Monday, November 25, 2024
Trang chủKinh tế - Văn hóa - Xã hộiVN có được lợi gì từ chính sách " thoát Trung" của...

VN có được lợi gì từ chính sách ” thoát Trung” của Mỹ

Theo Nikkei Asia, khi Việt Nam đang có sự bùng nổ sản lượng xuất khẩu do ngày càng nhiều công ty rời khỏi Trung Quốc, Hà Nội có thể cảm ơn sự giúp đỡ một phần từ một nơi: Washington.

Có rất nhiều ví dụ về điều này. Năm nay, hai công ty Việt Nam đã cung cấp linh kiện cho một nhà sản xuất Canada, trong khi một loạt công ty dệt may đã có thể xuất khẩu thiết bị bảo hộ cá nhân sang Mỹ, Tây Ban Nha, Ghana và Nhật Bản. Điểm chung giữa họ là tất cả các công ty này đều nhận được sự hậu thuẫn – dưới hình thức này hoặc hình thức khác – từ chính phủ Hoa Kỳ.

Khi các công ty rút khỏi Trung Quốc, chính quyền của Tổng thống Mỹ Donald Trump đã cố gắng khiến họ chuyển dịch sản xuất sang Mỹ. Nhưng thay vào đó, họ lại tập trung vào các nước thứ ba để phân tán rủi ro. Việt Nam đã được hưởng lợi từ sự đa dạng hóa chuỗi cung ứng này, trong một số trường hợp là với sự hỗ trợ của Mỹ.

Các quan chức Mỹ đã sớm nhận ra rằng không phải tất cả các khoản đầu tư đều sẽ về nước.

“Trong số các mục tiêu của Tổng thống Trump trong cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung là gây áp lực buộc các công ty Mỹ chuyển hoạt động sản xuất ra khỏi Trung Quốc, điều mà ông cho rằng sẽ đưa hoạt động sản xuất trở lại Mỹ và bảo vệ việc làm của người dân Mỹ”, Barbara Weisel, trợ lý đại diện thương mại Mỹ đầu nhiệm kỳ của tổng thống Trump và hiện là giám đốc điều hành hãng tư vấn Rock Creek Global Advisors cho biết. “Các quan chức Mỹ đã biết rằng nhiều công ty sẽ chọn không chuyển đến Mỹ mà chuyển sang các nước khác.”

Ngày càng có nhiều công ty Mỹ như Apple hay Nike mua hàng từ các nhà cung cấp tại Việt Nam, khiến nước này trở thành một ví dụ điển hình trong những “quốc gia khác [ngoài Trung Quốc]”.

Một số khía cạnh trong chính sách của Mỹ cũng có lợi cho hàng xuất khẩu của Việt Nam. Ví dụ, có một chương trình trị giá 22 triệu đô la do Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ điều hành hỗ trợ các doanh nghiệp vừa và nhỏ của Việt Nam. Nó được biết đến với tên gọi LinkSME, chương trình kết nối họ với các công ty toàn cầu, nhiều công ty trong số đó muốn tìm nguồn hàng tại Việt Nam khi họ đa dạng hóa chuỗi cung ứng.

Đó là cách mà công ty sản xuất linh kiện máy Metosak của Canada, đã ký kết các thỏa thuận với các nhà cung cấp Việt Nam như JAT. Chương trình LinkSME cũng đã làm việc với Dệt may Trường Sơn Thịnh và các công ty khác của Việt Nam để xuất khẩu PPE trong thời kỳ đại dịch viêm phổi Vũ Hán. Nó cũng đồng tổ chức sự kiện kết hợp 60 nhà cung cấp của Mỹ với các tập đoàn như Mitsubishi Motors (VN), Ford Motor (VN) và Thaco Trường Hải của Việt Nam.

Robert Greenan, Phó Giám đốc Lãnh sự quán Hoa Kỳ tại Thành phố HCM, cho biết tại một sự kiện vừa diễn ra, tập trung vào đa dạng hóa và khả năng phục hồi trong chuỗi cung ứng: “Việt Nam là một nút quan trọng trong chuỗi cung ứng toàn cầu.”

Curtis Chin, cựu đại sứ Mỹ tại Ngân hàng Phát triển Châu Á, cho biết các doanh nghiệp rời Trung Quốc để cắt giảm chi phí và đa dạng hóa chuỗi cung ứng, thay vì dựa vào một quốc gia duy nhất và đối mặt với rủi ro thương mại, địa chính trị và an ninh.

Fred Burke, đối tác quản lý của công ty luật Baker & McKenzie (Việt Nam), cho biết các quan chức Mỹ hiểu tại sao các doanh nghiệp nước ngoài chọn di cư đến Việt Nam hơn là sang Mỹ. Burke thường nói chuyện với các quan chức khi họ tìm kiếm đầu vào của khu vực tư nhân.

Burke nói với Nikkei: “Tôi nghĩ rằng họ đủ thực tế để biết rằng khoản đầu tư sẽ đi đến nơi mà nó sẽ được sử dụng tốt nhất.

Việt Nam được nhiều người coi là bên thắng cuộc trong cuộc chiến thương mại Trung – Mỹ, nhờ lương thấp hơn, giao dịch thương mại đa dạng và vị trí dọc các tuyến vận tải biển.

Ông Chin, hiện là thành viên châu Á tại Viện Milken, một tổ chức tư vấn kinh tế ở Santa Monica, California, cho biết rằng ngay cả khi Việt Nam chiếm được thị phần lớn hơn trong xuất khẩu thế giới, đa dạng hóa dòng chảy thương mại thì đó cũng là lợi ích của Mỹ.

Ông nói: “Đại dịch đang diễn ra đã cho thấy rõ những rủi ro của việc phụ thuộc quá mức vào chuỗi cung ứng và nguồn cung ứng từ Trung Quốc.”

Mỹ và Việt Nam ngày càng thân thiết. Hôm thứ Tư (28/10) đánh dấu sự bắt đầu của Diễn đàn Doanh nghiệp Ấn Độ – Thái Bình Dương thường niên, mà Mỹ gọi là một trong những sự kiện thương mại tầm cỡ ở châu Á. Năm nay chủ nhà là Hà Nội.

Ngày 30/10, Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo đã có chuyến thăm chính thức Việt Nam nhân kỷ niệm 25 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt – Mỹ. Ông đã cho biết một số thông tin trên Twitter về chuyến thăm này:

“Hôm nay tôi đã có một số cuộc họp tuyệt vời ở Hà Nội. Tôi rất vui được gặp lại những người bạn Việt Nam của chúng ta và tiếp tục cam kết của Hoa Kỳ đối với một Việt Nam độc lập và mạnh mẽ.”

Trước đó, ông cho biết: “Hôm nay, tôi sẽ công bố thêm 2 triệu đô la trong khoản hỗ trợ @USAIDSaveLives để hỗ trợ các nỗ lực ứng phó với lũ lụt nghiêm trọng ở miền Trung Việt Nam. Hoa Kỳ sát cánh với tất cả những người Việt Nam đã bị ảnh hưởng bởi thảm họa thương tâm này.”

Theo thông tin từ Cơ quan Hỗ trợ Hoa Kỳ (USAID), trong 20 năm qua, nước Mỹ đã hỗ trợ Việt Nam 1.8 tỷ USD, trong đó có  hơn 700 triệu USD cho y tế.

RELATED ARTICLES

Tin mới