Trung Quốc có 14 nước láng giềng cùng có chung biên giới. Trước năm 1949, biên giới Trung Quốc và các nước tương đối yên ả. Tuy nhiên từ sau năm 1949 thì Trung Quốc bắt đầu tranh chấp, xung đột bên giới với 13 nước.
Trước hết là Nga, có chung hơn 4.000 km đường biên giới với Trung Quốc. Trung Quốc cho rằng nhiều vùng đất của Nga trước đây là của họ. Xung đột biên giới Nga-Trung căng thẳng nhất vào thập niên 1970 của thế kỷ trước, kéo dài đến năm 2001 mới ký được hiệp ước khẳng định hai nước không còn tranh chấp lãnh thổ, nhưng vẫn tiếp tục giải quyết ở một số khu vực còn chưa nhất trí. Ngày nay nhiều người Nga cho rằng nguy cơ Trung Quốc sẽ dần dần thôn tính vùng viễn đông bằng việc đưa người Trung Quốc sang vùng này thuê đất làm ăn.
Tiếp theo là Ấn Độ, hiện nay Trung Quốc đang chiếm giữ của Ấn Độ phần lãnh thổ hơn 39.000 km vuông dọc theo dãy núi Himalaya. Năm 1962, Ấn Độ thua Trung Quốc trong cuộc chiến tranh biên giới. Người Ấn Độ cho rằng Trung Quốc không bao giờ tự nguyện trả lại phần lãnh đổ đã chiếm của Ấn Độ.
CHDCND Triều Tiên có 1.416 km đường biên giới với Trung Quốc. Hai nước có bất đồng trong việc phân định biên giới trên hai con sông và các bãi nổi. Tuy nhiên vì là đồng minh thân cận và phụ thuộc nhiều mặt vào Trung Quốc nên Triều Tiên chưa có ý kiến gì.
Mông Cổ có chung 4.677 km đường biên giới với Trung Quốc. Sau năm 1949, Trung Quốc đã tuyên bố toàn bộ lãnh thổ Mông Cổ là của Trung Quốc vì trước đây thuộc nhà Nguyên. Trên thực tế, chính Thành Cát Tư Hãn là người đánh chiếm và đưa lãnh thổ Trung Quốc vào nhà Nguyên. Phải đến năm 1962, hai nước mới lập được hiệp định về biên giới và không còn tranh chấp.
Kazakhstan có 1.700 km đường biên giới với Trung Quốc. Vì là nước ở sát vùng Tân Cương của Trung Quốc nên Trung Quốc đã tìm cách chiếm vùng lãnh thổ của Kazakhstan. Đến năm 1994, hai nước ký hiệp định về biên với.
Với Tajikistan, mặc dù đã ký hiệp định về biên giới năm 1999 nhưng hiện tại Trung Quốc vẫn chiếm khoảng 1.000 km của nước này.
Các nước nhủ Buhtan, Myanmar, Nepal, Lào đều có chung đường biên giới với Trung Quốc và đều phải chịu ít nhiều thiệt thòi.
Việt Nam ngay từ năm 1957 đã đề nghị Trung Quốc tôn trọng đường biên giới được Pháp và nhà Thanh ký cào các năm 1885, 1887. Trung Quốc lúc đó cũng đã đồng ý. Nhưng đến năm 1979, Trung Quốc gây chiến tranh biên giới và phải đến năm 1999, biên giới hai nước với được hoạch định lại.
Sau khi giải quyết được về cơ cơ bản các vấn đề biên giới trên bộ, Trung Quốc tìm cách gây hấn đòi chủ quyền trên biển với các nước ở biển Hoa Đông và biển Đông.
Ngoài việc đánh chiếm hai quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa của Việt Nam, Trung Quốc còn ngang nhiên đưa ra bản đồ chín đoạn, đòi chủ quyền hơn 80% diện tích biển Đông.
Những năm gần đây Trung Quốc liên tục đưa tàu thăm dò, dàn khoan xâm phạm vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam. Ngay cả khi thế giới đang vất vả đối phó với đại dịch Covid-19 thì họ vẫn tiếp tục gây hấn ở biển Đông làm cho nhiều nước rất bất bình. Tờ báo Sự thật của Nga đã từng bình bình luận: Trung Quốc là nước duy nhất trên thế giới hiện nay vẫn dùng vũ lực để bành trướng.