Friday, November 22, 2024
Trang chủGóc nhìn mớiBáo Philippines: ‘Có thể kiện TQ vì bít sông Mê Kông’

Báo Philippines: ‘Có thể kiện TQ vì bít sông Mê Kông’

Tờ báo Ngôi sao Philippines (The Philippine Star) hôm 10/6 đăng bài viết phân tích rằng các nước Đông Nam Á có thể kiện Trung Quốc vì cố tình ngăn chặn dòng chảy của sông Mê Kông, dẫn đến tình trạng khô hạn nghiêm trọng ở các nước cuối dòng, trong đó có Việt Nam.

“Trung Quốc đang tàn phá hàng triệu người Đông Nam Á bằng cách bóp nghẹt sông Mê Kông. Có thể kiện họ ra Liên Hợp Quốc”, bài báo nhận định.

Bài báo cho rằng các hiệp ước quốc tế có thể khiến buộc Trung Quốc phải bồi thường và bị trừng phạt.

 “Sự bành trướng quá mức trên phạm vi toàn cầu của các nhà cầm quyền cộng sản ở Bắc Kinh trong bối cảnh đại dịch COVID-19 sẽ khiến Trung Quốc bị cô lập”, bài báo nhận định.

“11 con đập ở phía Trung Quốc trên sông Mê Kông đã làm khô các trang trại ở hạ nguồn tại Thái Lan, Việt Nam, Campuchia và Lào”, bài báo cho biết. “Tình trạng ngập mặn đang hủy hoại đồng bằng sông Cửu Long của Việt Nam khi nước biển xâm nhập vào các dòng chảy khô hạn”.

“Các hành động của Bắc Kinh vi phạm Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Sử dụng không điều hướng đối với các dòng nước quốc tế”, báo Ngôi sao Philippines phân tích. “Theo Điều 7, các quốc gia gây thiệt hại phải bồi thường cho những quốc gia có chung nguồn nước.”

Bài báo cho rằng việc Trung Quốc bít sông Mê Kông cũng gây ảnh hưởng tới các nước nhập khẩu nông, thủy sản từ các nước bị thiệt hại. Tờ báo nhận định: “Không chỉ các quốc gia có sông Mê Kông, mà cả các đồng minh và các bên mua hàng của họ cũng có thể tham gia vụ kiện”.

Ngôi sao Philippines cho biết Ấn Độ và Bangladesh rất quan tâm đến vấn đề này, vì Trung Quốc đang lên kế hoạch xây dựng các con đập ở phía trên sông Brahmaputra mà cũng chảy qua nước họ.

 Trước khi báo Philippines đưa ra những bình luận này, một nghiên cứu trước đó đã cho biết các con đập của Trung Quốc giữ lại lượng nước lớn, góp phần đáng kể vào đợt hạn hán năm ngoái, đã ảnh hưởng tới lưu vực sông Mê Kông ở Đông Nam Á, tác động tới hàng triệu người và cản trở những nỗ lực hỗ trợ phát triển trong khu vực.
RELATED ARTICLES

Tin mới