Monday, November 25, 2024
Trang chủĐiểm tinBáo Mỹ: Dịch COVID-19 “chết yểu” ở Việt Nam

Báo Mỹ: Dịch COVID-19 “chết yểu” ở Việt Nam

Tạp chí Borgen của Mỹ cho rằng dịch COVID-19 “chết yểu” ở Việt Nam, đối lập với diễn biến ở các quốc gia khác trên thế giới như Mỹ hay Châu Âu.

Dịch COVID-19 “chết yểu” ở Việt Nam, trái ngược với các quốc gia trên toàn cầu khác như Italia hay Mỹ – tạp chí của Dự án Borgen – một trong những tổ chức phi chính phủ hàng đầu về chống đói nghèo của Mỹ – viết.

Câu chuyện thành công của Việt Nam có được nhờ cách tiếp cận độc đáo bằng quy trình xét nghiệm hàng loạt, truy vết tiếp xúc kỹ lưỡng và do đó kiểm soát hiệu quả sự lây lan của các ca bệnh.

Thành công của Việt Nam

Bất chấp đại dịch COVID-19 ở Việt Nam và thế giới, chính phủ Việt Nam vẫn lạc quan về nền kinh tế của đất nước. Viện Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách Việt Nam (VEPR) dự đoán GDP của Việt Nam sẽ tăng ít nhất 5% vào cuối năm 2020 và người dân đã trở lại các hoạt động kinh tế bình thường.

Trong vài thập kỷ qua, tỉ lệ nghèo ở Việt Nam đã giảm đáng kể do các dịch vụ như chăm sóc sức khỏe đã trở nên phổ biến hơn cho người dân. Năm 1990, tỉ lệ nghèo cùng cực của đất nước là 50%. Ngày nay, con số đó đã giảm xuống còn 2%. Năm 2019, 90% người dân Việt Nam được tham gia bảo hiểm y tế, so với 59% năm 2011.

Tăng trưởng kinh tế giữa đại dịch

Ngay cả khi COVID-19 ở Việt Nam đang được khống chế, các dự án kinh tế vẫn đang được tiến hành như một biện pháp chống lại đói nghèo và hướng tới phát triển.

Nghị quyết 84 được ban hành gần đây của chính phủ vạch ra các biện pháp khuyến khích và giảm phí cho các doanh nghiệp nhỏ, thuộc sở hữu tư nhân, giúp họ cố gắng hoạt động trong thời gian đại dịch. Theo nghị quyết này, giá thuê đất thuộc sở hữu nhà nước được giảm 15%, giảm 2% lãi suất cho các khoản vay của chính phủ đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ.

Ngoài ra, Việt Nam và EU gần đây đã đạt được thỏa thuận EVFTA. Thỏa thuận sẽ loại bỏ 99% thuế quan đối với hàng hóa trao đổi giữa các nước. Các tổ chức toàn cầu như Ngân hàng Thế giới coi đây là một thoả thuận tích cực, và ước tính rằng GDP và xuất khẩu của Việt Nam có thể tăng 12% vào năm 2030. Những dự báo lạc quan này cũng mang lại lợi ích cho người dân Việt Nam – nhiều người trong số họ là nông dân hoặc nhà sản xuất hàng xuất khẩu.

Tiếp tục nỗ lực giảm nghèo

Ngoài cải cách kinh tế, chính phủ Việt Nam cũng đã thực hiện các biện pháp từ cơ sở để chống lại đói nghèo. Việt Nam đã phối hợp với Chương trình Phát triển Liên Hợp Quốc thực hiện mục tiêu giảm nghèo ở nông thôn bằng các nguồn lực như giáo dục và mạng lưới an sinh xã hội.

Viện trợ nước ngoài cũng là một thành phần quan trọng trong nhiều dự án xóa đói giảm nghèo của Việt Nam. Tính đến năm 2020, Ngân hàng Thế giới đã cấp hơn 20 tỉ USD cho Việt Nam dưới hình thức viện trợ không hoàn lại và cho vay. Ngoài ra, một số chiến dịch giảm nghèo đã được phát động trong những năm gần đây. Ví dụ, Dự án Giảm nghèo miền núi phía Bắc lần thứ hai đã hỗ trợ 192.000 hộ gia đình tăng thu nhập lên 16% từ năm 2010 đến năm 2018.

RELATED ARTICLES

Tin mới