Ngày 12/12/2019, Malaysia đã gửi một bản Công hàm mới lên Ủy ban Ranh giới thềm lục địa (CLCS)của Liên hợp quốcđể nêu yêu sách về thềm lục địa mở rộng của mình. Yêu sách trên được đưa ra trên cơ sở Malaysia dựa vào phán quyết của Tòa Trọng tài thườngtrựcquốctế(PCA) ngày 12/7/2016 kết luậnvề “đường chín khúc” của Trung Quốc là không có giá trị pháp lý và các thực thể ở quần đảo Trường Sa không đủ điều kiện hưởng quy chế đảo.Bằng việc đưa ra Công hàm yêu sách thềm lục địa mở rộng ở Biển Đông, Malaysia đã khởi động “cuộc chiến Công hàm” giữa các nước có tranh chấp chủ quyền tại Biển Đông.
Sở dĩ gọi là “cuộc chiến Công hàm” vì tiếp theo sau Công hàm của Malaysia, các nước Philippines, Trung Quốc, Việt Nam, mới đây là Indonesia, đều lần lượt có Công hàm gửi tới Liên hợp quốc để hoặc là phản đối yêu sách của Malaysia hay các nước có tranh chấp liên quan, hoặc là bảo vệ chủ quyền của nước mình, hoặc là cả hai. Thậm chí, có nước ra đến hai, ba công hàm, có nước ra cả Công hàm nhằm đáp trả lẫn nhau và nếu tính từ đầu những năm 2000 đến nay, đây là “cuộc chiến Công hàm” lần thứ hai liên quan đến Biển Đông.
Còn nhớ, năm 2009, “cuộc chiến Công hàm” lần thứ nhất đã xảy ra, cóthểtómtắt“cuộc chiến” đó nhưsau: Theo quy định của UNCLOS 1982, ngày 13/5/2009 là hạn chót để các quốc gia nộp các bản đệ trình kèm theo bằng chứng khoa học chứng minh cho CLCS, nếu thấy mình có đủ cơ sở pháp lý và bằng chứng cho việc yêu cầu một vùng thềm lục địa mở rộng vượt quá 200 hải lý.Chính vì vậy, ngày 06/5/2009, Việt Nam đã gửi một bản đệ trình chung với Malaysia về thềm lục địa mở rộng chồng lấn của hai quốc gia tại khu vực Nam Biển Đông. Đồng thời, ngày 07/5/2009, Việt Nam cũng gửi một bản đệ trình về thềm lục địa mở rộng của riêng mình tại khu vực Bắc Biển Đông.Ngay sau đó, ngày 08/5/2009, Phái đoàn thường trực của Trung Quốc tại Liên hợp quốc đã gửi Công hàm phản đối tất cả các bản đệ trình của Việt Nam và Malaysia.Ngày 04/8/2009, Phái đoàn thường trực của Philippines cũng gửi Công hàm lên Liên hợp quốc để phản đối các đệ trình của Việt Nam và Malaysia. “Cuộc chiến” lần thứ nhất trên chưa ngã ngũ thì “cuộc chiến” lần thứ hai đã tới.
Đó là, sau Công hàm ngày 12/12/2019 của Malaysia thì cùng ngày, Trung Quốc cũng có ngay Công hàm gửi CLCS nhằm phản hồi đệ trình của Malaysia. Ngày 06/3/2020 và 26/3/2020, Philippines đã ra Công hàm đáp trả Công hàm của Malaysia và Trung Quốc.Ngày 23/3/2020, Trung Quốc ra Công hàm đáp trả Công hàm của Malaysia và Philippines. Ngày 30/03/2020 và 10/4/2020, Việt Nam ra liền 3 công hàm để bày tỏ lập trường của mình. Ngày 26/5, Indonesia ra Công hàm phản đối các Công hàm của Trung Quốc. Các công hàm của mỗi nước đều viện dẫn những căn cứ pháp lý quốc tế, nhất là UNCLOS 1982 và phán quyết của PCA để bảo vệ lập trường chủ quyền của nước mình. Hãy xem lập trường của mỗi nước ra sao.
