Bệnh dịch theo ‘Một vành đai, một con đường’ của Trung Quốc lan ra toàn thế giới
Kế hoạch ‘Một vành đai, một con đường’ của chính quyền Trung Quốc làm người ta nhớ tới con đường tơ lụa cổ đại nối liền đế quốc Mông Cổ với châu Á và châu Âu. Tuy nhiên, kết quả lại có vẻ như đang ngược lại với mong muốn của tất cả các nước tham gia.
Tác giả James Gorrie, một nhà văn, diễn giả ở Nam California, cũng là tác giả của cuốn The China Crisis (tạm dịch: Cuộc khủng hoảng Trung Quốc) mới đây đã chia sẻ góc nhìn của mình về vấn đề này.
Tương tự như việc cố gắng của người cai trị đế quốc Mông Cổ thế kỷ thứ 13, tầng lớp lãnh đạo của Đảng cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đang hy vọng kế hoạch Một vành đai, một con đường có thể giúp họ đạt mục tiêu mở rộng ảnh hưởng thương mại và chính trị trên toàn lục đia Á – Âu.
Theo dự tính của nhiều chuyên gia, khi có nhiều dự án trực tiếp đầu tư ở nước ngoài, dĩ nhiên sẽ mang tới cho ĐCSTQ càng nhiều cơ hội, mở rộng quyền bá chủ kinh tế và chính trị của Bắc Kinh trên khắp Tây Âu, châu Phi và châu Mỹ.
Lần đầu tiên trong lịch sử, ĐCSTQ có thể nhìn xa thấy tương lai của mình sẽ ảnh hưởng tới nền thương nghiệp toàn cầu, là trung tâm của công nghệ và ngành chế tạo. Đương nhiên, để thực hiện được kế hoạch vĩ đại này, trước tiên Bắc Kinh cần dịch chuyển trọng tâm kinh tế toàn cầu từ Mỹ sang Trung Quốc.
Dịch bệnh lây lan trên toàn cầu dọc theo kế hoạch ‘Một vành đai, một con đường’ của ĐCSTQ.
Trên thực tế, hiện thực rõ ràng có thể thấy là kế hoạch vĩ đại này của ĐCSTQ không mang lại sự phát triển kinh tế và chiến thắng chính trị toàn cầu cho chính họ, mà ngược lại mang tới thảm họa tiềm tàng cho toàn thế giới.
Tới thời điểm hiện nay, virus Vũ Hán hay đang được đề xuất gọi là “virus Trung cộng” vẫn đang không ngừng lan sang các quốc gia khác. Trên thực tế, mọi người đã bắt đầu so sánh nó với sự lây lan của Cái chết đen vào giữa thế kỷ 13.
Ảnh: Shutterstock.
Tối thiểu có thể nói, sự tương đồng lịch sử giữa hai sự kiện là đáng ngạc nhiên
Ví dụ, giống như dịch bệnh Cái chết đen năm đó, virus corona cũng bắt nguồn từ ĐCSTQ. Ngoài ra, cũng giống như dịch hạch, mầm bệnh chết người mới này lan rộng về phía tây, theo dấu chân của kế hoạch Một vành đai, một con đường của ĐCSTQ xuyên qua Iran (Ba Tư cổ đại) đi vào châu Âu qua cảng Italia.
Tỷ lệ lây nhiễm ở các nước láng giềng của Trung Quốc khá thấp
Giống như ôn dịch năm đó, những quốc gia có quan hệ thương mại với Bắc Kinh trở thành nhân tố chính trong sự lây lan của dịch bệnh, cho dù chắc chắn đó không phải là nhân tố duy nhất. Một số quốc gia có quan hệ kinh tế mật thiết hay liên hệ chiến lược với chính phủ Trung Quốc đều bị ảnh hưởng rất nặng. Mặt khác, một số đối tác thương mại gần Trung Quốc lại nghĩ cách tránh tỷ lệ lây nhiễm và tử vong cao.
