Friday, May 3, 2024
Trang chủBiển nóngSự kiện8 cuộc điều tra về nạn cướp mổ nội tạng của chính...

8 cuộc điều tra về nạn cướp mổ nội tạng của chính quyền TQ

Lần đầu tiên nạn cướp mổ nội tạng của chính quyền Trung Quốc được phơi bày vào năm 2006. Trong 14 năm qua, cộng đồng quốc tế đã công bố ít nhất 8 cuộc báo cáo điều tra, cáo buộc Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) thu hoạch trực tiếp nội tạng từ các học viên Pháp Luân Công và các tù nhân lương tâm khác.

Ủy ban Tự do Tôn giáo Quốc tế Hoa Kỳ (USCIRF) đã nhiều lần kêu gọi chính phủ Hoa Kỳ điều tra chính thức về vấn đề này.

Báo cáo điều tra đầu tiên

Ngày 6/7/2006 tại Ottawa, Canada.

 Ông David Kilgour, cựu Quốc Vụ Khanh Châu Á – Thái Bình Dương của Canada, và ông David Matas – luật sư nhân quyền quốc tế, đã công bố “Báo cáo về cuộc điều tra cáo buộc ĐCSTQ mổ cướp nội tạng từ các học viên Pháp Luân Công”. Báo cáo kết luận những cáo buộc rằng chính quyền Trung Quốc thu hoạch nội tạng là đúng sự thật.

Luật sư nhân quyền Matas cho biết, đây là “tội ác chưa từng có trên hành tinh này”.

Báo cáo điều tra thứ 2

Ngày 12/8/2014, Quỹ Dân chủ Quốc gia, thủ đô Washington, Hoa Kỳ.

Phóng viên điều tra độc lập Ethan Gutmann đã tổ chức một cuộc họp báo để công bố báo cáo mới của ông, được in thành cuốn sách có tựa đề: “Đại thảm sát: Giết người hàng loạt, Thu hoạch nội tạng, và Giải pháp bí mật của chính quyền Trung Quốc đối với các vấn đề bất đồng quan điểm”.

Nhà báo Ethan Gutmann đã phỏng vấn ngay tại chỗ các bệnh viện quân đội của chính quyền Trung Quốc – nơi đi đầu trong nạn mổ cướp nội tạng từ những người còn sống.

 
 

Ông Gutmann cũng cho biết thêm, các nhân viên bệnh viện quân đội đã có tiền sử thu hoạch nội tạng từ người Duy Ngô Nhĩ ở Tân Cương từ hàng chục năm trước. Nhưng, chỉ sau khi ĐCSTQ bắt đầu chiến dịch đàn áp Pháp Luân Công từ năm 1999, nạn mổ cướp nội tạng diễn ra trên quy mô công nghiệp và nhóm nạn nhân chủ yếu là các học viên Pháp Luân Công.

Báo cáo điều tra thứ 3

Vào ngày 19/5/2016, “Tổ chức Quốc tế Điều Tra cuộc đàn áp Pháp Luân Công” (WOIPFG), sau 10 năm điều tra, đã công bố một báo cáo dài 210.000 từ, trong đó đưa ra các kết luận, và dưới đây là một vài điểm chủ yếu:

  • Việc thu hoạch trực tiếp nội tạng từ các học viên Pháp Luân Công là một tội ác có quy mô toàn Trung Quốc do Giang Trạch Dân cầm đầu.
  • Hàng triệu học viên Pháp Luân Công bị bắt giữ phi pháp đã trở thành ngân hàng nội tạng sống ở Trung Quốc, bị giết hại theo yêu cầu khi có khách hàng cần ghép tạng.
  • 6 bằng chứng tiết lộ ĐCSTQ nắm giữ một kho tàng những người còn sống có thể bị mổ lấy nội tạng bất cứ lúc nào.
  • Nạn thu hoạch trái phép nội tạng từ các học viên Pháp Luân Công chưa bao giờ chấm dứt, thậm chí còn tiếp tục gia tăng.