Trước hết, Công hàm ngày 23/03/2020 của Trung Quốc bao gồm những nội dung sau:
Thứ nhất, Bắc Kinh khẳng định họ có “chủ quyền” đối với quần đảo Trường Sa (họ gọi là quần đảo Nam Sa) và bãi cạn Scarborough (gọi là đảo Hoàng Nham) cùng với những vùng nước kế cận các đảo này cũng như đối với đáy biển và lòng đất dưới đáy biển. Trung Quốc có “quyền lịch sử” ở Biển Đông. Chủ quyền và các quyền liên quan khác cùng với quyền tài phán của Trung Quốc được hỗ trợ bởi các “bằng chứng lịch sử” và pháp lý.
Thứ hai, cái gọi là Kalayaan Island Group là một phần của quần đảo Trường Sa và chưa bao giờ là một phần lãnh thổ của Philippines. Cho tới những năm 70củathếkỷtrước, Philippines đã chiếm đoạt một cách bất hợp pháp một số cấu trúc biển này. Philippines không thể viện dẫn vào hành vi chiếm đoạt bất hợp pháp này để bảo vệ cho yêu sách lãnh thổ của họ.
Thứ ba, là một phần của quần đảo Trung Sa, bãi cạn Scaborough là lãnh thổ lâu đời của Trung Quốc. Trung Quốc đã thực hiện “chủ quyền” một cách hiệu quả, liên tục và quyền tài phán tại Scarborough. Yêu sách lãnh thổ của Philippines đối với Scarborough hoàn toàn không dựa trên luật pháp quốc tế.
Thứtư, Tòa Trọng tài trong vụ Philippines kiện Trung Quốc không có thẩm quyền vì tranh chấp này liên quan đến tranh chấp chủ quyền, phân định biển và thực hiện quyền tài phán, nên Tòa đã vi phạm UNCLOS 1982. Các hành động và phán quyết của Tòa là phi pháp, bất chính. Trung Quốc không chấp nhận, không tham gia và không thừa nhận phán quyết và không bao giờ chấp nhận các hành vi hoặc yêu sách dựa trên phán quyết này. Trung Quốc và Philippines đã đi tới thoả thuận chung bỏ qua phán quyết, sử dụng tham vấn và thương lượng song phương để giải quyết các tranh chấp biển giữa hai bên.
Thứnăm, Chính quyền nướcCộng hoà Nhân dân Trung Hoa yêu cầu CLCS không xem xét đến đệ trình về thềm lục địa mở rộng của Malaysia.
Cho dù Công hàm trên của Trung Quốcphản đối, bác bỏ lập trường chủ quyền của cả Philippines và Malaysia nhưng nó mộtlầnnữachothấy,BắcKinhtiếptục “nhailại” những luận điệu cũ ríchvà phi lý trước đây. Một mặt, Bắc Kinh phức tạp hoá vấn đề bằng các khái niệm “hổ lốn, hỗn tạp” trong tuyên bố của mình, lúc thì đưa ra “quyền lịch sử”, lúc thì đòi “chủ quyền”, “quyền chủ quyền”, “quyền tài phán” vàsauđóbao giờ cũng thêm câu “Trung Quốc có các bằng chứng lịch sử và pháp lý”. Tuy nhiên, các bằng chứng đó ở đâu thì không thấy họ đưa ra, mà chỉ là “nói suông”.Ngaycảcácvịđượcgọilàchuyêngiahàng đầu vềBiểnĐôngcủaTrungQuốcđã loay hoaycả chục nămtrờimàcũngkhôngđưarađượcchứngcứnàođáng tin cậycả.Vànếucóđưarađượcmột vài căncứthìchúng cũngkhôngphùhợpvớiluật pháp quốc tế.Vídụ, Scarborough là một bãi cạn, nó không thể là một “đảo” theo điều 121 của UNCLOS 1982, nhưng Trung Quốc cứ cố gọi nó là “đảo” để lúc thì viện dẫn “chủ quyền”, lúc thì “quyền lịch sử”… hòng “nói lấy được”.