Ví dụ, cả Nhật Bản và Hàn Quốc đều có quan hệ thương mại vững chắc với Bắc Kinh. Tính đến ngày 21/3, Nhật Bản và Hàn Quốc ghi nhận số ca nhiễm virus lần lượt là 1.054 và 8.799.
Điều đáng chú ý nhất trong giai đoạn này chính là tình hình ôn dịch ở Đài Loan và Hồng Kông. Cả hai khu vực đều kiên quyết chống Trung cộng dù có liên quan mật thiết tới Trung Quốc đại lục. Tính đến hết ngày 21/3, Đài Loan chỉ ghi nhận 153 trường hợp nhiễm bệnh.
Điều này phần lớn là do hành động nhanh chóng của chính phủ Đài Loan. Các biện pháp này bao gồm cấm đi du lịch ở Trung Quốc đại lục, Hồng Kông và Ma Cao, cấm xuất khẩu khẩu trang để đảm bảo nguồn cung cấp quốc gia và hạn chế du lịch để nhanh chóng xác định người mang virus tiềm năng.
Tình hình ở Hồng Kông cũng tương tự. Tính đến hết ngày 21/3, chỉ có 273 người bị nhiễm bệnh ở Hồng Kông và 4 người đã chết, mặc dù đây được coi như cửa nhà của ĐCSTQ.
Không còn nghi ngờ gì nữa, sự phản cảm của thành phố này đối với chính quyền ĐCSTQ và đấu tranh của dân chúng đã hạn chế du khách tới du lịch, từ đó đã giảm thiểu sự lây lan của dịch bệnh tới nơi này. Kinh nghiệm Hồng Kông về dịch SARS năm 2002 cũng là một yếu tố chính. So với những nơi khác, thói quen vệ sinh tốt và đeo khẩu trang đã trở thành một phần trong cuộc sống của người dân Hồng Kông.
Iran bị virus tấn công
Ngược lại, những quốc gia có mối quan hệ chính trị và các hoạt động thương mại với Bắc Kinh được xác minh là những quốc gia có virus lây lan hiệu quả nhất. Ở Trung Đông, mối quan hệ chiến lược của Iran với ĐCSTQ đồng nghĩa với việc họ sẽ tiếp xúc nhiều hơn với căn bệnh truyền nhiễm này, dẫn đến tỷ lệ lây nhiễm và tử vong cao hơn.
Trong khi hàng trăm công nhân Trung Quốc đang làm việc tại Iran, tác động của dịch bệnh đã ảnh hướng tới các nhà lãnh đạo cao nhất của Iran, với ít nhất 23 nghị sĩ (10% các nhà lập pháp Iran) bị nhiễm virus Vũ Hán.
Ông Hossein Sheikholeslam qua đời hôm 5/3 sau khi nhiễm virus Vũ Hán (ảnh chụp màn hình https://youtu.be/luJJp-ztlSg).
Các nhà lãnh đạo của Iran đã chết vì virus bao gồm Hashem Bathayi Golpayegani, thành viên hội đồng giáo sĩ chịu trách nhiệm bổ nhiệm lãnh tụ tối cao Iran. Mohammad Mirmohammadi, một người bạn thân và cố vấn của nhà lãnh đạo tối cao của Iran, Ayatollah Ali Khamenei cũng đã tử vong. Hadi Khosrowshahi, cựu đại sứ Iran tại Vatican và là thành viên quốc hội mới được bầu đã qua đời hôm 27/2. Vài ngày sau đó, Hossein Sheikholeslam, 68 tuổi, cựu cố vấn ngoại trưởng Iran và cựu đại sứ Iran tại Syria cũng chết vì virus Vũ Hán.
Nhiều nhà lãnh đạo Iran cũng nhiễm virus, trong đó có Thứ trưởng Bộ Y tế Iraj Harirchi, Phó Tổng thống Masoumeh Ebtekar, Phó Chủ tịch về Phụ nữ và Gia đình, An ninh Quốc gia của Quốc hội Iran Và Chủ tịch Ủy ban Đối ngoại Mojtaba Zolnour.