Báo cáo điều tra thứ 4

Ngày 22/6/2016, Câu lạc bộ Báo chí Quốc gia, tại thủ đô Washington, Mỹ.

Báo cáo điều tra mới nhất về nạn mổ cướp nội tạng ở Trung Quốc được công bố dưới dạng cuốn sách, có tên “Thu hoạch đẫm máu / Đại Thảm Sát: Phiên bản cập nhật” (Bloody Harvest/The Slaughter: An Update).

Ba vị đồng tác giả là cựu Quốc vụ Khanh Canada phụ trách khu vực Châu Á Thái Bình Dương – ông David Kilgour , phóng viên điều tra cấp cao người Mỹ Ethan Gutmann và luật sư nhân quyền Canada – David Matas. Ba nhà điều tra cho biết, trong 15 năm qua, tại đại lục Trung Quốc, ước tính có khoảng 1,5 triệu ca ghép tạng đã được thực hiện. Nhóm nạn nhân bị lấy tạng chủ yếu là các học viên Pháp Luân Công.

 Báo cáo điều tra thứ 5

Năm 2018, tạp chí “Nghiên cứu và ngăn chặn diệt chủng quốc tế” (Genocide Studies and Prevention) của Hiệp hội nghiên cứu diệt chủng quốc tế (IAGS) đã xuất bản bài nghiên cứu: “Cuộc diệt chủng lạnh đối với các học viên Pháp Luân Công tại Trung Quốc”.

Bài nghiên cứu được thực hiện trong 2 năm, và kết luận cuộc đàn áp của chính quyền Trung Quốc đối với Pháp Luân Công từ năm 1999 đến nay đã thật sự cấu thành tội ác diệt chủng.

 

4 tác giả của bài nghiên cứu gồm: Phó giáo sư Maria Cheung thuộc Đại học Manitoba Canada, Bác sỹ Torsten Trey – Giám đốc điều hành của Tổ chức các bác sỹ phản đối cưỡng chế thu hoạch nội tạng (DAFOH), Luật sư nhân quyền quốc tế David Matas và nhà nghiên cứu Richard An của Đại học York, Toronto, Canada.

Báo cáo điều tra thứ 6

Ngày 2/7/2018, tại Madrid, Tây Ban Nha đã tổ chức Hội nghị cấy ghép nội tạng thế giới lần thứ 27.

Trung tâm nghiên cứu nạn cưỡng chế thu hoạch nội tạng Trung Quốc (China Organ Harvest Research Center, COHRC) đã công bố báo cáo nghiên cứu mới nhất có tên về việc chính quyền Trung Quốc tiếp tục cưỡng chế thu hoạch nội tạng dù đã tuyên bố cải cách (Transplant Abuses Continues Despite the Claim of Reform).

 

Báo cáo cho thấy chính quyền Trung Quốc không ngừng thu hoạch các bộ phận cơ thể con người trên quy mô lớn, mà còn chỉ ra rằng: ĐCSTQ đang tìm kiếm những thỏa thuận để mở rộng cung cấp nội tạng cho các khu vực khác, lôi kéo cộng đồng quốc tế vào tội ác mổ cướp nội tạng.

Vào tháng 9/2019, COHRC đã cập nhật thêm báo cáo này.

Báo cáo điều tra thứ 7

Tháng 6/2019, Luân Đôn, nước Anh.

Một tòa án nhân dân đã được thành lập tại Anh Quốc, có tên “Tòa án Xét xử Trung Quốc” (China Tribunal). Sau khi xem xét các báo cáo điều tra và bằng chứng về nạn thu hoạch tạng ở Trung Quốc, Tòa án đưa ra phán quyết, trong đó tuyên bố, chính quyền Trung Quốc cưỡng chế cướp mổ nội tạng từ các tù nhân lương tâm trong nhiều năm qua, và các học viên Pháp Luân Công là nhóm nạn nhân chủ yếu.