Trong khi phán quyết năm 2016 của PCA là một phán quyết lịch sử, góp phần làm sáng tỏ Điều 121 của UNCLOS 1982, theo đó phánquyếtđãgiải thích và kết luận rõ ràng là không có cấu trúc nào thuộc quần đảo Trường Sa có thể đáp ứng được yêu cầu là “đảo” cả. Đồng thời, phán quyết cũng bác bỏ cái gọi là “quyền lịch sử” của Trung Quốc tại các vùng biển trong Biển Đông. Thếnhưng, Bắc Kinh lúc nào cũng viện dẫn luật quốc tế và UNCLOS 1982 theo ý mình, nhưng họ lại“điên cuồng” chống lại phán quyết của PCA, cho dù bị cả thế giới lên án.
Tiếp theo, Philippines tham gia “cuộc chiến” bằng Công hàm ngày 26/3/2020đệ trình lên Liên hợp quốc để đáp lại Công hàm của Malaysia và Trung Quốc. Trong Công hàm này, Philippines đã nêu ra 3 điểm quan trọng:
Một là, Philippines khẳng định rằng, các yêu sách biển của Trung Quốc là không phù hợp với luật pháp quốc tế, bao gồm cả UNCLOS 1982.
Hai là,Manila khẳng định chủ quyền và quyền tài phán của Philippines tại nhóm cấu trúc thuộc quần đảo Trường Sa mà họ gọi là Kalayaan Island Group cùng với bãi cạn Scarborough được gọi là Bajo de Masinloc.
Ba là, Philippines viện dẫn phán quyết của PCA ngày 12/7/2016 trong việc giải thích tính chất pháp lý của các cấu trúc thuộc quần đảo Trường Sa, theo Khoản 3 Điều 121 UNCLOS 1982. Manila cũng nhắc lại tinh thần của phán quyết rằng: “Các quy định của UNCLOS 1982 về các vùng biển của quốc gia ven biển sẽ có sức mạnh vượt trội so với các quyền lịch sử, hoặc các quyền chủ quyền hoặc quyền tài phán nếu vượt quá các quy định của UNCLOS 1982”.
Như vậy, Công hàm của Philippines cho thấy, dù Tổng thống đương nhiệm Philippines là ông Duterte đang tỏ ra “thân thiết” với Bắc Kinh và dường như “không muốn nhắc tới” phán quyết của PCA.Nhưng, Manila đã không thể bỏ qua phán quyết này trong bảo vệ chủ quyền của mình. Với nội dung 3 điểm của Công hàm mà Philippines đệ trình bằng văn bản như trên, thể hiện sức mạnh pháp lý vượt trội so với những gì là “lời nói gió bay” của ông Duterte.
Cuối cùng là Việt Nam cũng không đứng ngoài “cuộc chiến” trên. Ngày 30/03/2020, Phái đoàn thường trực Việt Nam tại Liên hợp quốc đã đệ trình Công hàm phản đối luận điệu của Trung Quốc. Công hàm của Việt Nam nêu rõ:
(1) Việt Nam phản đối các yêu sách của Trung Quốc tại các Công hàm trên. Các yêu sách này vi phạm nghiêm trọng chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam tại Biển Đông.
(2) Việt Nam có đầy đủ chứng cứ lịch sử và cơ sở pháp lý để khẳng định chủ quyền đối với quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa, phù hợp với các quy định của luật pháp quốc tế.
(3) Việt Nam có cơ sở pháp lý duy nhất, quy định toàn diện và triệt để về phạm vi quyền được hưởng vùng biển giữa Việt Nam và Trung Quốc.Theo đó, vùng biển của các cấu trúc luôn nổi tại quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa phải được xác định phù hợp với Điều 121(3) của UNCLOS 1982; các nhóm đảo tại Biển Đông, bao gồm quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, không có đường cơ sở được vẽ bằng cách nối liền các điểm ngoài cùng của các cấu trúc xa nhất; các bãi ngầm, hoặc cấu trúc lúc chìm lúc nổi không phải là đối tượng thụ đắc lãnh thổ và không có vùng biển riêng.Việt Nam phản đối các yêu sách ở Biển Đông vượt quá những giới hạn được quy định tại UNCLOS 1982, trong đó có yêu sách “quyền lịch sử”, các yêu sách này đều không có giá trị pháp lý.
