Sunday, November 24, 2024
Trang chủSự thật Trung HoaTiếp tục đâm chìm tàu cá của ngư dân Việt Nam: TQ...

Tiếp tục đâm chìm tàu cá của ngư dân Việt Nam: TQ và cướp biển không khác nhau

Tàu Trung Quốc (02/4) ngang nhiên sử dụng vòi rồng tấn công và đâm chìm tàu cá QNg 90617 TS của ngư dân Việt Nam khi đang đánh bắt cá hợp pháp trong ngư truyền thống gần đảo Phú Lâm, thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam. Hành vi trên của Trung Quốc không khác gì những hành động ngang ngược, vô nhân đạo của bọn cướp biển và khủng bố.

Theo thông tin trên, 3h ngày 02/4, 8 ngư dân trên tàu QNg 90617 TS do ngư dân Trần Hồng Thọ (trú thôn Phú Quý, xã Bình Châu) làm chủ đang đánh bắt ở khu vực đảo Phú Lâm, thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam thì bị tàu Trung Quốc xuất hiện đâm chìm. Sau khi đâm chìm tàu cá QNg 90617 TS, tàu Trung Quốc vớt 8 ngư dân và đưa vào đảo Phú Lâm giam giữ trái phép.

Hay tin, 3 tàu cá khác gồm QNg 90045 TS do ông Đặng Tằm làm chủ, QNg 90399 TS do ông Đặng Dũng làm chủ, QNg 90929 TS do ông Nguyễn Thành Linh làm tiến đến tìm kiế cứu hộ, giúp đỡ ngư dân. Khi 3 tàu trên tới vùng biển thuộc đảo Phú Lâm thì bị tàu sắt của Trung Quốc truy đuổi. Khi đã khống chế được tàu QNg 90399 TS và tàu QNg 90929, những kẻ ngang ngược trên con tàu Trung Quốc hung tợn liên tục phun vòi rồng khiến tàu QNg 90045 TS do ông Tằm cầm lái dù chạy thoát nhưng cũng bị gãy cabin. Sau khi lai dắt 2 tàu QNg 90399 TS và QNg 90929 TS về đảo Phú Lâm, khoảng 18h cùng ngày, phía Trung Quốc trao trả 8 ngư dân trên tàu QNg 90617 TS do ngư dân Trần Hồng Thọ làm chủ. Trước khi cho tàu ông Linh và ông Dũng đưa các ngư dân bị chìm tàu đi, bọn chúng bắt họ phải ký vào biên bản mà không rõ nội dung.

Ông Nguyễn Thanh Hùng, Chủ tịch nghiệp đoàn nghề cá xã Bình Châu, huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi cho biết đây là hành vi ngang ngược, vô nhân đạo và sai trái của phía Trung Quốc. Ông Hùng khẳng định, vùng biển mà 8 ngư dân trên con tàu bị đâm chìm là ngư trường thuộc chủ quyền của Việt Nam; đồng thời kêu gọi các cơ quan chức năng nên can thiệp, bảo vệ ngư dân trong quá trình ra khơi đánh bắt, đặc biệt là ở vùng biển thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam. Cùng với Trường Sa, đây là ngư trường truyền thống tự bao đời của bà con Quảng Ngãi nói riêng và ngư dân Việt Nam nói chung

Ông Phùng Đình Toàn, Phó Chủ tịch Hội Nghề cá tỉnh Quảng Ngãi cũng xác nhận vụ việc trên, cho biết Hội Nghề cá tỉnh sẽ làm văn bản gửi Hội Nghề cá Việt Nam. Theo ông Toàn, bản thân ông cũng như Hội Nghề cá tỉnh kịch liệt lên án hành vi vô nhân đạo, vi phạm chủ quyền đánh bắt của phía Trung Quốc. Hội Nghề cá tỉnh đề nghị Hội Nghề cá Việt Nam gửi báo cáo vụ việc mới đây để Bộ Ngoại giao can thiệp. Yêu cầu phía Trung Quốc chấm dứt hành động tấn công, đâm chìm tàu cá ngư dân Quảng Ngãi khi khai thác hải sản hợp pháp trên vùng biển thuộc chủ quyền Việt Nam.

Được biết, Trung Quốc đã nhiều lần ngang nhiên đâm chìm tàu cá của ngư dân Việt Nam khi hoạt động, đánh bắt trong ngư trường truyền thống của Việt Nam trên Biển Đông. Đơn cử, cách đây đúng 1 năm, khi đang khai thác hải sản tại khu vực đảo Đá Lồi (quần đảo Hoàng Sa), cách bờ biển Đà Nẵng chừng 198 hải lý, con tàu mang công suất 575 CV của ngư dân Nguyễn Minh Hùng (SN 1975, trú thôn Châu Thuận Biển, xã Bình Châu) cùng 4 thuyền viên bị tàu Trung Quốc lù lù áp sát. Bị rượt đuổi và phun vòi rồng không ngớt, tàu của vị thuyền trưởng có thâm niên hơn 20 năm “chinh chiến” Hoàng Sa không may va vào bãi đá ngầm, chìm nghỉm.

Việt Nam có đầy đủ căn cứ pháp lý và bằng chứng lịch sử khẳng định chủ quyền của đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa phù hợp với luật pháp quốc tế. Khu vực quần đảo Hoàng Sa và các vùng biển phụ cận là một phần lãnh thổ, lãnh hải hợp pháp của Việt Nam, đã được cộng đồng quốc tế thừa nhận. Hành động sử dụng vũ lực để xâm chiếm hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam là phi pháp, vi phạm nghiêm trọng các quy định của luật pháp quốc tế, nhất là Hiến chương Liên hợp quốc.