Ý một lần nữa phá vỡ cửa ngõ vào châu Âu
Ở châu Âu, Ý là một ví dụ khác có kết quả tương tự, nhưng nguyên nhân có rất nhiều. Là một thành viên đang gặp khó khăn của nhóm G7, Ý coi đầu tư trực tiếp nước ngoài của ĐCSTQ là nguồn tài trợ cho việc nâng cấp cơ sở hạ tầng. Dân số già của đất nước, các khoản nợ lớn và sự chia rẽ chính trị đã mang tới gánh nặng kinh tế.
Vì những lý do này, Ý đã hết lòng lôi kéo nhóm G7 toàn tâm toàn ý chấp nhận các kế hoạch đầu tư cơ sở hạ tầng cùng bến cảng của Bắc Kinh tại Genova và các nơi khác.
Tuy nhiên, một số người tin rằng việc Ý gia nhập ‘Một vành đai một con đường’ từ đó đưa dòng người Trung Quốc đông đảo tràn vào trong nước là lý do khiến nước này có tỷ lệ nhiễm và tử vong cao nhất bên ngoài Trung Quốc. Cơ quan Bảo vệ Dân sự Ý hôm 21/3 cho biết, nước này ghi nhận 53.578 trường hợp nhiễm bệnh, trong đó 4.825 đã chết. Tỷ lệ tử vong là 9%, cao hơn nhiều so với mức bình quân toàn cầu là 4,2% (theo số liệu từ worldometer).
Công nhân của kế hoạch Một vành đai một con đường của ĐCSTQ là những người cần chịu trách nhiệm một phần cho tỷ lệ lây nhiễm và tử vong cao của Ý. Nhưng có một nguyên nhân khác là có thể công dân Trung Quốc đã di cư bất hợp pháp sang Ý và các nước châu Âu khác. Hai yếu tố này, cùng với sự gia tăng dân số cao tuổi ở Ý, đã dẫn đến tỷ lệ nhiễm bệnh và tử vong cao bất thường ở nước này. Một điều làm người ta kinh sợ hơn đó là, 60 triệu người trên khắp nước Ý hiện đang phải cách ly.
Trên thực tế, ĐCSTQ và kế hoạch ‘Một vành đai một con đường’ của nó đã không thể dẫn dắt nền kinh tế toàn cầu bước vào thế kỷ 21, mà ngược lại đang phá hủy nó. Ở Ý, nhiều nhà máy đã bị đóng cửa vì các thị trấn và thành phố đã bị cách ly trong nhiều tuần.
Dịch bệnh dường như đang tuân theo một quy tắc, những quốc gia vì lợi ích kinh tế mà nhắm mắt làm ngơ trước ĐCSTQ và sự tàn bạo của nó sẽ thu hoạch được hạt giống mà họ đã gieo. Đối với những người đồng minh với các nhà lãnh đạo ĐCSTQ, giấc mơ chinh phục thế giới của họ đã trở thành cơn ác mộng.
Dịch bệnh toàn cầu do virus ĐCSTQ mang đến cho thế giới bắt đầu biểu hiện rõ ràng. Các công ty từ nhiều quốc gia khác nhau đang tìm cách tháo chạy khỏi Trung Quốc nhanh hơn bao giờ hết. Các lệnh cấm du lịch đến Trung Quốc của các nước trên thế giới đã trở nên phổ biến. Hiện tại, hoạt động kinh tế thương mại với Bắc Kinh ở trong khu vực bao gồm cả ở Mỹ đang chậm lại, giảm xuống nhiều so với vài tuần trước.
Nói tóm lại, thế giới mà ĐCSTQ hy vọng chiếm được và thống trị bây giờ đã rất khác, mọi người không còn sẵn lòng lắng nghe những gì ĐCSTQ muốn nói, thậm chí người ta đang bắt đầu kêu gọi hãy gọi tên con virus mang tên ĐCSTQ.