(4) Lập trường nhất quán của Việt Nam về các vấn đề nêu trên đã được khẳng định trong nhiều văn bản lưu hành tại Liên hợp quốc và các đệ trình, tuyên bố gửi các cơ quan quốc tế liên quan.
Phái đoàn thường trực Việt Nam tại Liên hợp quốc đề nghị Tổng Thư ký Liên hợp quốc lưu hành các Công hàm trên đến tất cả các quốc gia thành viên của UNCLOS 1982, cũng như tất cả các thành viên của Liên hợp quốc.
Tiếp đó, ngày 10/4/2020, Phái đoàn thường trực Việt Nam tại Liên hợp quốc đã gửi thêm 2Công hàm mang số hiệu 24/HC-2020 và 25/HC-2020lên Liên hợp quốc, trong đó đã thể hiện:
Thứ nhất, “Việt Nam lưu ý rằng theo Điều 76(10) và Phụ lục II của UNCLOS 1982 mà cả Việt Nam và Malaysia là thành viên, hoạt động của CLCS không làm phương hại đến các vấn đề liên quan đến phân định ranh giới giữa các quốc gia có bờ biển đối diện hoặc tiếp liền”. Điều này hàm nghĩa nhắc tới vai trò của CLCS trong việc nếu có công nhận thềm lục địa mở rộng của Malaysia thì cũng không được vượt quá các quyền của Việt Nam trong việc phân định ranh giới biển giữa Việt Nam và Malaysia. Hiện nay, Việt Nam và Malaysia vẫn chưa hoàn tất việc phân định biên giới biển giữa hai quốc gia. Việc phân định biên giới là khá phức tạp, dựa trên nhiều quy định khác nhau của Luật biển quốc tế, từ UNCLOS 1982 đến các tập quán quốc tế, án lệ quốc tế cũng như thực tiễn quốc tế.
Thứ hai, “Việt Nam nhắc lại Báo cáo chung ngày 06/5/2009 giữa Việt Nam và Malaysia về ranh giới thềm lục địa ngoài 200 hải lý kể từ đường cơ sở dùng để tính chiều rộng lãnh hải ở phần phía Nam Biển Đông và Báo cáo ngày 07/5/2009 của Việt Nam về ranh giới thềm lục địa ngoài 200 hải lý kể từ đường cơ sở dùng để tính chiều rộng lãnh hải ở phần phía Bắc Biển Đông. Việt Nam bảo lưu quyền đệ trình các thông tin liên quan về ranh giới thềm lục địa ngoài 200 hải lý kể từ đường cơ sở dùng để tính chiều rộng lãnh hải tại các khu vực khác ở Biển Đông”. Nội dung này hàm ý nhắc lại các bản đệ trình mà Việt Nam đã gửi cùng với Malaysia ngày 06/5/2009 cùng với đệ trình của riêng Việt Nam ngày 07/5/2009. Tức là các đệ trình này vẫn phải được xem xét, cho dù đã xuất hiện thêm các tình tiết pháp lý mới sau phán quyết của PCA năm2016. Ngoài ra, Việt Nam bảo lưu quyền đệ trình thông tin liên quan, tức là Việt Nam sẽ có quyền bổ sung các yêu cầu về các vấn đề liên quan đến thềm lục địa mở rộng của mình bất cứ khi nào Việt Nam có thể và thấy cần cung cấp thông tin để bảo vệ quyền lợi của mình.
