Để Trung Quốc chuyển mình thành một nền kinh tế hiện đại và cởi mở, lại tiết kiệm tiền cho chính phủ, Đảng Cộng sản quyết định từ bỏ độc quyền cung cấp thông tin cho người dân và cho phép các tờ báo, tạp chí, các kênh truyền hình phát thanh, các nhà cung cấp dịch vụ Internet cạnh tranh trên thị trường chứ không còn được nhà nước bao cấp.
Trước ngày kỷ niệm thảm sát thiên an môn 150 xe vũ trang tuần hành tại Bắc Kinh .
Các bức ảnh trang nhất tô vẽ quan chức địa phương và chính phủ, và tất cả các bài báo đều ca ngợi những thành tích của lãnh đạo theo lối văn công thức và nặng ý thức hệ. tin tức địa phương như các vụ hỏa hoạn hay tội phạm hiếm khi được đăng tải. Tin tức quốc tế hiếm hoi phụ thuộc vào hãng thông tấn của chính phủ là Tân Hoa Xã. Người ta đọc, hay giả bộ đọc, Nhân dân Nhật báo và các tờ báo chính thống khác mỗi sáng khi đi làm – tất cả các công sở và nhà máy bắt buộc phải mua những tờ này. Bản tin 7 giờ tối trên Truyền hình Trung ương Trung Quốc (CCTV), chương trình truyền hình ở giờ vàng của cả nước, đưa lại những gì đã đăng trên tờ Nhân dân.
Để Trung Quốc chuyển mình thành một nền kinh tế hiện đại và cởi mở, lại tiết kiệm tiền cho chính phủ, Đảng Cộng sản quyết định từ bỏ độc quyền cung cấp thông tin cho người dân và cho phép các tờ báo, tạp chí, các kênh truyền hình phát thanh, các nhà cung cấp dịch vụ Internet cạnh tranh trên thị trường chứ không còn được nhà nước bao cấp. Việc thương mại hóa truyền thông đại chúng bắt đầu từ những năm 1980, sau một thoái trào ngắn do ảnh hưởng của vụ thảm sát Thiên An Môn, đã bùng nổ ở những năm 1990. Từ đó, các cơ quan báo chí cạnh tranh nhau để bán quảng cáo và thu hút độc giả bằng cách đáp ứng nhu cầu của công chúng về tin tức cập nhật, chính xác và sống động.
Tin tức trên Internet
Internet là nơi các nguồn tin được nhân lên nhiều nhất. Trong thập kỷ, kể từ khi Trung Quốc lần đầu tiên kết nối với Internet năm 1995, việc sử dụng Internet đã bùng nổ. Năm 1997, chỉ 10% người trưởng thành Trung Quốc có nghe đến Internet. Hai năm sau, 2% đã sử dụng mạng. Theo điều tra toàn quốc của Gallup, đến năm 2014, 12% người Trung Quốc ở độ tuổi mười tám trở lên sử dụng Internet. Đến cuối năm 2006, ước tính tổng số người sử dụng Internet là132 triệu. Chỉ một hộ gia đình trong tám hộ là thực sự sở hữu một máy tính, nhưng có nhiều người hơn sử dụng máy tính ở công sở, trường học và hơn 100.000 quán cà phê Internet rải rác cả nước. Trung Quốc đang tiến nhanh trên đường trở thành cộng đồng Internet lớn nhất thế giới.
Người dân Trung Quốc dành nhiều thời gian để đọc tin tức hơn là tham gia các hoạt động khác trên mạng. Hầu hết các tin tức trên mạng đều từ ba trang tin tức online thương mại lớn là sohu.com, sina.com và netease.com. Chỉ khoảng 10% người sử dụng Internet Trung Quốc truy cập trực tiếp các nguồn tin quốc tế. Trung Quốc nhanh chóng trở thành cộng đồng cư dân mạng lớn nhất thế giới.
Các trang tin tức online của Trung Quốc đăng tải tin nóng từ truyền thống quốc tế gần như ngay lập tức, nhanh hơn hẳn báo in và truyền hình, vốn trước hết phải qua bộ phận kiểm duyệt của Đảng. Các trang tin mạng cũng đưa lại tin tức từ báo chí địa phương và biến thành tin tức toàn quốc. Thêm vào đó, các trang mạng cung cấp đường dẫn đến các nguồn tin địa phương và quốc tế. Để cạnh tranh, nhiều tờ báo in cũng phát hành phiên bản điện tử. Vì khả năng lan truyền rộng và nhanh chóng, Internet đã thắng thế trong việc quyết định tin tức, buộc các quan chức, báo in và truyền hình phải phản ứng.
