Wednesday, December 25, 2024
Trang chủGóc nhìn mớiNhững bước tiến của Trung Quốc xuống biển Đông dưới ảnh sáng...

Những bước tiến của Trung Quốc xuống biển Đông dưới ảnh sáng của luật pháp quốc tế

Năm 1956, khi quân đội Pháp rút khỏi Đông Dương, Trung
Quốc cho quân ra đánh chiếm phần phía Đông của quần đảo Hoàng Sa, tức nhóm đảo
Amphitrite (Nhóm Đông), lúc đó đang thuộc quyền quản lý của chính quyền Sài
Gòn. Trong khi phần phía Tây, nhóm đảo Crescent (Lưỡi Liềm), vẫn do quân đội Sài
Gòn quản lý. Tháng 1 năm 1974, lợi dụng tình hình phức tạp thời kỳ bấy giờ,
Trung Quốc đã huy động các lực lượng hải, lục, không quân đánh chiếm nốt phần
phía tây của quần đảo Hoàng Sa, hoàn thành việc xâm chiếm toàn bộ quần đảo này.
Năm 1988, Trung Quốc dùng hải quân đánh chiếm một số bãi, đá ngầm thuộc quần
đảo Trường Sa của Việt Nam. Đây là những hành động xâm lược lãnh thổ bất chấp
luật pháp quốc tế.

Ngày nay theo luật quốc tế, chủ quyền của
một quốc gia đối với một vùng lãnh thổ phải được thể hiện qua việc chiếm hữu hoà
bình thực sự và hành xử liên tục chủ quyền trên lãnh thổ đó. Điều này có nghĩa
là quốc gia chiếm hữu phải có sự hiện diện thường trực trên lãnh thổ được chiếm
hữu, và phải có những hoạt động hoặc những hành vi có tính quốc gia đối với
lãnh thổ đó. Do đó, hành động sử dụng vũ lực nói trên không giúp cho Trung Quốc
xác lập chủ quyền của mình đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Bởi vì,
t
rước khi Trung Quốc dùng vũ lực chiếm đoạt quần đảo Hoàng Sa  (năm 1956 và năm 1974) và một số bãi, đá ở quần
đảo Trường Sa (năm 1988) của Việt Nam thì hai quần đảo này đã có chủ. Trước đó
vài thế kỷ, Việt Nam đã xác lập và thực thi chủ quyền của mình  một cách thật sự, liên tục và hoà bình đối
với hai quần đảo. Ngay từ đầu thế kỷ 17, Chúa Nguyễn cử các Đội Hoàng Sa và Đội
Bắc Hải  ra đóng ở hai quần đảo, mỗi năm
8 tháng, để khai thác các nguồn lợi, tài nguyên của đảo và những hoá vật từ
những tàu đắm. Năm 1835, Vua Minh Mạng đã cho xây đền, đặt bia đá trên hai quần
đảo.  Đội Hoàng Sa và Đội Bắc Hải được
giao thêm cả nhiệm vụ tuần tiễu, thu thuế trên đảo, bảo vệ hai quần đảo. Hai
đội này tiếp tục hoạt động cho đến khi Pháp vào thống trị Đông Dương. Sau khi
vào Hội An, Pháp tiếp tục thay mặt nhà nước Việt Nam thực hiện chủ quyền đối
với hai quần đảo. Năm 1932, Pháp khẳng định An Nam có chủ quyền lịch sử trên
quần đảo Hoàng Sa và sáp nhập quần đảo này vào tỉnh Thừa Thiên. Năm 1933, Pháp
sáp nhập quần đảo Trường Sa vào tỉnh Bà Rịa. Năm 1951, tại Hội nghị San
Francisco về ký hoà ước với Nhật. khi đại biểu một nước lớn đã đề nghị bổ sung
Dự thảo Hòa ước nhằm mục đích giao 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa cho Trung
Quốc thì Hội nghị đã bác bỏ đề nghị đó với tuyệt đại đa số phiếu 46/51.  Tại Hội nghị, khi Nhật tuyên bố từ bỏ tất cả
các đảo ở hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, Đại diện chính phủ Bảo Đại là
Thủ  tướng Trần Văn Hữu đã chính thức
tuyên bố và khẳng định chủ quyền lâu đời của Việt Nam đối với hai quần đảo mà
không có nước nào lên tiếng phản đối. Sau đó, chính quyền Việt Nam Cộng hoà đã
triển khai đóng quân trên hai quần đảo, quản lý hai Quần đảo theo quy định của
Hiệp định Giơ-ne-vơ năm 1954; đồng thời luôn khẳng định và thực thi chủ quyền
một cách hoà bình và liên tục đối với hai quần đảo. Năm 1961, Việt Nam Cộng hoà
sáp nhập quần đảo Hoàng Sa với tỉnh Quảng Nam. Năm 1973, quần đảo Trường Sa
được sáp nhập vào tỉnh Phước Tuy.

