Năm 2007 “Bộ tứ kim cương” (nhóm QUAD) ra đời. Bốn quốc gia thành viên bao gồm Mỹ, Australia, Nhật Bản và Ấn Độ. Mục đích của Bộ tứ là thiết lập một cơ chế kinh tế xuyên Thái Bình Dương, trở thành hạt nhân của Diễn đàn kinh tế Châu Á-Thái Bình Dương (APEC). Thế nhưng trong tình hình mới, bốn quốc gia này đang xoay trục, chuyển hướng sang chống Trung Quốc mạnh mẽ.
Nhưng trong thời gian 10 năm (từ 2007 đến 2017) quan hệ trong Bộ tứ nhạt nhòa. Vậymà từ năm 2019 đến nay, nhóm QUAD đã chính thức nối lại cuộc đối thoại bốn bên và nâng cấp thành đối thoại của các ngoại trưởng. Đặc biệt, đầu năm 2020 nhóm QUAD đã mời thêm ba quốc gia gồm Hàn Quốc, New Zealand và Việt Nam cùng thảo luận, nhóm này. Khái niệm “Bộ tứ mở rộng” ra đời từ đây. Đương nhiên Bắc Kinh rất cay cú khi Hà Nội có thêm vây cánh.
Do ảnh hưởng nặng nề của đại dịch Covid-19, Mỹ và các nước phương Tây cũng như nhiều nước châu Á khác đang bị phụ thuộc rất lớn vào nguồn cung nhiều loại hàng hóa từ Trung Quốc. Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo khẳng định: mục đích của nhóm “Bộ tứ mở rộng” hiện nay là tái cấu trúc chuỗi cung ứng toàn cầu, đưa nền kinh tế toàn cầu tiến lên phía trước sau cơn bão dịch.
Còn mới đây, hôm 1/9, Bộ trưởng Kinh tế ba nước Nhật, Ấn Độ, Úc đã nhất trí hợp tác xây dựng các chuỗi cung ứng tự cường, nhằm chống lại sự thống trị của Trung Quốc trong bối cảnh dịch Covid-19 tiếp tục hoành hành.
Tại hội nghị trực tuyến ba bên, các bộ trưởng của Nhật Bản, Ấn Độ và Úc cho biết đã giao các quan chức cấp dưới soạn thảo nội dung chi tiết. Cụ thể là, sẽ lần lượt đóng góp công nghệ sản xuất, tài nguyên thiên nhiên và chuyên gia công nghệ thông tin để giúp cải thiện sức cạnh tranh và bảo vệ doanh nghiệp trước những rủi ro từ sự gián đoạn của chuỗi cung ứng.
Động thái trên diễn ra trong bối cảnh Nhật Bản, Úc, Ấn Độ đang tìm cách củng cố các chuỗi cung ứng để chống lại sự thống trị của Trung Quốc. Đây được xem là một diễn đàn chiến lược không chính thức, nơi Bộ tứ tiến hành các hội nghị cấp cao, tập trận chung và thảo luận vấn đề hỗ trợ phát triển và kinh tế khu vực.
Liên quan đến vấn đề Trung Quốc liên tục làm gia tăng căng thẳng trên Biển Đông, vi phạp luật pháp quốc tế, Thứ trưởng Ngoại giao Mỹ Stephen Biegun hôm 31/8 cho biết, Washington muốn nâng tầm “Bộ tứ kim cương” bằng cách tìm kiếm mối quan hệ quốc phòng chính thức kiểu NATO với Nhật Bản, Úc và Ấn Độ. Mục tiêu là lập một “bức tường thành” bất khả xâm phạm để ngăn chặn những toan tính trước mắt và lâu dài hòng độc chiếm Biển Đông của Trung Quốc.
Nhiều khả năng là Úc sẽ tham gia các cuộc tập trận hải quân Malabar sắp tới. Đây là một động thái về bước tiến hướng đến một khối quốc phòng chính thức. Cuộc tập trận Malabar được Mỹ và Ấn Độ tiến hành thường niên kể từ năm 1992 và chủ yếu diễn ra ở vịnh Bengal. Đến năm 2015, Nhật Bản bắt đầu tham gia tập trận này. Và bây giờ đến lượt Úc.
“Bộ tứ kim cương” được thành lập với mục tiêu chủ yếu ban đầu là bắt tay nhau về kinh tế. Nay thì tình hình đã khác. Có hai điểm gây nóng, một là: Đại dịch Covid-19 mọc mầm từ Vũ Hán, và lan ra khắp thế giới, khiến cho cả thế giới vẫn luôn đặt dấu hỏi về âm mưu giết người bằng vũ khí sinh học của Bắc Kinh (?); hai là, Trung Quốc ngày càng hung hăng hơn trên Biển Đông, bất chấp các hoạt động đấu tranh ngoại giao, bất chấp sự lên án của các nước trong khu vực và thế giới.
Khi “Kim cương” lên tiếng thì không còn là chuyện đơn giản, không đáng phải bận tâm, vì đó là các nước mạnh, đứng đầu là Mỹ, đối thủ đáng gờm của Trung Quốc. Các nhà bình luận cho rằng: “Kim cương” lên tiếng khác với “nhôm”, “đồng”, hay “chì” lên tiếng. Các quốc gia này có thực lực kinh tế, quân sự, lại có sợi dây gắn kết trong thời đại thế giới phẳng, nhất định sẽ trở thành thòng lọng dần thít chặt cái cổ đang vươn dài ra phía biển với chính sách Đại Hán được tân trang thời hiện đại.