“Mỹ đã bắt giữ khá nhiều học giả Trung Quốc vì tội danh gián điệp, điều này không tốt cho sự an toàn của một số công dân Mỹ tại Trung Quốc…”, ông Hồ Tích Tiến – Tổng biên tập của Thời báo Hoàn Cầu cho hay.
Ông Hồ Tích Tiến – Tổng biên tập Thời báo Hoàn Cầu và Triệu Lập Kiên – Phát ngôn viên của Bộ Ngoại giao Trung Quốc
Sau khi chính phủ Hoa Kỳ bắt giữ Đường Quyên, một học giả của Đảng Cộng Sản Trung Quốc (ĐCSTQ) che giấu danh tính là một quân nhân tại ngũ, Bắc Kinh đã đe dọa sẽ bắt một số người Mỹ ở Trung Quốc để trả đũa.
Tuy nhiên, trong cuộc họp báo thường kỳ vào hôm qua (19/10), Bộ Ngoại giao ĐCSTQ đã phủ nhận điều này. Còn ông Hồ Tích Tiến, tổng biên tập Thời báo Hoàn Cầu (Global Times) – cơ quan ngôn luận của ĐCSTQ, chỉ vài ngày trước lại đưa ra tuyên bố trái ngược.
Tờ Wall Street Journal hôm 17/10 tiết lộ rằng, các quan chức ĐCSTQ đã cảnh báo Hoa Kỳ rằng Bắc Kinh có thể sẽ bắt nhốt các công dân Hoa Kỳ tại Trung Quốc để đáp trả lại việc Bộ Tư pháp Hoa Kỳ truy tố các học giả Trung Quốc có bối cảnh với quân đội ĐCSTQ.
Hôm qua (19/10), khi được hỏi về lời đe dọa trên, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Triệu Lập Kiên nói rằng, việc Hoa Kỳ lên tiếng những người được gọi là công dân nước ngoài bị “bắt nhốt tùy tiện” ở Trung Quốc, đó hoàn toàn hành vi trả đũa, đổi trắng thay đen.
Có hãng truyền thông coi thái độ phủ nhận của ĐCSTQ là có ý đồ. Tuy nhiên, cũng có quan điểm cho rằng, ĐCSTQ luôn luôn dối trá, luật pháp lại chính là món đồ giở trò lưu manh trong tay nó. Dù nó có tùy tiện bắt cóc một công dân Hoa Kỳ cũng sẽ khiến người này “vi phạm pháp luật” và nó sẽ phủ nhận đây là ngoại giao con tin. Công dân Canada Michael Kovrig từng bị chính phủ Trung Quốc bắt giữ là một ví dụ.
So với Bộ Ngoại giao ĐCSTQ, những dòng tweet gần đây của ông Hồ Tích Tiến càng gây chú ý hơn.
Ông ấy cố tình phớt lờ sự coi thường luật pháp của ĐCSTQ trong nhiều năm, tự ý xây dựng tội ác chống lại người dân trong và ngoài nước. Ông Hồ đã đăng một dòng tweet bằng tiếng Anh hôm 18/10: “Việc Hoa Kỳ giam giữ nhiều học giả Trung Quốc là hành động bắt giữ gián điệp theo quy định của pháp luật, nhưng Trung Quốc bắt giữ các tội phạm người Mỹ theo quy định của pháp luật lại cho đó là ngoại giao con tin. Người Mỹ không cảm thấy đó là tiêu chuẩn kép sao? Ai đã cho Mỹ cái quyền định nghĩa mọi thứ?”.
Cùng ngày, ông Hồ Tích Tiến cũng đã chia sẻ lại dòng tweet trên của mình kèm theo lời bình: “Bên cạnh đó, Mỹ đã bắt giữ khá nhiều học giả Trung Quốc vì tội danh gián điệp, điều này không tốt cho sự an toàn của một số công dân Mỹ tại Trung Quốc. Washington có cần được cảnh báo? Đó là lẽ thường. Theo quan điểm của tôi, quyền bá chủ đã biến một số giới tinh hoa Hoa Kỳ trở nên ngu ngốc, hoặc họ đang giả vờ ngu ngốc”.
Các nhà quan sát cho rằng, ngụ ý của ông Hồ Tích Tiến là, nếu Hoa Kỳ bắt giữ các học giả quân sự của ĐCSTQ, ĐCSTQ có thể bắt cóc người Mỹ, điều này khẳng định một điều, báo cáo của tờ Wall Street Journal về việc Bắc Kinh đe dọa bắt giữ người Mỹ làm con tin không phải là không có căn cứ.
Tháng 9 năm nay, Nội các chính phủ Hoa Kỳ đã đưa ra cảnh báo du lịch, kiến nghị người Mỹ không nên đi du lịch Trung Quốc, bởi ĐCSTQ đã giành được lợi thế trong các cuộc đàm phán bằng cách giam giữ các công dân nước ngoài.
John Demers, người đứng đầu Cục An ninh Quốc gia của Bộ Tư pháp Hoa Kỳ, cũng nói với Wall Street Journal: “Chúng tôi biết rằng chính phủ Trung Quốc trước đây đã từng có những hành động trả đũa nước ngoài vì đã truy tố công dân Trung Quốc tại các quốc gia khác như: bắt giữ bất hợp pháp công dân của Hoa kỳ, Canada và công dân của các quốc gia khác. Họ hy vọng sẽ sử dụng điều này để gây áp lực lên các quốc gia này“.
Sau khi được FBI hẹn để điều tra, Đường Quyên đã trốn trong lãnh sự quán ĐCSTQ ở San Francisco vào hồi tháng 6. Cuối cùng đã bị FBI bắt bên ngoài lãnh sự vào tháng 7.
Ngoài ra, hiện có 4 học giả của ĐCSTQ tại Mỹ cũng đang phải đối mặt với cáo buộc gian lận thị thực vì che giấu thân phận là quân nhân Trung Quốc vẫn đang tại ngũ. 2 người trong số họ dự kiến sẽ ra hầu tòa vào tháng 11 tới.