Thứ ba, “Việt Nam xin nhắc lại lập trường nhất quán rằng, Việt Nam có đầy đủ chứng cứ lịch sử và cơ sở pháp lý để khẳng định chủ quyền đối với quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa phù hợp với các quy định của luật pháp quốc tế. Việt Nam cũng có chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán của mình đối với các vùng biển ở Biển Đông được xác định phù hợp với UNCLOS 1982. Lập trường này của Việt Nam đã được đề cập trong nhiều văn bản được lưu hành tại Liên hợp quốc và các đệ trình, tuyên bố gửi các cơ quan quốc tế liên quan”.
Hai công hàm sau của Việt Nam rõ ràng hướng tới các nước có tranh chấp chủ quyền còn lại ngoài Trung Quốc, cho thấy Việt Nam có quan điểm bảo vệ chủ quyền đối với mỗi nước phù hợp với cách mà các nước nêu yêu sách chứ không “vơ đũa cả nắm”, song cũng không “nhường phần hơn” cho bất cứ ai khi bảo vệ chủ quyền của mình. Ngoài việc nhấn mạnh đến chủ quyền tại Hoàng Sa và Trường Sa, Việt Nam nhấn mạnh đến quyền được hưởng các lợi ích trên các vùng biển mà Việt Nam xứng đáng được hưởng theo quy định của UNCLOS 1982, bao gồm nội thủy, lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa.
Trong công hàm ngày 26/5/2020 của Indonesia nêu một số điểm chính sau: (i) nhắc lại rằng Indonesia không phải là một bên trong tranh chấp lãnh thổ ở Biển Đông; (ii) nhấn mạnh lập trường của Indonesia về quyền có vùng biển của các thực thể trên biển như đã thể hiện ở công hàm năm 2010 của Indonesia được công nhận bởi Phán quyết ngày 12/7/2016 của Tòa Trọng tài, trong đó không thực thể nào tại quần đảo Trường Sa có thể có vùng đặc quyền kinh tế hoặc thềm lục địa riêng; iii) nhắc lại rằng bản đồ “đường chín đoạn” thể hiện yêu sách quyền lịch sử rõ ràng là thiếu cơ sở pháp lý quốc tế và vi phạm nghiệm trọng UNCLOS 1982. Quan điểm này cũng được công nhận bởi Phán quyết ngày 12/7/2016 của Tòa Trọng tài rằng toàn bộ những quyền lịch sử mà Trung Quốc có thể có đối với các nguồn tài nguyên vật chất hay sinh vật đều bị bãi bỏ vì những giới hạn về khu vực biển xác định theo UNCLOS 1982. Là một quốc gia thành viên của UNCLOS 1982, Indonesia kiên trì kêu gọi tuân thủ luật pháp quốc tế, bao gồm cả UNCLOS 1982. Indonesia tuyên bố nước này sẽ không bị ràng buộc bởi bất kỳ yêu sách nào trái với luật pháp quốc tế, trong đó có UNCLOS 1982.
Xem xét nội dung Công hàm của các nước Việt Nam, Malaysia, Philippines, Indonesia, tất cả các nước đều không những dựa vào UNCLOS 1982 để bảo vệ chủ quyền của mình, mà còn viện dẫn cả phán quyết của PCA để bác bỏ lập trường của Trung Quốc. Điều đó cho thấy, sau hơn 3 năm phán quyết của PCA bị “rơi vào quên lãng” do lập trường “loạng choạng” của Philippines, nay phán quyết đã được nhìn nhận và “khởi động” lại để làm căn cứ sắc bén đấu tranh với Trung Quốc. Nếu các nước ASEAN có tranh chấp chủ quyền tại Biển Đông và cộng đồng quốc tế đồng tâm bám chắc vào quy định của UNCLOS 1982 và phán quyết của PCA để xem xét vấn đề chủ quyền của mỗi quốc gia ở Biển Đông thì tham vọng “độc chiếm” Biển Đông của Trung Quốc khó mà “cưỡng” nổi. “Cuộc chiến Công hàm” lần này chính là một trong những biện pháp chính đáng để bác bỏ những gì không thuộc về Trung Quốc.