Monday, December 30, 2024
Trang chủBiển nóngAsh Carter: Chính TQ đang đẩy láng giềng về phía Mỹ

Ash Carter: Chính TQ đang đẩy láng giềng về phía Mỹ

Ông đưa ra ví dụ như Việt Nam, Ấn Độ, Philippines và Nhật Bản mong muốn Hoa Kỳ nỗ lực nhiều hơn để duy trì luật pháp quốc tế và trật tự ở Đông Nam Á.

Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ash Carter, ảnh: Military Times.

Bloomberg ngày 14/10 dẫn lời Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ash Carter bình luận, chính hoạt động leo thang bành trướng của Trung Quốc trên Biển Đông đã đẩy các nước láng giềng châu Á tìm kiếm sự hợp tác chặt chẽ hơn với Hoa Kỳ. Ông đưa ra ví dụ như Việt Nam, Ấn Độ, Philippines và Nhật Bản mong muốn Hoa Kỳ nỗ lực nhiều hơn để duy trì luật pháp quốc tế và trật tự ở Đông Nam Á.

Bộ trưởng Quốc phòng và Ngoại trưởng Mỹ cùng xuất hiện với hai người đồng cấp Úc Marie Payne và Julie Bishop sau hai ngày hội đàm về các vấn đề quốc phòng, an ninh. Ngoại trưởng Úc Julie Bishop nói: “Chúng tôi đang cùng chung quan điểm với Hoa Kỳ khi đề cập đến vấn đề Biển Đông. Chúng tôi kêu gọi tất cả các bên không hành động đơn phương, không làm nóng tình hình, leo thang căng thẳng, đảm bảo các nguyên tắc tự do hàng hải và hàng không”.

“Nước Mỹ sẽ bay và tàu thuyền Mỹ sẽ hoạt động ở bất cứ nơi nào luật pháp quốc tế cho phép chúng tôi. Biển Đông không phải và sẽ không thể là một ngoại lệ”, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ tuyên bố.

Theo Rory Medcalf từ Trung tâm An ninh quốc gia thuộc Đại học Quốc gia Úc ở Canberra, rất có thể Mỹ sẽ tuần tra 12 hải lý xung quanh các bãi Vành Khăn, Su Bi và Ga Ven trước, bởi chúng là những rặng san hô hoàn toàn ngập nước khi triều lên, không thể có 12 hải lý lãnh hải theo UNCLOS.

Ngoại trưởng John Kerry bình luận thêm: “Một quốc gia lớn đến đâu cũng không quan trọng. Nguyên tắc rõ ràng là tất cả các quốc gia dù lớn hay nhỏ cũng đều có nghĩa vụ tôn trọng luật pháp quốc tế”.

Bloomberg bình luận, tuần tra 12 hải lý xung quanh các rặng san hô và bãi cạn ở Trường Sa bị Trung Quốc chiếm đóng, bồi lấp, xây dựng và quân sự hóa đảo nhân tạo bất hợp pháp không phải là một ý tưởng tồi. Một thách thức rõ ràng có thể gây áp lực với Bắc Kinh phải làm rõ yêu sách của họ dựa trên căn cứ pháp lý nào. Đường lưỡi bò Bắc Kinh đưa ra thì không một quốc gia nào thừa nhận.

Tờ báo cho rằng Hoa Kỳ nên tuần tra ở bãi Vành Khăn trước, bởi đó là một rặng san hô ngập hoàn toàn dưới mặt nước biển, đồng thời cũng nên tiến hành tuần tra ở những bãi cạn, rặng san hô khác ngập dưới mực nước biển do các bên yêu sách khác đóng giữ. Tất cả các bên yêu sách này đều chào đón sự hiện diện của Hoa Kỳ ở Thái Bình Dương dựa trên luật pháp quốc tế.

Nhà Trắng đã có thể tập trung vào việc này một cách mạnh mẽ sau khi kết thúc thành công quá trình đàm phán TPP. Tổng thống Obama có thể tạo ra thành công về đối ngoại tại APEC tháng tới nếu thúc đẩy Trung Quốc ngồi vào bàn ký kết COC, bộ quy tắc ứng xử trên Biển Đông với ASEAN.

RELATED ARTICLES

Tin mới