Monday, November 25, 2024
Trang chủSự thật Trung HoaThủy quân lục chiến Mỹ dự định mua tên lửa tấn công...

Thủy quân lục chiến Mỹ dự định mua tên lửa tấn công hải quân nhằm đối phó với các mối đe dọa an ninh ở Biển Đông

Trung tướng Eric Smith, Tư lệnh Tác chiến của Thủy quân Lục chiến Mỹ cho biết quân đội Mỹ đang có kế hoạch mua tên lửa đất đối hải trang bị cho tàu chiến nhằm đối phó với các mối đe dọa, thách thức an ninh ở khu vực châu Á – Thái Bình Dương.

Phát biểu trước Ủy ban Quân vụ Hạ viện, Trung tướng Eric Smith, Tư lệnh Tac chiến của Thủy quân Lục chiến (05/3), cho biết Thủy quân lục chiến Mỹ muốn một hệ thống vũ khí có năng lực chủ động tìm kiếm và đuổi theo một con tàu đang di chuyển , thứ mà hiện nay họ chưa có. Trung tướng Eric Smith cho biết, “chúng ta phải có một hệ thống có thể đuổi theo tàu, đó là thứ quan trọng trong một môi trường tranh chấp ở Biển Đông hoặc trong khu vực Ấn Độ-Thái Bình Dương”. Thủy quân lục chiến hiện đang xem xét loại tên lửa chống hạm thế hệ thứ 5 Naval Strike Missile (NSM), có tầm bắn khoảng 1400km và đây có thể là dòng tên lửa bờ đối hải (GBASM) được lựa chọn. Tướng Smith cho biết thủy quân lục chiến Mỹ sẽ thử nghiệm hệ thống này vào tháng 6/2020.

NSM có khả năng bay sát mặt biển, khả năng cơ động cao và có thể tấn công mục tiêu từ phía bên, thay vì từ trên xuống. Tên lửa này cũng đã được triển khai trên các tàu tac chiến ven bờ của Hải quân Mỹ, một trong số đó được triển khai tới Thái Bình Dương cùng với tên lửa vào năm ngoái. NSM sẽ được bắn từ một bệ phóng trên xe chiến thuật hạng nhẹ không người lái. Giới chuyên gia quân sự cho biết, NSM là loại tên lửa hành trình chống hạm có khả năng tàng hình và rất khó phát hiện trên radar. Ngoài ra, nó có thể cơ động để tránh hệ thống phòng thủ của đối phương. Một điểm đáng chú ý là NSM có tầm bắn hơn 185 km, xa hơn 30% so với tên lửa diệt hạm Harpoon hải quân Mỹ sử dụng lâu nay. Tên lửa NSM còn được kết nối với trực thăng không người lái MQ-8B Fire Scout để trinh sát và truy lùng nhiều mục tiêu khác nhau.

