước Nga, theo đài Deutsche Welle của Đức.

“Nước Nga không phải là lý do của cuộc tập trận này vốn nhắm tới việc xây dựng năng lực quân sự về lâu dài [của Nato] ở châu Âu.”

Tuy thế, các nhà bình luận trong khu vực lại tin rằng “Defender Europe 2020′ (Bảo vệ châu Âu”) như cái tên chỉ ra, “là nhằm răn đe để Nga không có hành động gì”.

Giáo sư Krzysztof Kubiak từ Ba Lan nói với truyền thông nước này, rằng “Defender là tín hiệu Hoa Kỳ gửi tới Nga, rằng chúng tôi luôn ở cạnh châu Âu, và sẽ ở lại châu Âu.”

Châu Âu đã thức tỉnh sau sự kiện Nga sáp nhập CrimeaBà Claudia Major, nhà nghiên cứu Đức

Hoa Kỳ muốn nói rằng “để cho sức mạnh của Nga lớn lên và nhắm vào Ba Lan là không thể chấp nhận được”, nhà quan sát chính trị từ Kielce, Ba Lan nói.

Còn bà Claudia Major, chuyên gia về an ninh tại Viện SWP chuyên về quan hệ quốc tế tại Đức, thì nói với báo chí Đức rằng, cả châu Âu “đã thức tỉnh sau sự kiện Nga sáp nhập Crimea” (2014).

“Trật tự an ninh mà châu Âu tin rằng mình vẫn có với Nga đã không còn tồn tại. Nga không còn là đối tác chiến lược nữa và châu Âu phải tự hỏi về khả năng tự vệ của mình.”

Hồi năm 2017, Nga và Belarus tổ chức tập trận Zapad-2017 với phương án chống lại ‘cuộc nổi dậy vũ trang’ ở Belarus và tấn công ‘khủng bố’ bởi quốc gia giả tưởng ‘Veishnoria’.

Tổng thống Ukraine Petro Poroshenko khi đó nói Zapad-2017 của Nga có thể chỉ là ‘màn khói’ để xâm lăng lãnh thổ nước ông.

Image caption Người dân tại Simferopol, Crimea biểu tình ủng hộ nước Nga sau cuộc sáp nhập bán đảo này của Ukraine 2014. Giới quân sự Nato coi đây là sự kiện bước ngoặt về an ninh châu lục khiến họ ‘không còn tin được Moscow’

Một số báo Đông Âu khác thì tin rằng ‘quốc gia giả tưởng’ bị Zapad -2017 nhắm tới có thể sẽ là một nước thuộc Nato ở vùng Baltic hoặc Ba Lan, nếu xảy ra chiến sự thực.

Chừng 7200 quân Nga và 5500 quân Belarus triển khai diễn tập trong tháng 9/2017, bắt đầu từ Kaliningrad giáp Ba Lan, rồi chuyển sang trên bộ ở Belarus.

Cũng trong năm 2017, hồi tháng 7 Nga mời ba tàu chiến Trung Quốc do khu trục hạm Hợp Phì đóng vai trò tàu chỉ huy vào Biển Baltic tập trận hải quân cùng 10 tàu Nga.

Nato đã quan sát kỹ các cuộc tập trận này nhưng phải đến năm nay Hoa Kỳ và các đồng minh châu Âu mới có cuộc tập trận lớn ngay cửa ngõ nước Nga.

RELATED ARTICLES

Tin mới