Monday, November 25, 2024
Trang chủBiển nóngSự kiệnVì sao Nhật cảnh giác với TQ về biển Hoa Đông

Vì sao Nhật cảnh giác với TQ về biển Hoa Đông

Trong bối cảnh căng thẳng ở Hoa Đông, một học giả Trung Quốc cho hay Trung Quốc đã từng muốn Nhật Bản biết rằng họ có ý định giảm sự hiện diện của hải quân ở khu vực này vào đầu năm nay.

Các tàu cá Trung Quốc di chuyển đến biển Hoa Đông.

Ông Liu Qingbin, phó giáo sư tại Trường ĐH Quốc gia Yokohama (Nhật Bản), cho biết vài tháng trước khi Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình dự kiến ​​thăm Nhật Bản vào tháng 4, chuyến thăm đầu tiên của một chủ tịch Trung Quốc kể từ năm 2008, Bắc Kinh đã gần như hoàn toàn giảm các hoạt động hàng hải của mình ở quần đảo tranh chấp Điếu Ngư/Senkaku. Chuyến thăm đã bị hoãn do dịch Covid-19 và vẫn chưa ấn định được ngày khác.

Tuy nhiên, ông Liu cho biết hai bên đã lún sâu vào căng thẳng ngay sau khi tàu cá Nhật Bản đi vào vùng biển tranh chấp và Bắc Kinh một lần nữa bắt đầu gia tăng các hoạt động hàng hải ở đó.

Chuyên gia này cho rằng thực sự là Trung Quốc đã có thiện chí đáng kể vào đầu năm nay nhưng kế hoạch đó đã bị “trật bánh” bởi những nhân vật cực hữu Nhật Bản. Những người này cho rằng việc cắt giảm các hoạt động quân sự của Trung Quốc là do bão nhưng hầu như không có bất kỳ cơn bão nào hồi tháng 2″. Điều này dẫn đến một kịch bản ăn miếng trả miếng và những diễn biến hiện nay.

Các nhà lập pháp thuộc đảng Dân chủ Tự do (LDP) cầm quyền Nhật Bản đã thúc giục chính phủ tổ chức các cuộc tập trận phòng thủ chung với Mỹ ở biển Hoa Đông để tăng cường sự kiểm soát hiệu quả của Tokyo đối với các đảo tranh chấp.

Giới lập pháp cũng kêu gọi nghiên cứu và phát triển nhanh hơn các máy bay không người lái giám sát, phương tiện chiến đấu đổ bộ và các hệ thống vũ khí khác để bảo vệ quần đảo tranh chấp hiệu quả hơn.

Một số nhà phân tích cho rằng Trung Quốc đang sử dụng chiến thuật gọi là “phương pháp cắt salami” trong các hoạt động hàng hải ở biển Hoa Đông, theo đó Bắc Kinh đang dần thực hiện các hành động nhỏ trong khu vực để khẳng định quyền kiểm soát để sau đó tăng cường thay đổi chiến lược lớn, chuyển dần từ nguyên trạng sang giành quyền kiểm soát hành chính thực sự đối với quần đảo.

Chuyên gia an ninh Đông Á Alessio Patalano thuộc Khoa Nghiên cứu Chiến tranh của Trường ĐH King London hồi tháng trước nhận định các cuộc xâm nhập kéo dài gần đây của Trung Quốc vào vùng biển tranh chấp nhằm bình thường hóa sự hiện diện của lực lượng thực thi pháp luật và tích cực thách thức quan điểm kiểm soát hành chính hiệu quả của Nhật Bản.

Từ tháng 4 đến tháng 8 năm nay, các tàu của chính phủ Trung Quốc được cho là đã đi vào vùng biển tranh chấp trong 111 ngày liên tục. Theo ông Patalano, việc “cải tiến” hoạt động triển khai, nói cách khác là phương pháp cắt lát xúc xích, đánh dấu bước đầu tiên trong hành động thách thức của Trung Quốc đối với hiện trạng khu vực tranh chấp.

Ông Patalano nói thêm Trung Quốc đang áp dụng chiến lược 3 mũi nhọn gồm bình thường hóa sự hiện diện, thực hiện quyền thực thi pháp luật và kiểm soát độc quyền. Chuyên gia này nhận định không tránh khỏi việc hai bên bị đẩy gần hơn đến nguy cơ xung đột vũ trang, điều mà không bên nào mong muốn.

Mô tả việc Trung Quốc leo thang căng thẳng với Nhật Bản vào thời điểm căng thẳng Mỹ-Trung đang gia tăng, ông Mike Mochizuki, giáo sư các vấn đề quốc tế tại Trường ĐH George Washington và chuyên gia về quan hệ Nhật-Mỹ, cho rằng diễn biến hiện tại sẽ chỉ khiến Nhật Bản thắt chặt hơn liên minh với Mỹ và tham gia cùng Washington trong việc kiềm chế Bắc Kinh.

RELATED ARTICLES

Tin mới