Thực tế là, vào đầu thế kỷ 20, “Đại Thanh đế quốc toàn
đồ” (xuất bản năm 1905, tái bản năm 1910), đã thể hiện rất rõ ràng điểm cực nam
của Trung Quốc chỉ là đảo Hải Nam và “Trung Quốc địa lý học giáo khoa thử” (xuất
bản năm 1906
) ghi rõ điểm mút ở phía nam Trung Quốc là
Châu Nhai, Quỳnh Châu, vĩ tuyến 18013′ bắc. Đó chính là lý do vì sao
cho đến giữa thế kỷ 20, Trung Quốc không có chỗ đứng nào ở hai quần đảo Hoàng
Sa và Trường Sa và tất cả các bước tiến xuống Biển Đông của Trung Quốc đều phải
sử dụng đến vũ lực để chiếm đoạt.

Như vậy, việc Trung Quốc sử dụng vũ lực để đánh chiếm
quần đảo Hoàng Sa (vào năm 1956 và năm 1974) và một số bãi, đá thuộc quần đảo
Trường Sa (năm 1988) đã chà đạp nghiêm trọng chủ quyền của Việt Nam đối với hai
Quần đảo và vi phạm nghiêm trọng các nguyên tắc cơ bản nhất của luật pháp quốc
tế, cụ thể là :

1. Vi phạm nguyên tắc tôn trọng bình đẳng chủ quyền
quốc gia, theo đó, các quốc gia có nghĩa vụ phải tôn trọng chủ quyền, bình đẳng
chủ quyền và  toàn vẹn lãnh thổ của các
quốc gia khác.

2. Vi phạm nguyên tắc không sử dụng vũ lực hoặc đe
doạ sử dụng vũ lực trong quan hệ quốc tế, theo đó, các quốc gia bị cấm không
được tiến hành một số hành vi, trong đó có việc cấm xâm chiếm lãnh thổ quốc gia
hoặc sử dụng lực lượng vũ trang vượt qua biên giới tiến vào lãnh thổ của quốc
gia khác; và cấm các hành vi đe doạ, trấn áp bằng vũ lực.

Điều 2 và điều 4 của Hiến chương Liên hợp quốc quy
định rõ : “Các thành viên của Liên hợp quốc phải từ bỏ đe doạ sử dụng vũ lực
hoặc sử dụng vũ lực trong quan hệ quốc tế nhằm chống lại sự bất khả xâm phạm về
lãnh thổ hay nền độc lập chính trị của bất kỳ quốc gia nào, cũng như sử dụng
bất kỳ cách thức nào trái với các mục đích của Liên hợp quốc.”

Trung Quốc không thể sử dụng quy định trong điều 51
của Hiến chương Liên hợp quốc về ngoại lệ đối với nguyên tắc không sử dụng vũ
lực hoặc đe doạ sử dụng vũ lực trong quan hệ quốc tế để bào chữa cho hành động
chiếm đoạt quần đảo Hoàng Sa và một số bãi, đá ở quần đảo Trường Sa. Theo điều
51 của Hiến chương thì quốc gia thành viên của Liên hợp quốc chỉ có quyền sử
dụng vũ lực để tự vệ chính đáng trong trường hợp bị xâm lược.

3. Vi phạm nguyên tắc hoà bình giải quyết các tranh
chấp quốc tế đã được trịnh trọng ghi nhận trong Hiến chương Liên hợp quốc và trong
Công ước luật biển 1982 của Liên hợp quốc. Điều 2 khoản 3 của Hiến chương Liên
hợp quốc quy định rõ:  “Tất cả các thành viên Liên hợp
quốc phải giải quyết các tranh chấp quốc tế bằng phương pháp hòa bình.” Đ
iều
279 của Công ước luật biển 1982 cũng quy định là các quốc gia thành viên có
“nghĩa vụ giải quyết các tranh chấp bằng phương pháp hòa bình” theo đúng Điều 2
khoản 3 của Hiến chương Liên hợp quốc.”

4. Vi phạm những quy
định cơ bản nhất của luật nhân đạo quốc tế. Năm 1988, khi đánh chiếm một số bãi,
đá ở quần đảo Trường Sa, Trung Quốc đã chặn không cho tàu của Hội Chữ thập đỏ
đến cứu một số tàu vận tải của Việt Nam bị Trung Quốc đánh chìm. 

Tóm lại, chiếu theo các quy định của luật pháp
quốc tế, có thể nói rằng hành động của Trung Quốc dùng vũ lực đánh chiếm quần
đảo Hoàng Sa và một số bãi, đá ở quần đảo Trường Sa là hành động trắng trợn vi
phạm nguyên tắc “cấm việc sử dụng vũ lực trong quan hệ quốc tế” và thực chất là
“hành động xâm chiếm lãnh thổ bằng vũ lực”.

RELATED ARTICLES

Tin mới