Xin đơn cử một ví dụ. Vào lúc 5:00 chiều ngày 1/4/2001, một cư dân mạng Trung Quốc đã đăng một tin từ hãng AP, cho biết chiếc máy bay do thám EP-3 của Hoa Kỳ va chạm với chiến đấu cơ ngoài bờ biển phía nam Trung Quốc. Tin này đa gây phẫn nộ trên các diễn đàn mạng. Hai tiếng sau, cơ quan thông tấn chính thức Tân Hoa Xã mới ra thông báo về vụ tai nạn. Và câu chuyện không lên trang nhất tờ Nhân dân cho đến tận ngày 4/4. Lý Hy Quang (hiệu trưởng trường Báo chí, Đại học Thanh Hoa) kết luận rằng vì phản ứng chậm trong suốt cuộc khủng hoảng, báo chí chính thống đã tự từ bỏ thẳng thừng vai trò lãnh đạo dư luận trên Internet, vốn đưa tin thời sự từ các nguồn nước ngoài.
Giữa thị trường và cơ quan kiểm duyệt
Mặc dù vậy, Trung Quốc vẫn còn xa mới có nền báo chí tự do. Năm 2004, Trung Quốc đứng gần cuối trong bảng xếp hạng tự do báo chí của các tổ chức theo dõi quốc tế – Freedom House (173/192 nước) và Phóng viên Không biên giới (162/167 nước). Đảng Cộng sản tiếp tục theo dõi và kiểm soát nội dung của truyền thông đại chúng, gồm cả mạng Internet, mặc dù việc này ngày càng tốn kém và thiếu toàn diện hơn trước. Ban Tuyên truyền Trung ương, chịu trách nhiệm về nội dung của truyền thông đại chúng, vẫn là một trong những cơ quan quyền lực nhất trong Đảng. Nhà báo Hà Thanh Liên, trong cuốn sách Kiểm soát báo chí ở Trung Quốc, phê phán Đảng Cộng sản đã giới hạn tự do báo chí. Bà mô tả các nhà báo Trung Quốc như đang “nhảy múa mà bị cùm tay cùm chân”. Mặc dù vậy, bà cho rằng thương mại hóa đã “mở ra khoảng trống trong việc kiểm soát truyền thông của Chính phủ Trung Quốc”.
Nhà trí thức ủng hộ dân chủ Lưu Quân Ninh nói: “Chính phủ đang ngày càng mất kiểm soát báo chí”. Nhà văn Lưu Hiểu Ba, người đã ngồi tù nhiều năm vì quan điểm chính trị của mình thì cho rằng: “Giờ đây chính người tiêu dùng điều khiển sự trung thành của các nhà quản lý truyền thông”. “Họ tỏ ra sốt sắng một cách giả tạo với mệnh lệnh từ trên, nhưng thật lòng nỗ lực đáp ứng sở thích của khách hàng”.
Tiếp cận thông tin mở rộng
Bộ máy tuyên truyền của Đảng Cộng sản cố gắng kiểm soát nội dung tin tức đăng tải trên truyền thông định hướng thị trường và đã thành công phần lớn đối với với báo in và truyền hình. Chỉ một số ít nhà báo dám phản kháng như Lý Đại Đồng. Mặc dù vậy, Đảng cho phép đăng tải nhiều chủ đề vốn từng bị coi là cấm kỵ trước đây. Truyền thông Internet phát triển quá nhanh, quá phân quyền, và quá quốc tế hóa, khiến bộ máy kiểm duyệt khó có thể chặn các tin nóng trước khi chúng bị lan truyền trên mạng.
Người Trung Quốc tiếp cận với tin tức về những gì đang diễn ra trong và ngoài nước nhiều hơn bao giờ hết. Ngăn không cho người dân biết đến một bài phát biểu tổng thống Đài Loan, thủ tướng Nhật hay bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ giờ đây là điều bất khả. Giờ cũng không thể chặn các tin tức về một thảm họa tự nhiên hay nhân tạo ở Trung Quốc. Khi chính quyền cố gắng bưng bít thông tin về đại dịch SARS ở Nam Trung Quốc hồi tháng Hai và tháng Ba năm 2003 vì Quốc hội đang họp ở Bắc Kinh, người dân vẫn biết tin vì bạn bè và gia đình họ sống ở nước ngoài hay Hồng Kông báo qua điện thoại. Tạp chí Cải chính đã vi phạm lệnh cấm và đưa tin về nạn dịch bùng nổ ở Hồng Kông. Khi một bác sĩ người Trung Quốc dũng cảm lên tiếng cảnh báo về sự lây lan của đại dịch tới Bắc Kinh, báo chí trong nước không đăng tải những gì ông cảnh báo, nhưng tạp chí Time vẫn đăng, và bài phỏng vấn trên tờ Time ngay lập tức được đăng trên mạng.
(Còn tiếp)