Trước đó, có nhiều thông tin cho biết Mỹ triển khai chiến hạm USS Gabrielle Giffords (LCS 10) mang theo tên lửa chống hạm tàng hình mới là thông điệp mạnh mẽ đến Trung Quốc và các nước đối tác ở châu Á – Thái Bình Dương. LCS 10 là tàu chiến đấu ven bờ rất nhanh và mạnh của Hải quân Mỹ; được đóng theo lớp Independence và là chiếc thứ năm trong tổng số 9 chiếc đang phục vụ trong hải quân nước này. USS Gabrielle Giffords có trị giá khoảng 500 triệu USD cho mỗi tàu, được thiết kế cực kỳ đặc biệt với ba thân và có độ giãn nước rất thấp chỉ khoảng 3100 tấn; tàu dài127,4 m (418 ft), tốc độ 47 hải lý/h, phạm vi hoạt động 8.000 km; sức chứa      210 tấn, phi hành đoàn 40 nhân viên… Do là một tàu chiến đấu ven bờ, hoả lực được trang bị cho các tàu Independence là không quá mạnh. Cụ thể, tàu được trang bị pháo chính loại 57mm cùng với một tổ hợp tên lửa phòng thủ tầm gần SeaRAM. Ngoài ra, trên tàu còn có 4 khẩu súng máy 12,7mm cùng với 2 khẩu pháo 30mm và 24 ống phóng tên lửa AGM-114L Hellfire – hoả lực mạnh nhất trên tàu. Đáng chú ý, USS Gabrielle Giffords vừa được triển khai đến Biển Đông là chiếc đầu tiên được trang bị tên lửa tên lửa chống hạm thế hệ thứ 5 Naval Strike Missile (NSM). Thông thường, LCS 10 mang theo tên lửa chống hạm siêu thanh NSM, có tầm bắn hơn 180 km, phát hiện mục tiêu bằng công nghệ thụ động thông qua hình ảnh lưu trong bộ nhớ của tên lửa. NSM được dẫn đường đến mục tiêu kết hợp quán tính, GPS, tham chiếu địa hình và hồng ngoại chủ động và dữ liệu hình ảnh mục tiêu giai đoạn cuối. Công nghệ dẫn đường của NSM chính xác đến mức người điều khiển có thể chỉ định tên lửa bắn vào một điểm cụ thể trên tàu như phòng máy hoặc tháp chỉ huy. Ngoài sát thủ diệt hạm NSM, LCS 10 còn mang theo trực thăng trinh sát không người lái MQ-8C Fire Scout. MQ-8C mang theo gói cảm biến trinh sát tối tân giúp nâng cao khả năng nhận thức tình huống và hỗ trợ dẫn đường cho vũ khí. 

Giới chuyên gia, phân tích quân sự nhận định việc Mỹ triển khai vũ khí mới gửi đi một thông điệp quan trọng và cuối cùng có thể “thay đổi cuộc chơi” ở Tây Thái Bình Dương. Theo đó, các vũ khí mới sẽ không chỉ gửi tín hiệu đến Trung Quốc mà cả những đối tác của Mỹ ở khu vực về năng lực răn đe cũng như sự cam kết của Washington đối với khu vực. Mỹ luôn khẳng định họ là một đối tác đáng tin cậy hơn Trung Quốc, đặc biệt trên Biển Đông, nơi Washington đang duy trì hoạt động tự do hàng hải như một phần của nỗ lực mà họ gọi là cam kết cho khu vực Ấn Độ – Thái Bình Dương mở và tự do. Ngoài ra, đây là bước đầu tiên tiến tới việc khắc phục tình trạng mất cân bằng quân sự ở khu vực. 

Carl Schuster, nhà phân tích quốc phòng cho biết việc triển khai vũ khí mới gửi thông điệp quan trọng và cuối cùng có thể “thay đổi cuộc chơi” ở vùng biển Tây Thái Bình Dương, nơi Trung Quốc đang có lợi thế 3 trên 1 về vệ tinh và tên lửa so với Mỹ. Đây là bước đầu tiên để khắc phục sự mất cân bằng trong những năm tới. Bên cạnh đó, các vũ khí có thể gửi thông điệp không chỉ cho Trung Quốc, mà còn các đối tác của Mỹ ở khu vực châu Á, bao gồm các quốc gia Đông Nam Á. Hiệu ứng tổng thể sẽ củng cố uy tín và sức mạnh răn đe của Mỹ trong khu vực. Nó làm cho quan hệ đối tác với Mỹ ít rủi ro hơn, vì việc triển khai thể hiện cam kết của Washington đối với khu vực.

Được biết, Mỹ nhiều lần nhấn mạnh họ là đối tác đáng tin cậy hơn so với Bắc Kinh, đặc biệt là ở Biển Đông, nơi Hải quân Mỹ thường xuyên thực hiện hoạt động tuần tra đảm bảo tự do hàng hải, một phần trong cam kết Ấn Độ – Thái Bình Dương, tự do, cởi mở. Trong khi đó, Trung Quốc, quốc gia tuyên bố chủ quyền phi lý chiếm trọn gần như toàn bộ Biển Đông, nói rằng sự hiện diện của Mỹ trong khu vực đe dọa hòa bình và ổn định. Việc Mỹ bổ sung bất kỳ hỏa lực mới nào chắc chắn sẽ gặp phải phản ứng tiêu cực từ Trung Quốc.

RELATED ARTICLES

Tin mới