Saturday, November 23, 2024
Trang chủGóc nhìn mớiHướng đi nào cho Việt Nam sau khủng hoảng đại dịch Virus...

Hướng đi nào cho Việt Nam sau khủng hoảng đại dịch Virus Vũ Hán

Dịch virus Vũ Hán đã mang đến cho thế giới thiệt hại cực kỳ to lớn. Các nước có kinh tế phát triển Hoa Kỳ, Pháp, Anh, Ý, Đức, Nhật đều bị tổn thất nặng nề.

 

Bình tĩnh mà xem xét thì có nhiều khả năng đây là ” cuộc chiến tranh sinh học, do Trung Quốc gây ra”.

Sở dĩ dam nói như vậy là vì từ nhiều năm trước, Bộ trưởng Quốc phong TQ là Trì Hạo Điền đã nói một cách không úp mở là ” phải dùng vũ khí sinh học để tiêu diệt Mỹ”.

Rất có thể, trước những hành động chống Trung, bài Trung quyết liệt mà Tổng thông Hoa Kỳ Donal Trump đang thực hiện, thì TQ đã ” tiên hạ thủ vi cường” , bằng cách ra tay trước.

Chắc chắn Hoa Kỳ và các đồng minh khác sẽ điều tra để làm rõ sự thật là : Có đúng TQ gây ra cuộc chiến tranh sinh học này không?

Dù sẽ còn lâu mới tìm ra bằng chứng, nhưng những gì đã và đang xảy ra trong dịch ” cúm Vũ Hán”, thì TQ cũng đã bộc lộ những mặt trái của chính quyền Tập, đó là : Giả dối, lá mặt lá trái, và cực kỳ thâm hiểm, bất chấp luật pháp quốc tế, đồng thời lợi dụng dịch bệnh để xưng hùng xưng bá.

Chính quyền của Tập đã không đủ ” kiên nhẫn” để ” giấu mình” mà muốn thay Mỹ làm bá chủ thế giới ngay trong giai đoạn Tập năm quyền. Tập Cận Bình muốn trở thành ” hoàng đế” của cả thế giới và là ” hoàng đế” vĩ đại nhất trong lịch sử Trung Hoa từ cổ đại đến nay.

Và chắc chắn, Mỹ cùng các nước như Anh, Pháp, Đức, Úc, Nhật, Hàn Quốc, Canada sẽ phải có những biện pháp cứng rắn hơn, nhằm ngăn chặn tham vọng khôn cùng của chính quyền Tập.

Những lợi ích kinh tế mà Mỹ, châu Âu đặt vào thị trường hơn 1,4 tỷ dân này đã không đạt được kết quả mong muốn mà trái lại đã bị TQ cho ăn quả đắng – Hay nói chính xác là TQ đã lợi dụng sự ” cả tin”, mơ hồ về chính trị của Mỹ và châu Âu để vươn lên bằng mọi thủ đoạn.

TQ đã đánh cắp công nghệ hạt nhân, tàu vũ trụ của Mỹ. Bị mất nhiều bản quyền hàng hóa, từ sản phẩm gia dụng cho đến ô tô và tàu bay. Thậm chí còn bị phụ thuộc vào Trung Quốc cả đến những chiếc khẩu trang.

Trong khi tàu sân bay Thedore Roosevelt của Mỹ bị tê liệt vì cúm Vũ Hán thì các chiến thuyền của Trung Quốc lại nghênh ngang đe dọa các nước láng giềng ở biển Đông Nam Á.

TQ bây giờ không biết sợ bất cứ quốc gia nào? Và luật pháp quốc tế đối với chính quyên Tập thì chỉ là trò đùa.

TQ biết casdh dùng ” đồng tiền đi trước là đồng tiền khôn”; biết đi đêm với từng cá nhân trong Liên Hợp Quốc, biết cách thao túng các tổ chức như WHO; biết mua chuộc những người như cả Bill Gates

TQ biết cài cắm màng lưới điệp viên ở tất cả các quốc gia bằng lượng người Hoa khổng lồ di cư, bằng đông đảo du học sinh, và bằng những dự án ” hào phóng” đào tạo, bồi dưỡng cán bộ cho các nước nghèo- Trong đó có Việt Nam

Những việc làm bá đạo của TQ đã làm cho Mỹ và châu Âu ” tỉnh ngủ” vafbaay giờ họ sẽ phải ” bố trí lại lực lượng”, xay dựng kế hoạch đối phó với TQ một cách cụ thể, tỉ mỷ và không khoan nhượng.

Vậy hướng đi nào cho Việt Nam?

Việt Nam là một quốc gia khốn khổ từ hàng ngàn năm nay với TQ. Và cho đến bây giờ VN đang ” nguy khốn” thực sự với TQ.

Kinh tế thì bị lệ thuộc.

Chính trị cũng có phần bị phụ thuộc. Vì thế luôn luôn phải nhún nhường, phải chịu đựng, và rất ít khi dám phản ứng cứng rắn đặc biệt là từ sau Hội nghị Thành Đô cho tới nay.

Việt Nam không dám kiện TQ về việc chiếm quần đảo Hoàng Sa năm 1974, bởi lẽ, chỉ sợ TQ giở mặt phá hoại kinh tế.

Nhưng qua dịch cúm Vũ Hán này, chắc chắn Việt Nam cũng không còn ” hy vọng” gì ở sự ” tử tế” của TQ nữa, và đây là thời cơ để Việt Nam tưng bước thoát sự phụ thuộc vào TQ, để trở thành một quốc gia thực sự độc lập tự chủ, trọn vẹn cả chính trị lẫn kinh tế.

Thoát khỏi sự phụ thuộc vào Trung Quốc về kinh tế, sẽ đưa nền kinh tế Việt Nam lên một bước mới. Thoát khỏi sự phụ thuộc chính trị vào Trung Quốc, sẽ đưa Việt Nam vào một quỹ đạo mới.

Vấn đề là hiện nay, lãnh đạo Việt nam có đủ ý chí và dũng cảm để làm hay không? Và có đủ kiên nhẫn, đủ sáng suốt để đưa ra những chính sách nhằm thúc đẩy sản xuất trong nước, hướng tới một nền kinh tế tự chủ hay không?

Lịch sử Việt Nam suốt từ năm 1945 cho tới nay cho thấy, Việt Nam chỉ là ” quân cờ” trên ván cờ quốc tế mà chưa bao giờ được là người ” chơi”. Đó là nỗi đau của quốc gia này.

RELATED ARTICLES

Tin mới