Tuesday, November 26, 2024
Trang chủQuân sựTQ và âm mưu "đẩy lửa ra ngoài"

TQ và âm mưu “đẩy lửa ra ngoài”

Khi bên trong bất ổn, Trung Quốc thường dụng bài “đẩy lửa ra ngoài”, như: mở một cuộc xâm nhập lãnh thổ nước láng giềng; tập trận, thử tên lửa trên Biển Đông; đe dọa  Đài Loan; thậm chí, to tiếng với Mỹ… nhằm làm dịu bất mãn, hoài nghi,  trong xã hội.

Ảnh: Đụng độ tại biên giới Trung – Ấn

Vụ đụng độ tại  thung lũng Galwan – khu vực biên giới nhạy cảm – giữa binh sĩ Trung Quốc và Ấn Độ, gây thương vong mấy chục người của cả hai bên hôm 16/6 vừa qua, tiếp tục thu hút sự quan tâm của dư luận. Nguyên nhân vụ việc không thể không liên quan bất đồng trong vấn đề lãnh thổ suốt 5 thập kỷ qua giữa hai bên. Tuy nhiên, bên cạnh đó, có một câu hỏi đặt ra: tại sao, xung đột lại xảy ra đúng vào thời điểm này? Nó là ngẫu nhiên do việc thiếu kiềm chế của binh lính, hay nằm trong một kịch bản nào đó?

Tham vọng bành trướng lãnh thổ của Trung Quốc, thiếu căn cứ pháp lý để giải quyết tranh chấp tại một khu vực rộng hàng trăm nghìn km2 vùng biên giới, chủ nghĩa dân tộc cực đoan, hiềm khích âm ỉ tích tụ, sự thiếu kiềm chế dẫn đến manh động… Có thể gây nên xung đột ở biên giới giữa các quốc gia. Nhưng với vụ việc đẫm máu này, dư luận khó tin những yếu tố trên là nguyên nhân. Ngược lại, nhiều nhà phân tích quốc tế nghiêng về khả năng thứ hai, nghĩa là: đây là động thái nằm trong kịch bản được chuẩn bị sẵn.

Là các nhà lãnh đạo Ấn Độ chăng?

 Không. Dù là cường quốc không thể coi thường, nhưng so với Trung Quốc thì Ấn Độ “lép” hơn nhiều, cả về thực lực kinh tế lẫn quốc phòng. Để hiện thực hóa tham vọng thành một cường quốc tầm thế giới, chứ không phải khu vực như hiện nay, điều New Delhi cần nhất lúc này là môi trường yên ổn để phát triển kinh tế hòng chạy đua với Trung Quốc và các cường quốc khác. Vậy nên, đất nước này chẳng dại gì chủ động “gây sự” với ông láng giềng khổng lồ Trung Quốc, trừ khi bị o ép tới mức không thể chịu đựng nổi.

Đó là chưa kể Ấn Độ đang phải chịu áp lực rất lớn từ số ca nhiễm Covid-19 tăng mạnh, cùng những căng thẳng biên giới với nước láng giềng Pakistan. Căng mình chống chọi cùng lúc với “ba kẻ thù” thời điểm này: thiên tai (Covid-19) và “địch họa”: Trung Quốc và Pakistan – những hậu duệ của “thánh Gandhi” chắc chắn không dại dột đến thế!

Vậy nên, Trung Quốc dàn dựng, đạo diễn vụ đụng độ biên giới hôm 16/6 được giới nghiên cứu nghĩ tới nhiều hơn cả. Và có vẻ như khả năng này đang được dư luận ủng hộ chứ không nghĩ là sự “đổ vấy trách nhiệm” cho Trung Quốc.

Nhiều chuyên gia cho rằng: Bắc Kinh quyết định gây hấn với Ấn Độ là do khủng hoảng nội bộ có vấn đề, vượt tầm kiểm soát; vị thế của ông Tập Cận Bình suy yếu vì đã phản ứng một cách thiếu nhạy bén và quyết đoán với đại dịch Covid-19, nhất là không tận dụng “thời điểm vàng”, khi dịch vừa được phát hiện, để khống chế, dập tắt, để nó lan từ Vũ Hán ra khắp thế giới. Cũng như ông Tập, trong cuộc chiến tranh thương mại với Mỹ, đã “chạy theo” ông Trump một cách vất vả và hoàn toàn bị động khiến kinh tế Trung Quốc nghiêng ngả, trả giá bằng những thiệt hại nặng nề.