Việc Trung Quốc cho tàu đâm chìm tàu cá của Việt Nam khi đánh bắt trong vùng biển Hoàng Sa của Việt Nam là đi vi phạm luật pháp và đi ngược lại đạo lý làm người. Các tàu cá Việt Nam đang đánh bắt cá ở khu vực quần đảo Hoàng Sa, nơi thuộc về chủ quyền thiêng liêng của Việt Nam đã bị Trung Quốc sử dụng vũ lực chiếm đóng trái phép năm 1974 – điều mà luật pháp quốc tế, Hiến chương Liên hiệp quốc không cho phép và thừa nhận. Việc tàu Trung Quốc đâm chìm tàu cá Việt Nam trên vùng biển của Việt Nam là không thể chấp nhận được. Hành động này của Bắc Kinh rất phù hợp với câu nói “vừa ăn cướp, vừa la làng”.

Nhìn chung, trong những năm gần đây, tàu cá của Việt Nam liên tục bị tàu Trung Quốc, bao gồm tàu Hải cảnh, tàu Kiểm ngư, tàu “dân quân biển” (tàu quân sự đội lốt tàu cá), tàu cá cỡ lớn được chính phủ hậu thuẫn… đâm chìm khi đánh bắt cá hợp pháp trong ngư trường truyền thống của Việt Nam ở quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Hành động trên của Trung Quốc là muốn thông qua đâm chìm tàu cá Việt Nam, để hòng đe dọa ngư dân ta không vào đánh bắt cá trong ngư trường truyền thống, qua đó Trung Quốc sẽ từng bước thực hiện mưu đồ độc chiếm Biển Đông, biến biển đảo của Việt Nam thành của Trung Quốc. Tuy nhiên, âm mưu và ý đồ nham hiểm của Bắc Kinh sẽ không bao giờ thành hiện thực. Ngư dân Việt Nam sẽ kiên dũng, không sợ Trung Quốc đe dọa để đánh bắt cá trong ngư trường truyền thống của mình và góp phần lớn trong việc bảo vệ chủ quyền biển đảo của Việt Nam.

Ngoài ra, việc tàu Trung Quốc (phải có sự hậu thuẫn đằng sau) đâm chìm tàu cá của ngư dân Việt Nam là không thể chấp nhận được. Nó vừa đi ngược lại các quy định quốc tế, Thỏa thuận đa phương, song phương mà Bắc Kinh là một bên tham gia ký kết, nó còn đi ngược lại đạo lý làm người. Việc làm của Trung Quốc cũng ảnh hưởng nghiêm trọng đến hòa bình, ổn định trong khu vực, không có lợi trong việc xây dựng lòng tin giữa các nước; không tạo điều kiện thúc đẩy xây dựng Bộ Quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC).

Trước những hành vi ngang ngược, mất nhân tính của những “kẻ cướp”, Bộ Ngoại giao Việt Nam đã nhiều lần làm việc với Đại diện Đại sứ quán Trung Quốc tại Việt Nam, trao công hàm và phản đối việc làm trên của tàu Trung Quốc đã xâm phạm chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa, đe doạ tính mạng, gây thiệt hại về tài sản và lợi ích hợp pháp của ngư dân Việt Nâm. Cục Lãnh sự, Bộ Ngoại giao đã đề nghị Đại sứ quán Trung Quốc thông báo cho Bộ Ngoại giao và các cơ quan chức năng của Trung Quốc về vụ việc trên để xử lý nghiêm đối với nhân viên và tàu Trung Quốc, không để tái diễn những hành động tương tự, đồng thời bồi thường thoả đáng các thiệt hại cho ngư dân Việt Nam.

Hội Nghề cá Việt Nam cũng nhiều lần có công văn phản đối Trung Quốc đã gây thiệt hại cho tàu cá của ngư dân tỉnh Quảng Ngãi. Hội Nghề cá Việt Nam lên án và phản đối hành động vô nhân đạo nói trên của phía Trung Quốc đã gây nguy hiểm đến tính mạng và thiệt hại đến tài sản của ngư dân Việt Nam khi đang khai thác hải sản trên vùng biển thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam. Đồng thời, đề nghị các cơ quan chức năng của Việt Nam phản đối kịch liệt với phía Trung Quốc để chấm dứt ngay những hành động cản trở, tấn công, đâm chìm tàu cá của ngư dân Việt Nam khi đang hoạt động trên vùng biển thuộc chủ quyền Việt Nam; Có các biện pháp đấu tranh kiên quyết với hành động ngang ngược và phi lý của Trung Quốc vi phạm chủ quyền vùng biển Việt Nam; Yêu cầu phía Trung Quốc bồi thường thiệt hại cho ngư dân Việt Nam; Đồng thời cần tăng cường các lực lượng tuần tra, bảo vệ trên biển để kịp thời hỗ trợ ngư dân và có biện pháp đảm bảo an toàn tính mạng, tài sản của ngư dân Việt Nam hoạt động trên biển; Kiên quyết, kịp thời phối hợp ngăn chặn những hành động tương tự để ngư dân ra khơi bám biển sản xuất.

RELATED ARTICLES

Tin mới