Vào ngày 1/3/2020, lần đầu tiên Tòa án Xét xử Trung Quốc chính thức phát hành “Báo cáo phán quyết toàn văn” dài 160 trang. Tòa án cũng tuyên bố, nạn cưỡng bức mổ cướp nội tạng của chính quyền ĐCSTQ là một trong những tội ác tàn bạo nhất của thế kỷ này.

Báo cáo điều tra thứ 8

Tháng 3/2020, thủ đô Washington, Hoa Kỳ.

Nhà nghiên cứu Matthew Robertson, thuộc “Quỹ Tưởng niệm các nạn nhân của Chủ nghĩa Cộng sản” và nghiên cứu sinh tiến sỹ tại Đại học Quốc gia Úc, đã công bố một báo cáo điều tra – “Thu hoạch Nội tạng và hành quyết ngoài vòng pháp luật ở Trung Quốc: Rà soát lại các bằng chứng”.

Báo cáo này tổng hợp các dữ liệu liên quan từ hơn 300 bệnh viện ở Trung Quốc, các bài phát biểu và thông báo nội bộ của ĐCSTQ và các bài báo y khoa lâm sàng, phân tích dữ liệu các xét nghiệm máu và y tế của chính quyền Trung Quốc. Báo cáo kết luận ĐCSTQ đã thu hoạch phi pháp nội tạng của các học viên Pháp Luân Công và người Duy Ngô Nhĩ bị giam giữ.

Sau khi tiến hành phân tích thống kê, ông Robertson kết luận, dữ liệu hiến tạng tự nguyện và cấy ghép mà chính quyền Trung Quốc công bố đã được làm giả mạo theo một mô hình toán học.

Báo cáo này cũng được công bố trên tạp chí y học nổi tiếng “BMC Medical Ethics“.

Ngoài 8 cuộc báo cáo điều tra nêu trên, còn có một vài cuốn sách khác chứng minh chính quyền ĐCSTQ đã cưỡng chế thu hoạch nội tạng con người.

Tựa đề các cuốn sách là: Thu hoạch đẫm máu (Bloody Harvest), Tạng Nhà nước : Lạm dụng cấy ghép ở Trung Quốc (State Organs: Transplant Abuse in China), Cuộc bức hại tà ác chưa từng thấy (Organ Harvesting from Live Bodies in China: The Most Terrible Evil in the Planet), v.v.

Các chuyên gia yêu cầu chính phủ Hoa Kỳ bắt đầu cuộc điều tra chính thức

Ông Tony Perkins, Chủ tịch Ủy ban Quốc tế Tự do Tôn giáo Hoa Kỳ (USCIRF), nói với The Epoch Times rằng: “Chúng tôi kêu gọi chính phủ Hoa Kỳ tiến thêm bước nữa điều tra những cáo buộc này và có hành động thích đáng đối với ĐCSTQ”.

Bà Nadine Maenza, phó chủ tịch USCIRF cho biết, “USCIRF kêu gọi chính phủ Hoa Kỳ tiến hành một cuộc điều tra toàn diện về các cáo buộc ĐCSTQ cưỡng chế thu hoạch nội tạng con người”.

Trong một cuộc phỏng vấn gần đây, Ủy viên USCIRF Gary Bauer cho biết, “USCIRF cảm thấy lo lắng về các báo cáo về việc ĐCSTQ không ngừng cưỡng chế thu hoạch nội tạng các tù nhân lương tâm, trong đó có các học viên Pháp Luân Công”. Ông cũng cho rằng chính phủ Hoa Kỳ nên mở cuộc điều tra chính thức về vấn đề này.

Từ năm 2007, trong các báo cáo thường niên, USCIRF đã luôn quan tâm chú ý đến các cáo buộc chính quyền Trung Quốc cưỡng chế cướp mổ nội tạng con người.

USCIRF là một cơ quan chính phủ liên bang Hoa Kỳ hoạt động độc lập và xem xét các vấn đề tự do tín ngưỡng trên thế giới. Các nhà quan sát nhận định rằng những khuyến nghị của USCIRF là tiêu chuẩn vàng để kết luận về tình hình tự do tín ngưỡng.

RELATED ARTICLES

Tin mới