Nghĩa là, trong mắt không ít người dân Trung Quốc xét về “trí”: Người đứng đầu Trung Nam Hải kém người đứng đầu Nhà trắng hẳn một tầm. Điều đó khác hẳn thời điểm cách đây hơn 2 năm (tháng 10/2017),  người Trung Quốc tung hô ông một cách đặc biệt, khi tư tưởng “chủ nghĩa xã hội đặc sắc Trung Quốc”, được chính ông huênh hoang tuyên bố “là sự kế thừa và phát triển đối với chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Mao Trạch Đông, lý luận Đặng Tiểu Bình, tư tưởng quan trọng “ba đại diện” và quan điểm phát triển khoa học, là thành quả mới nhất Trung Quốc hoá chủ nghĩa Mác”  được đưa vào Hiến pháp Trung Quốc.

Cũng liên quan vấn đề nội bộ, người ta còn nói, ông Tập có trách nhiệm đối với tình trạng số người thất nghiệp tăng vọt, từ 20 triệu lên 70 triệu. Một bộ phận người về hưu, trí thức, sinh viên cũng phàn nàn, coi sự mạnh mẽ thái quá của  ông Tập là biểu hiện của độc đoán, chuyên quyền, xa rời nguyên tắc dân chủ trong đảng của một nhà lãnh đạo cộng sản.

Thêm một điều nữa: đã và đang có tin giữa hai nhà lãnh đạo cao nhất của Trung Quốc –  ông Tập Cận Bình và ông Thủ tướng Lý Khắc Cường – xảy ra chuyện “cơm chẳng lành, canh chẳng ngọt”.  Điều đó thể hiện qua việc ông Tập và ông Lý “va” nhau trong cách đánh giá về thực trạng kinh tế đất nước – như tờ Taiwan News của Đài Loan bình luận gần đây. Rõ là truyền thông Đài Loan có lý. Không thể mà, trong kỳ họp thường niên của Quốc hội một năm trước thời điểm ông Tập Cận Bình tuyên bố Trung Quốc sẽ trở thành xã hội khá giả toàn diện vào năm 2021 – khi kỷ niệm 100 năm thành lập Đảng CSTQ, ông Lý Khắc Cường cho rằng: có đến 600 triệu người dân Trung Quốc vẫn đang sống với mức thu nhập hàng tháng 1.000 nhân dân tệ (khoảng 140 USD), có nghĩa là ở mức nghèo.

Con số đó thể hiện điều gì nếu không là sự gián tiếp nói rằng: này ông Tập – hãy bớt ba hoa đi.

Tóm lại, với những gì đang diễn ra, ngày càng có thêm nhiều người Trung Quốc thiếu tin tưởng vào năng lực điều hành, khả năng kiểm soát tình hình của những người cầm quyền hiện nay.

Phàm là Trng Quốc, một khi nội bộ lục đục, bất ổn, họ thường dụng lá bài “đẩy lửa ra  ngoài”, như: dàn dựng một cuộc xâm nhập lãnh thổ Ấn Độ như vừa qua; giơ nắm đấm đe dọa các quốc gia chống lại yêu sách chủ quyền biển Đông ngang ngược của họ, nhất là VN, PLP, Malaysia; cứng rắn với Đài Loan; thậm chí, to tiếng với Mỹ…, nhằm làm dịu bất mãn, hoài nghi trong dân chúng.

Phàm là Trng Quốc, một khi nội bộ lục đục, bất ổn, họ thường dụng lá bài “đẩy lửa ra  ngoài”, như: dàn dựng một cuộc xâm nhập lãnh thổ Ấn Độ như vừa qua; giơ nắm đấm đe dọa các quốc gia chống lại yêu sách chủ quyền biển Đông ngang ngược của họ, nhất là VN, PLP, Malaysia; cứng rắn với Đài Loan; thậm chí, to tiếng với Mỹ…, nhằm làm dịu bất mãn, hoài nghi trong dân chúng.

Lá bài này có thể có lúc hữu dụng, nhưng cũng có thể “lợi bất, cập hại”, khiến cộng đồng quốc tế đề phòng và xa lánh Trung Quốc nhiều hơn.

                                                                                                                                                                                                        D.T

RELATED ARTICLES

Tin mới