Đài Loan sẽ không chỉ vượt qua Anh và bắt kịp Hoa Kỳ mà còn tạo thành lưới lửa phòng không mạnh nhất trên eo biển Đài Loan.
Học viện Nghiên cứu Khoa học Trung Sơn của Đài Loan (Trung Khoa Viện) gần đây đã đưa ra thông báo một vụ phóng tên lửa với “cao độ vô hạn” tại căn cứ Bình Đông, Cửu Bằng vào tối ngày 24 và 25/9. Tên lửa được bắn thử tại căn cứ và trên bờ biển phía đông, theo nhận định của chuyên gia, đây là tên lửa tầm xa mở rộng Thiên Cung 3 trong dự án mang tên “Cường Cung Chuyên Án”. Vì tên lửa Thiên Cung 3 có tầm bắn hơn 300 km, nó được gọi là phiên bản THAAD của Đài Loan. Theo các chuyên gia, nó là quá đủ để ngăn chặn tên lửa Đông Phong của Trung Quốc.
Để đối phó với các cuộc tấn công ‘văn công vũ hách’ của Bắc Kinh, Trung Khoa Viện đã bắn thử tên lửa trong 2 ngày liên tiếp.
Trung Khoa Viện đã phát đi thông báo về vụ phóng tên lửa trên vùng trời Biển Hoa Đông, nhắc nhở các phương tiện hoạt động hàng không và hàng hải chú ý về thời điểm bắn, thời gian bắn là tối 24/9 và ngày 25/9.
Vào sáng sớm ngày 24, một số xe chuyên chở quân sự lớn bắt đầu chạy từ đường cao tốc Nam Hồi đến thị trấn Thành Công ở thành phố Đài Đông, và sau đó lực lượng quân sự được triển khai trên bờ biển phía tây Đài Loan. Lúc 7h40’ tối hôm đó, có một tiếng nổ lớn phát a, tên lửa được phóng từ gần Tam Tiên Đài, có thể nhìn thấy một luồng lửa rực cháy lao lên bầu trời. Nhưng do đêm đó tầng mây che dày, chỉ nhìn thấy tên lửa bay lên không trong khoảng 21 giây rồi bị mây che khuất, nhưng âm thanh vẫn vang vọng khắp không gian.
Theo Vision Times, ông Trương Thành, cựu kỹ sư trưởng của ba loại tên lửa trước đây, xác định rằng Trung Khoa Viện đang thử nghiệm tên lửa tầm xa Thiên Cung 3, và cho rằng họ đang phóng tên lửa mục tiêu để thử nghiệm đánh chặn.
Ông Trương Thành cho biết, các loại tên lửa cao độ bắn vô hạn là tên lửa đạn đạo và chống tên lửa đạn đạo. Cũng căn cứ theo báo cáo của Trung Khoa Viện, lần đầu tiên phóng thành công một tên lửa trên bờ biển Tam Tiên Đài ở Đài Đông. Bốn phút sau tại căn cứ Bình Đông, Cửu Bằng, một tên lửa khác cũng được phóng đi, do đó, có thể kết luận rằng tên lửa phóng lên ở Đài Đông là tên lửa nhắm mục tiêu được cải tiến từ Thiên Cung 2. Còn tên lửa phóng từ căn cứ Bình Đông, Cửu Bằng, là loại tên lửa đánh chặn tầm bắn mở rộng Thiên Cung 3.
Do khu vực bắn nguy hiểm, cách căn cứ Bình Đông, Cửu Bằng khoảng 200km đến biển ngoài khơi Lan Dư và 300km đến biển ngoài khơi Hoa Liên, nên quỹ đạo bắn là “cao vô hạn”. Bất luận là về độ cao hay tầm xa, đều là điều xưa nay hiếm.
Người liên hệ của Trung Khoa Viện chỉ nói trong một cuộc phỏng vấn qua điện thoại với phóng viên của Thông tấn xã Trung ương Đài Loan vào ngày 24/9 rằng, ông sẽ không tiết lộ hoặc bình luận về thông tin liên quan.
Các chuyên gia tiết lộ, tên lửa Thiên Cung 3 có thể chặn được tên lửa Đông Phong của Trung Quốc. Hình ảnh hiển thị ảnh dữ liệu Thiên Cung 3 (Nguồn ảnh: Miền công cộng)
Thiên Cung 3 có thể phá giải tên lửa Đông Phong của Trung Quốc
Vì tên lửa tầm xa Thiên Cung 3 có thể đánh chặn tên lửa mục tiêu Thiên Cung 2 mô phỏng tên lửa của quân đội Trung Quốc với tốc độ lên tới 7 Maher và tầm bắn 300km, nên việc chống lại tên lửa Đông Phong của ĐCSTQ không thành vấn đề, và độ cao cài đặt trong thông báo phóng của nó là “ngất ngưởng” đã khiến cư dân mạng bàn tán về sức mạnh của tên lửa này như thế nào? Cư dân mạng cũng thảo luận về việc liệu “cao độ vô hạn” có nghĩa là bạn có thể chạm mặt trăng? Hay nó có thể va vào rìa vũ trụ?
Máy bay chiến đấu nói chung có thể đạt độ cao khoảng 3 đến 9km. Còn đối với máy bay dân dụng, độ cao khoảng 13,7km. Máy bay ném bom B1 của Mỹ có thể đạt độ cao hơn 15km. Máy bay trinh sát U2 có thể bay lên đến độ cao khoảng 21km. Theo thông tin, tầm bắn mở rộng của Thiên Cung 3 có thể cao tới 70km. Do đó, dù bất kỳ loại máy bay, phi cơ nào có thể bay lên cao mấy cũng được cảnh báo không được bay vào khu vực bắn.
Nghiên cứu và phát triển tên lửa đáng tự hào nhất của Trung Khoa Viện – tên lửa ba tầm mở rộng Thiên Cung 3 được gọi là THAAD phiên bản Đài Loan. Đó là hệ thống phòng thủ tầm cao của tên lửa đánh chặn tên lửa địch của quân đội Hoa Kỳ,
Công nghệ tên lửa của Trung Khoa Viện đã thu hút sự trọng thị của Hoa Kỳ từ khi bắt đầu xây dựng Hùng Tam. Giờ đây, cùng với việc bổ sung loại tên lửa tầm bắn mở rộng Thiên Cung 3, Đài Loan sẽ không chỉ vượt qua Anh và bắt kịp Hoa Kỳ mà còn tạo thành lưới lửa phòng không mạnh nhất trên eo biển Đài Loan.
Tờ báo Đài Loan China Times ngày 26/9 đưa tin, tên lửa phóng thử của Trung Khoa Viện không chỉ thu hút sự chú ý của người dân Đài Loan mà còn cả quân đội Trung Quốc. Theo một nguồn tin quân sự, tàu do thám quân đội Trung Quốc xuất hiện trong vùng biển giữa 38 và 75 dặm ngoài khơi biển Hoa Liên ngay từ ngày 18/9. Đây là thời gian dài nhất một con tàu do thám Trung Quốc ở lại trong cùng khu vực trong những năm gần đây.