Đồng thời tuyên bố, mặc dù New Zealand không liên quan đến các tranh chấp chủ quyền ở Biển Đông, nhưng nước này chống lại các hành động đe dọa hòa bình và làm xói mòn lòng tin. Và lo ngại rằng, các diễn biến đang xảy ra đã vượt quá nỗ lực trong khu vực trong việc kiềm chế căng thẳng, nên kêu gọi tất cả các nước hữu quan giảm thiểu căng thẳng.
Cũng trong ngày 28/9, tờ Sydney Morning Herald dẫn chỉ trích trên Twitter của bà Hillary Clinton, Cựu Ngoại trưởng Mỹ đã mô tả việc Chủ tịch Tập Cận Bình dồng chủ trì phiên họp thượng đỉnh Liên Hiệp Quốc về quyền phụ nữ là hành vi “đáng hổ thẹn”. Bà Hillary Clinton đã đưa ra một loạt dẫn chứng về kỷ lục vi phạm nữ quyền của Bắc Kinh thời gian qua. Cùng ngày 28/9, giới truyền thông Trung Quốc đã chỉ trích bà Hillary Clinton về tuyên bố trên.
Ngày 27/9, trang mạng “Người quan sát” dẫn báo cáo “Chiến tranh 7 ngày Trung-Mỹ” do công ty RAND (Mỹ) đưa ra đang khiến dư luận quan tâm bởi đề cập tới xung đột Trung-Mỹ. Công ty RAND cảnh cáo, Trung Quốc đã nhanh chóng nâng cao năng lực trinh sát, giám sát và họ có thể định vị và tấn công tàu sân bay Mỹ cách xa lãnh thổ 2.000km.
Giới quân sự còn cho rằng, Bắc Kinh ngoài việc giúp tên lửa đạn đạo có thể tấn công tàu sân bay, còn tăng cường năng lực tấn công của tàu ngầm. Hãng AFP vừa cho rằng, Mỹ sẽ công bố phương án cuối cùng của máy bay ném bom tầm xa thế hệ mới (LRSB), và dự định chế tạo 80-100 máy bay ném bom tầm xa mới để thay thế máy bay ném bom B-52 và B-1S.
Không quân Mỹ hiện có 76 máy bay ném bom B-52 và 62 máy bay ném bom B-1S đang hoạt động. Chuyên gia quân sự Mỹ cho rằng, máy bay ném bom tầm xa thế hệ mới cần có 4 đặc trưng, đó là trần bay cao, hành trình xa, có thể tàng hình, và năng lực đối kháng điện tử mạnh.
Trước đó (24/9), tờ Minh Báo đưa tin, Trung Quốc đã ấn định ngày hạ thủy tàu sân bay mới có tên gọi Type 001A vào ngày 26/12/2015, nhân dịp kỷ niệm 122 năm Ngày sinh Chủ tịch Mao Trạch Đông. Minh Báo lưu ý, Washington cần 32 tháng để đóng xong tàu sân bay USS John Stennis, tàu sân bay lớp Nimitz thứ 7 của quân đội Mỹ, và Trung Quốc cũng chỉ mất khoảng thời gian tương tự để hoàn thành quá trình đóng tàu Type 001A. Và sự xuất hiện của tàu sân bay thứ 2 sẽ thúc đẩy các kế hoạch của Trung Quốc ở vùng biển xa. Theo các bức ảnh vệ tinh cho thấy, tàu sân bay nội địa đầu tiên của Trung Quốc sắp hoàn thành. Theo tạp chí quốc phòng IHS Jane’s, các bức ảnh vệ tinh dường như đã ghi được hình ảnh thân của một tàu sân bay (dài khoảng 240m) đang được chế tạo.
Cũng trong ngày 24/9, Hãng Yonhap đưa tin, tàu sân bay động cơ hạt nhân USS Ronald Reagan sẽ đến cảng Busan, Hàn Quốc vào trung tuần tháng 10 và đây là động thái nhằm cảnh cáo Bắc Kinh. Bởi ngày 18/10, tàu sân bay USS Ronald Reagan sẽ xuất hiện trong lễ diễu binh tròn 70 năm thành lập hải quân Hàn Quốc tổ chức ở cảng Busan.
Trước đó (15/9), Mỹ công bố văn kiện “Khái niệm tác chiến tương lai không quân”, dài 48 trang, do Tư lệnh Không quân Mỹ Deborah Lee James và Tham mưu trưởng Không quân Mỹ, tướng Welsh cùng ký. Đây là văn kiện mới nhất trong hệ thống văn kiện chiến lược dùng để chỉ đạo tổ chức, huấn luyện và sắp xếp trang bị của quân chủng này. Văn kiện này giải thích làm thế nào Không quân Mỹ có “tính nhanh nhạy”, đề xuất sứ mệnh cốt lõi của Không quân Mỹ vào năm 2035 là chỉ huy và kiểm soát nhiều khu vực (M-DC2), tự thích ứng với khu vực tác chiến (ADC), giám sát và trinh sát tình báo thống nhất toàn cầu (GIISR), cơ động toàn cầu nhanh chóng (RGM) và tấn công chính xác toàn cầu (GPS).
Trong khi đó, tờ South China Morning Post dẫn lời Tư lệnh Bộ Tư lệnh Thái Bình Dương, Đô đốc Harry Harris cho rằng, việc Trung Quốc xây dựng 3 đường băng và quân sự hóa ở quần đảo Trường Sa thuộc chủ quyền Việt Nam gây ra mối lo ngại lớn về quân sự, tạo ra mối đe dọa cho tất cả các nước trong khu vực. Trợ lý Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ David Shear cũng cho rằng, hoạt động tuần tra như vậy không được thực hiện từ năm 2012, nhưng nằm trong lựa chọn của Mỹ trong tương lai.
Thượng nghị sĩ John McCain, Chủ tịch Ủy ban Quân lực nhận xét, 3 năm qua, hải quân Mỹ muốn tránh đối đầu nên không đưa tàu vào khu vực 12 hải lý xung quanh các đảo nhân tạo do Trung Quốc xây dựng trái phép tại Biển Đông, trong khi luật pháp quốc tế cho phép. Và coi đây là sai lầm nguy hiểm bởi như vậy là ngấm ngầm thừa nhận yêu sách chủ quyền của Trung Quốc.