Monday, November 25, 2024
Trang chủGóc nhìn mớiLiệu Campuchia bỏ Mỹ để theo TQ?

Liệu Campuchia bỏ Mỹ để theo TQ?

Phó Thủ tướng Tea Banh xác nhận hôm Chủ nhật rằng Campuchia đã san bằng một cơ sở quốc phòng do Mỹ tài trợ ở bờ biển phía nam, động thái mới nhất trong quá trình mở rộng một căn cứ hải quân quan trọng chiến lược đang được phát triển với tiền viện trợ gây tranh cãi của Trung Quốc.

Wall Street Journal năm ngoái đưa tin về một dự thảo thỏa thuận bí mật cho phép Trung Quốc cập cảng tàu chiến tại căn cứ hải quân Ream gần thành phố ven biển Sihanoukville của Campuchia.

Nhưng Campuchia – trong những năm gần đây ngập lụt với các khoản đầu tư của Trung Quốc – đã kiên quyết phủ nhận báo cáo này, mặc dù Thủ tướng Hun Sen đã nói rằng viện trợ từ Bắc Kinh sẽ tài trợ cho việc phát triển căn cứ hải quân.

Các hình ảnh vệ tinh do CSIS, Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế, công bố trong tuần này cho thấy một cơ sở do Mỹ tài trợ trên căn cứ hải quân Ream đã bị phá hủy, tạo nghi vấn “về sự tiếp cận như đã đồn đại của Trung Quốc”, CSIS cho biết.

Nhưng Tướng Tea Banh, người cũng là Bộ trưởng Quốc phòng Campuchia, đã bác bỏ những quan ngại hôm Chủ nhật.

“Chúng tôi đã di dời cơ sở đến một địa điểm mới. Chúng tôi không thể giữ nó nữa và tòa nhà đã cũ rồi,” ông nói với hãng tin AFP và xác nhận rằng cơ sở đã bị đánh sập vào tháng trước.

Trụ sở Chiến thuật của Ủy ban An ninh Hàng hải Quốc gia được khánh thành vào năm 2012.

Getty Images

Nguồn hình ảnh, Getty Images

Chụp lại hình ảnh,

Căn cứ hải quân Ream ở tỉnh Preah Sihanouk của Campuchia đang là tâm điểm chú ý

Trụ sở này sẽ “tốt hơn nhiều” ở địa điểm mới, Tướng Tea Banh nói, và nói thêm rằng Campuchia chỉ sử dụng “một sự hỗ trợ nhỏ” từ Mỹ cho tòa nhà hiện đã bị phá bỏ.

Cơ sở mới hiện đang được xây dựng cách Ream khoảng 30 km về phía bắc.

Căn cứ Ream đã tạo ra sự giám sát đối với vị trí chiến lược ở Vịnh Thái Lan, nơi có thể sẵn sàng tiếp cận Biển Đông đang có nhiều tranh chấp và là tuyến hàng hải toàn cầu quan trọng.

Đáng chú ý là Ream chỉ cách biên giới Việt Nam – Campuchia có 100km.

Bắc Kinh tuyên bố chủ quyền với phần lớn vùng biển giàu tài nguyên, cạnh tranh với sáu quốc gia khác.

Trong khi đó Thủ tướng Hun Sen đã nhiều lần khẳng định hiến pháp Campuchia cấm bất kỳ căn cứ quân sự nước ngoài nào đặt trong biên giới của mình.

Các nhà phân tích cho rằng thủ tướng lắm mưu nhiều kế này biết rất rõ về khả năng xảy ra phản ứng dữ dội chống Trung Quốc từ công chúng – đặc biệt là ở Sihanoukville, nơi các doanh nghiệp và sòng bạc hiện nay phần lớn thuộc sở hữu của người Trung Quốc.

Là một trong những nhà lãnh đạo tại vị lâu nhất thế giới, ông Hun Sen trong những năm gần đây đã tránh nghiêng hẳn về phía Mỹ do bị Washington chỉ trích về những cáo buộc lạm dụng của chính phủ ông.

RELATED ARTICLES

Tin mới